Đây là những tên sát nhân hàng năm, gây khốn khổ thương đau cho các đồng bào sống ở hạ lưu các đập thuỷ điện, nhưng họ không phải ra Toà chịu tội (Gotphieudu)
Cách đây một tháng, theo báo Đất Việt đưa tin, Bộ Công Thương thông báo, các đập thuỷ điện ở miền Trung chỉ có khả năng giảm cắt lũ mà không có khả năng phòng chống lũ.
Gs Nguyễn Ngọc Lung chất vấn, thủy điện miền Trung chẳng giúp gì khi hàng ngàn héc-ta lúa hè thu chịu cảnh chết cháy, nông dân cắt lúa điếc cho bò.
Hôm qua (23-7-2014), báo Đất Việt lại tiếp tục trích lời của ông Nguyễn Tài Anh, phó TGĐ EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) nói “Chúng ta không kỳ vọng gì thủy điện sẽ cắt được lũ cho hạ du. Không bao giờ cắt được! Sẽ còn lũ tiếp diễn. Chúng ta phải chấp nhận sống chung với lũ”.
Khi “vẽ” các dự án thủy điện, bao giờ cũng có những ngôn từ rất đẹp về bảo vệ môi trường, cắt lũ, chống lũ và cả chống hạn khi cần.
Lũ không chống được, hạn cũng không. Tác giả bài báo giật cái tít “Thủy điện lật lọng không cắt lũ, người dân ngã ngửa!” chẳng ngoa chút nào.
Trong lúc thủy điện trăm hoa đua nở, nhưng từ năm 2007 đến nay, EVN đã 9 lần tăng giá điện, sốc nhất là đầu năm 2011, giá đẩy vọt tới 15,28%, gấp 2-3 lần so với tỷ lệ thông thường. Mức giá bán lẻ điện bình quân hiện nay đã cao hơn 79% so với mức giá của 5 năm trước, báo Thanh Niên đưa tin. Sau năm 2012 và 2013 đều có lãi lớn, EVN đặt mục tiêu năm 2014 tiếp tục có lãi, đồng thời kiến nghị Chính phủ tiếp tục cho điều chỉnh giá bán điện, bài báo viết.
Nếu vì chống được lũ, chống hạn, giúp dân nghèo dưới hạ lưu thủy điện vượt khó, thì có lẽ người tiêu dùng điện sẵn sàng rút thêm hầu bao vì phát triển chung.
Nghe tin “thủy điện không chống nổi lũ” này, có cảm giác như bị lừa. Lũ lụt vẫn hoành hành ở hạ nguồn, rừng đầu nguồn bị thu hẹp, môi trường sinh thái bị phá vỡ, trên cao thừa nước, đồng bằng lại hạn hán và thiếu phù sa.
Cung cách quản lý độc quyền của EVN làm cho người dân ngao ngán. Lũ do thiên tai đã đáng sợ, nhưng “lũ” do nhân tai còn sợ hơn nhiều.
Với tình trạng này, ngẫm thấy lời ông Phó tổng EVN nói đúng, không kỳ vọng gì EVN sẽ cắt được lũ lụt, nước dâng cao bất ngờ sẽ tiếp diễn.
Còn chúng ta phải chấp nhận sống chung với lũ…điên nặng.
Hiệu Minh . 23-7-2014
Gs Nguyễn Ngọc Lung chất vấn, thủy điện miền Trung chẳng giúp gì khi hàng ngàn héc-ta lúa hè thu chịu cảnh chết cháy, nông dân cắt lúa điếc cho bò.
Hôm qua (23-7-2014), báo Đất Việt lại tiếp tục trích lời của ông Nguyễn Tài Anh, phó TGĐ EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) nói “Chúng ta không kỳ vọng gì thủy điện sẽ cắt được lũ cho hạ du. Không bao giờ cắt được! Sẽ còn lũ tiếp diễn. Chúng ta phải chấp nhận sống chung với lũ”.
Khi “vẽ” các dự án thủy điện, bao giờ cũng có những ngôn từ rất đẹp về bảo vệ môi trường, cắt lũ, chống lũ và cả chống hạn khi cần.
Lũ không chống được, hạn cũng không. Tác giả bài báo giật cái tít “Thủy điện lật lọng không cắt lũ, người dân ngã ngửa!” chẳng ngoa chút nào.
Trong lúc thủy điện trăm hoa đua nở, nhưng từ năm 2007 đến nay, EVN đã 9 lần tăng giá điện, sốc nhất là đầu năm 2011, giá đẩy vọt tới 15,28%, gấp 2-3 lần so với tỷ lệ thông thường. Mức giá bán lẻ điện bình quân hiện nay đã cao hơn 79% so với mức giá của 5 năm trước, báo Thanh Niên đưa tin. Sau năm 2012 và 2013 đều có lãi lớn, EVN đặt mục tiêu năm 2014 tiếp tục có lãi, đồng thời kiến nghị Chính phủ tiếp tục cho điều chỉnh giá bán điện, bài báo viết.
Nếu vì chống được lũ, chống hạn, giúp dân nghèo dưới hạ lưu thủy điện vượt khó, thì có lẽ người tiêu dùng điện sẵn sàng rút thêm hầu bao vì phát triển chung.
Nghe tin “thủy điện không chống nổi lũ” này, có cảm giác như bị lừa. Lũ lụt vẫn hoành hành ở hạ nguồn, rừng đầu nguồn bị thu hẹp, môi trường sinh thái bị phá vỡ, trên cao thừa nước, đồng bằng lại hạn hán và thiếu phù sa.
Cung cách quản lý độc quyền của EVN làm cho người dân ngao ngán. Lũ do thiên tai đã đáng sợ, nhưng “lũ” do nhân tai còn sợ hơn nhiều.
Với tình trạng này, ngẫm thấy lời ông Phó tổng EVN nói đúng, không kỳ vọng gì EVN sẽ cắt được lũ lụt, nước dâng cao bất ngờ sẽ tiếp diễn.
Còn chúng ta phải chấp nhận sống chung với lũ…điên nặng.
Hiệu Minh . 23-7-2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét