31 thg 1, 2014

SÀI GÒN BÂY GIỜ - CÁI NHÌN CỦA BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC .

Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ… !

 Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến. Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở đùi! Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối.

30 thg 1, 2014

NĂM NGỌ : Đọc truyện ngắn MỐI TÌNH CHUNG CỦA CON ĐĨ NGỰA của NGUYỄN THỤY LONG .


KHÓI nhang bay tản mác trong không khí. Những chấm tàn nhang đỏ nhiều như sao sa cắm ở nghĩa địa bị gió đêm làm rung rinh trong bóng tối. Hồi chiều những thân nhân đi thăm mộ muộn đã thuê người làm cỏ sạch trơn. Mọi khi, vào cuối mùa mưa, nghĩa trang dầy đặc cỏ, um tùm như một vùng cỏ hoang. Nhiều ngôi mộ bị cỏ che khuất, lối đi vào không còn phân biệt nổi từ đâu đến đâu. Những đêm mùa mưa nước ngập ểnh ương kêu y uông vang cả một vùng. Thế mà mới từ hai mươi lăm tết đến giờ, đám cỏ hoang lần lần bị thanh toán. Mùa nắng bắt đầu, đất khô tiện cho việc thân nhân thuê người làm cỏ. Cho đến hôm nay, ngày 30 tết, cọng cỏ cuối cùng đã bị nhặt sạch. 

Chiếc lều của "con đĩ ngựa" nằm ngay ven nghĩa địa, tức là ngay cạnh con đường dẫn vào xóm, Không ai biết "con đĩ ngựa" đến tá túc ở đây từ hồi nào. Chiếc lều xinh xinh chỉ kê vừa đủ một cái giường nhỏ, còn lại một khoảng trống dùng làm bếp nấu ăn, đồng thời cũng dùng để nồi niêu chén đĩa. Suốt ngày "con đĩ ngựa" ngồi ở trước cửa, nhặt một rổ lông gà do một người đàn bà đem lại. Sau khi mụ nhặt riêng rẽ chọn lấy những chiếc lông tốt cắm vào nhựa đường quết trên một thanh tre vót tròn dài chừng nửa thước. Tới chiều tối thì mụ có thể hoàn thành được chừng mười cái chổi phất trần. Ngày hôm sau cũng mụ đàn bà ấy tới lấy mang đi bán. 

Chuyện Ngựa

Hà Sĩ Phu  
Thứ năm ngày 30 tháng 1 năm 2014 7:08 AM

Nhân dịp đón Xuân Giáp Ngọ, xin gửi tới anh chị em thân hữu gần xa của tôi, tới BBT các trang mạng tự do mấy Câu đối Tết, cùng lời chúc mừng và mong mỏi tuyệt vời nhất, cho tương lai đất nước và mỗi người Việt chúng ta.
Kính thư
Hà Sĩ Phu
(4E Bùi Thị Xuân-Đà Lạt)
Bài 1: Con ngựa với Con ngườiTrong 12 con giáp có đến bốn con tiêu biểu cho sức mạnh, song Hổ thì mạnh nhưng ác, Trâu thì to xác nhưng chậm mà đần, Rồng thì mạnh nhưng chỉ trong tưởng tượng, chỉ để mà thờ , chỉ có Ngựa là mạnh và nhanh thật sự, lại hữu dụng với con người. Cho nên, đối với con người, Ngựa là biểu trưng thực tế và hoàn hảo của sức mạnh, của tốc độ, của thành công và kinh doanh phát đạt. Đó cũng là cái nền để con người “bổ sung” thêm cho ngựa những uy lực lý tưởng bằng cách thần thoại hóa như chắp thêm cho ngựa nhiều đầu, chắp cánh để bay


Thật vậy, ngựa sống mạnh và sống đẹp! Mạnh thì quá rõ, nhưng mấy ai biết ngựa rất đẹp về thể xác và cả… “tấm lòng”. Ngựa phi rất đẹp, đi thong dong hay gặm cỏ cũng đẹp, ngay cả khi phải đánh nhau vì “ghen” cũng đẹp mới là chuyện lạ. Không thể tưởng tượng những thân hình ngựa chiến xăn chắc nặng ngót nửa tấn lại có thể mềm mại như những vũ công.
Ngựa cung cấp những tấm hình rất đẹp về nghệ thuật và rất dễ tạo hình đặc trưng cho những thương hiệu. Ngựa gắn với những chiến công, những anh hùng dân tộc như Ngựa Gióng, Ngựa Quang Trung… đã thành những vẻ đẹp bất tử mà kẻ thù xâm lăng không thể xóa mờ.

danluan_l0011.jpg

29 thg 1, 2014

NHỮNG NẤM MỒ PHÍA SAU NGHĨA TRANG LIỆT SỸ CỦA TRỊNH KIM THUẤN.


Kính tưởng nhớ nhà văn Mai Ngữ với những tháng ngày được quen biết nhà văn ở Hà Nội năm 1988.

Riêng tặng anh Vũ Ngọc Tiến, anh Trần Nhương.

Trên đường gặp lại bao nhiêu mộ.
Của những người đi chẳng trở về . (Chính Hữu).

Đầu năm 2014 nghe Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ với những đổi mới, cải cách quyền làm chủ của nhân dân, về chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Rồi thông tin sẽ đưa Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa, sẽ có lễ tưởng niệm 74 tử sĩ Hải quân tại Hoàng Sa ngày 19/01/1974. Rồi Chủ tịch UBND Huyện Hoàng Sa công bố sẽ tổ chức đêm ca nhạc, đốt nến vào đêm lễ tưởng niệm nầy…

Các tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên … liên tục đăng các bài viết và phỏng vấn  các chứng nhân trong trận hải chiến còn sống sót …. Đài truyền hình tỉnh Đồng Nai chiếu phim “Hải chiến Hoàng Sa” … Nhân dân cả nước lòng thầm mừng.

Nhưng đến ngày 17/01/2014 thì tất cả đều dừng lại, Chủ tịch UBND Huyện Hoàng Sa thông báo đêm biểu diễn ca nhạc và đốt nến … không thực hiện được vì chuẩn bị không kịp (?). Bài viết Chúng tôi và Hoàng Sa của ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ Tịch UBND Tỉnh An Giang gởi đến báo Tuổi Trẻ cũng dừng lại, đành gởi Blog Kim Dung – Kỳ Duyên.

Đến bài “Cần “Giải mật” cuộc biên giới Tây Nam “ của ông Nguyễn Minh Đào, cựu chiến binh ở tỉnh An Giang (theo Viet Studies- Tran Huu Dung), làm lộ ra những sự thật, thật sự đau lòng cho nhiều người … Như cấp lãnh đạo TW không tin vào dân, buộc di dời 70 ngàn dân Khmer với chặng đường dài hàng trăm cây số ( từ Tịnh Biên – Tri Tôn đến tỉnh Hậu Giang), để ngăn cắt không cho Khmer đỏ  lợi dụng móc nối tổ chức chống ta. Mặc dù lý lẽ nầy không thuyết phục, nhưng không ai dám có ý kiến khác … gây nên nỗi khốn khổ cho 70 ngàn người dân Khmer nầy,  hậu quả   vẫn còn … khiếu kiện đất đai đến ngày nay …

Trận chiến biên giới Tây nam nay được ông Nguyễn Minh Đào giải mã được phần nào, mong rằng sẽ có nhiều người tiếp thêm… kể cả trận chiến phía Bắc năm ấy, nhân dân chúng tôi đang chờ…

Tôi có ý kiến nhỏ về các Nghĩa trang liệt sĩ với những nấm mộ, theo sự hiểu biết của tôi .

Bàn giao đưa vào sử dụng Nghĩa trang người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay 

Anh Thu – Đức Trung (Điện Biên TV)  Ngày 25/4 Ban Quản lý Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tỉnh Điện Biên đã tiến hành bàn giao đưa vào sử dụng công trình Nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc cho UBND thị xã Mường Lay .

Công trình Nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc được khởi công vào năm 2009 với tổng số vốn đầu tư trên 25 tỷ đồng. Công trình bao gồm: Đài tưởng niệm, khuôn viên cây xanh, bãi đỗ xe và hệ thống tường rào xung quanh do Ban quản lý Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La làm chủ đầu tư .

Sau khi kiểm tra thực địa tại hiện trường, Đoàn nghiệm thu của UBND thị xã Mường Lay đánh giá cao chất lượng công trình Nghĩa trang người Trung Quốc đã đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn về kỹ thuật, mỹ thuật. Hiện nay, Nghĩa trang người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay là nơi yên nghỉ của 52 liệt sỹ đã hy sinh trong thời kỳ Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng tuyến đường Hữu nghị 12 vào những năm 1967 – 1972.

Tại buổi nghiệm thu, UBND thị xã Mường Lay cũng đã kiến nghị và mong muốn chủ đầu tư cũng như nhà thầu cần sớm lắp đặt hệ thống nước để vứa phục vụ tưới cho cây xanh. Đồng thời, nghiên cứu, lắp đặt hệ thống điện, đảm bảo cho việc phục vụ khách đến thăm viếng và tiến hành kè thêm mái ta luy âm để chống sụt sạt vào mùa mưa .(Xem ở đây).

Và, xin mời cùng xem lại những trang viết của nhà văn Mai Ngữ

24 thg 1, 2014

NĂM NGỌ : NÓI CHUYỆN NGỰA VIỆT NAM, NGỰA TÀU VÀ NGỰA HY LẠP CỦA TRỊNH KIM THUẤN .


NGỰA SẮT VIỆT NAM.
Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này"

BUỒN VÀO XUÂN CỦA TRỊNH KIM THUẤN .


 Xuân nầy buồn hẳn mấy Xuân qua. 
Cái đói lăm le khắp mọi nhà .

Kiếm cái ăn, cái mặc, đầu tắt, mặt tối quần quật suốt cả năm. Năm hết, Tết đến, chuyện trong nhà không được vui, đọc bản tin lại thấy buồn thêm :

11 TỈNH XIN GẠO CỨU ĐÓI DỊP TẾT :  Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa nhận được đề nghị hổ trợ cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh. Chính phủ đã quyết định xuất 20.000 tấn gạo giúp người dân các tỉnh nầy .

Những tỉnh xin cứu đói gồm : Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum. Trong đó Quảng Bình đề xuất xin gạo nhiều nhất với 5.200 tấn, tiếp sau là Quảng Trị gần 4.300 tấn, Nghệ An gần 4.200 tấn.

23 thg 1, 2014

MỘT TRÁI TIM LỚN ĐÃ NGỪNG ĐẬP : LÊ HIỂU ĐẰNG .


Công dân mạng tỏ lòng thương tiếc nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng

Quê Choa tổng hợp

Anh ra đi vào lúc 22g 07 phút tối 22.1.2014 để lại bao tiếc thương cho nhiều người. Từ tối qua đến sáng nay đã có hàng ngàn status viết về anh trên trang xã hội Facebook và hàng chục bài viết về anh trên các trang tin khác cả trong và ngoài nước.  Xin trích đăng một số bài viết về anh và một số hình ảnh của anh được đưa lên mạng.

PHÂN ƯU CÙNG GIA QUYẾN ÔNG LÊ HIỂU ĐẰNG.

PHÂN  ƯU

Được tin ông LÊ HIỂU ĐẰNG, luật gia , vừa từ trần lúc 19 giờ ngày 22/01/2014.

GÓT PHIÊU DU Blog chân thành chia buồn cùng tang quyến của luật gia Lê Hiểu Đằng .


                                                         GÓT PHIÊU DU . Blog.

21 thg 1, 2014

CHÚNG TÔI VÀ HOÀNG SA CỦA NGUYỄN MINH NHỊ , nguyên CT.UBND.TỈNH ANGIANG


THÁNG MT 21, 2014
aNhà báo Kim Dung: Ông Nguyễn Minh Nh, cu Ch tch UBND tnh An Giang có gi cho mình bài viết này. Ch tiếc bài viết gi gia lúc “trên’ có ch đo không được đưa v Hoàng Sa na. Nên mình đành đưa lên Blog đ bn đc đc và chia s vi tm lòng mt v quan chc tn ty vì dân, và sng đàng hoàng, mà mình rt kính trng. Cm ơn ông Nguyn Minh Nh

Trưa nay, anh em ngành Vô tuyến đin tnh An Giang hp mt theo thông l hàng năm k nim ngày truyn thng. Trong bàn chúng tôi mn đàm, không ch có nhng cu hiu thính viên năm xưa,  sau hòa bình đã chuyn ngành công tác khác nhau, hu hết đu là cán b ct cán, không ít người làm Bí thư Tnh y, Ch tch y ban Nhân dân tnh hoc thường v Tnh y nhưng nay đã v hưu. Cũng như thường l, năm nay cũng có các anh Nguyn Hu Khánh, trưởng Cơ yếu (mt mã) ca tnh y, nguyên Bí thư Tnh y và các anh nguyên ch huy trưởng B ch huy quân s tnh, nguyên giám đc Công an tnh  …cũng có mt vì s quen biết gn bó nhau trong công tác t nhng năm 1960.

20 thg 1, 2014

CHUYỆN VUI : ĐÊM XUÂN CHỮA BỆNH của TRỊNH KIM THUẤN.


TKT: Năm 2013 xôn xao nhiều về các nhà ngoại cảm, đồng bóng, các nhà thơ thần nổi tiếng, trong 1 đêm thần phật nhập xác sáng tác hơn trăm bài thơ, mang thơ đi dự giải Nobel văn chương…, khiến Trịnh Kim Thuấn nhớ về một câu chuyện Đêm xuân Thày Pháp chữa bệnh. Nay xin kể lại ngõ hầu bà con.  Hy vọng năm mới 2014 các vụ việc như thế nầy sẽ bớt đi .

 (Chuyện xảy ra vào khoãng năm 1950 thế kỷ trước, theo lời kể của chú Hai Thảo, thợ hớt tóc cùng quê.)

Cậu Hai Sắc là con một của Bá hộ Tửu, được cha cho  đi học tận Sài Gòn. Năm ấy, cậu bị bệnh nên về nhà sớm. Về đến nhà nằm miết trong phòng, rên rĩ rã, cơm nước chả buồn ăn… Ông Bá hộ rước các thầy thuốc hay trong vùng, cho người chèo ghe qua tận chợ Long xuyên … nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Hết cách…

18 thg 1, 2014

HƯƠNG LÁ XÔNG - CHUYỆN TÙ - NGƯỜI BUÔN GIÓ.

Lời bình : - Bản thân của Hiếu cũng là dân nghiện, có tiếng là con nghẹo ( theo lời của 1 dư luận viên). Tôi mong sao các dư luận viên viết làm sao được như con nghẹo nầy . Trịnh Kim Thuấn .

Tôi đã từng nói nhiều lần, viết nhiều lần. Tôi là một gã lưu manh, vô học và cơ hội  đầy thủ đoạn, tôi có tiền án, tiền sự và bị bắt tù nhiều lần. Trong quá khứ cách đây hàng chục năm, tôi đã từng làm nhiều điều mà những kẻ lưu manh hay làm như buôn lậu ma túy, trấn lột tài sản, cố ý gây thương tích, tàng trữ vũ khí...

Tôi chưa bao giờ nhận mình là nhà đấu tranh dân chủ, đấu tranh cho công bằng xã hội hay những điều gì to lớn. Tôi chỉ là một người ham viết và viết theo ý mình. Cơ quan an ninh điều tra  đã từng miệt thị nói với tôi  nguyên văn rằng.

16 thg 1, 2014

CHUM ẢNH SÀI GÒN NĂM 1967 và ĐÊM ĐÔ THỊ của TRỊNH KIM THUẤN.

Xem lại Chùm ảnh Sài Gòn 1967 (theo Reds.vn) trên Quê Choa : những ký ức ngày xưa xôn xao một Sài Thành hoa lệ, một hòn ngọc Viễn Đông , những đêm về sáng hiện về và cảm động khi đọc lời bình của nhà văn Nguyễn Quang Lập :

NQL : Có điều nầy không mới nhưng phải nhắc lại : Dù không muốn nói ra, dù bây giờ ai nói ra đều bị coi là phản động, rằng đã có một cuộc giải phóng ngược trong ngày 30/4/1975, bên thắng cuộc đã được hoàn toàn giải phóng, trước tiên và trên hết là sự giải phóng về tư duy, ít nhất là đúng với mình.

15 thg 1, 2014

CON BÒ KHÓC của Thiền sư Abrahm (Viện chủ một thiền viện ở Perth - Australia .





KIM DUNG  : Cảm ơn bạn bè yêu quý. Đọc thấy thương cảm quá.   

             Hôm ấy tôi đến sớm để hướng dẫn lớp thiền của tôi ở một nhà tù có các biện pháp an ninh không chặt chẽ lắm. Một phạm nhân mà tôi chưa hề gặp đang chờ để nói chuyện với tôi.

TRAO GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC CHO CÁC TÁC PHẨM DỞ LÀ MỘT TỘI ÁC của TRẦN MẠNH HẢO.




Chúng tôi (TMH) xin mượn ý của nhà văn Nguyên Ngọc làm đầu đề cho bài viết phê phán việc Hội nhà văn Việt Nam hơn chục năm nay, năm nào cũng chọn những tập thơ dở nhất, những tập văn xuôi làng nhàng, nhạt nhẽo để tôn vinh, để tặng giải thưởng văn học. Trên trang 10, báo “ Tuổi Trẻ” ra ngày thứ ba 14-1-2014, trong bài : “VĂN CHƯƠNG CẦN ĐẸP” của nhà văn Nguyên Ngọc, nhân kỷ niệm 81 ngày sinh của ông, tác giả “ Đất nước đứng lên” viết : “ Đã là văn chương thì phải đẹp. Nói lý luận một chút: đẹp là chức năng hàng đầu, là đạo đức của văn chương. Văn chương dở thì phi đạo đức… Truyền bá văn chương dở là tội ác. Cái dở trong nghệ thuật tạo môi trường cho cái ác…”.

ĐÔI DÒNG CẢM NIỆM TIỄN BIỆT CHỊ HÀ THANH của TRẦN KIÊM ĐOÀN



Sáng sớm ngày đầu năm 2014, ngồi uống trà Thái Nguyên một mình và bỗng nhớ mùa Xuân, mùa Tết. Tôi tự thưởng cho mình một chút hoài niệm bình an bằng cách nghe bài Hoa Xuân của Phạm Duy qua tiếng hát mượt mà xanh biếc của bà chị Hà Thanh. Không hiểu phát xuất từ một động cơ “miên mật” nào mà sáng hôm nay, tôi vừa nghe chị Hà Thanh hát, vừa nhớ làng Liễu Cốc Hạ, nhớ Huế, nhớ quê nhà rồi tẩn mẩn làm thơ khai bút đầu năm mới Dương lịch 2014 với nhan đề… “Mới Đó”. Bài thơ vừa được gởi đi dưới dạng thân hữu bốn phương từ Cali, thì liền sau đó, nhận được lời nhận xét của chị Lương Tố Nga ở Việt Nam,

14 thg 1, 2014

3 TRUYỆN CỰC NGẮN NGHE LỎM TỪ TRUNG QUỐC sưu tầm.



Được đăng bởi nguyentrongtao vào lúc: 11:33 chiều ngày 13/01/2014  

PHẠM DŨNG

TRUYỆN THỨ NHẤT

Một hôm, ông Lý đi khám bác sĩ, được bác sĩ cho biết ông bị ung thư, mà là giai đoạn cuối mới kinh. Về nhà, ông chạy chữa khắp nơi nhưng vô phương. Ông bèn tìm đến chùa. Sư trụ trì cả quyết do trong làm ăn ông đã hành sử vô đạo nên bị trời phạt. Muốn khỏi bệnh ông phải… ông phải…

7 thg 1, 2014

LẠI NÓI THÊM VỀ TẬP THƠ ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG của TRẦN MẠNH HẢO .



 
Vừa qua, chúng tôi ( TMH) đã gửi in trên mạng bài : “ “NHỮNG LỚP SÓNG NGÔN TỪ HAY NHỮNG LỚP SÓNG GIẢI THƯỞNG ĐÁNH CHÌM THƠ” nhằm phê bình tập thơ của tác giả Mã Giang Lân : “NHỮNG LỚP SÓNG NGÔN TỪ” (NXB Hội nhà văn 2013). Tập thơ “ Những lớp sóng ngôn từ” là tập thơ duy nhất nhận được giải thưởng Hội nhà văn VN năm 2013.

Chúng tôi xin nhắc lại nhận định của mình trong bài trước : nếu nói tập thơ “ Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân là tập thơ dở nhất nước từ xưa tới nay thì cũng đã là lời tôn vinh nó rồi. Vì tập sách có 42 bài văn xuôi kể kể dông dài, lẩm cẩm liên tục xuống dòng này có phải là thơ đâu mà đánh giá nó trên thước đo hay dở ?

5 thg 1, 2014

SƯƠNG XUÂN VÀ HOA ĐÀO của VŨ THƯ HIÊN .



Tôi bao giờ cũng hình dung Tết gắn liền với đất Bắc, nơi đi trước mùa xuân phải có một mùa đông. Mùa đông ở nơi này mỗi năm mỗi khác, nó có thể lạnh nhiều hay lạnh ít, độ ẩm có thể cao hay thấp, nhưng nhất thiết không thể không có gió bấc và mưa phùn. Không khí se lạnh làm cho con người phải co ro một chút, rùng mình một chút, chính là sự chuẩn bị không thể nào thiếu được để cho ta bước vào một cái mốc thời gian mới đối với mỗi người mỗi nhà.

CỤC CỨT truyện cực ngắn của PHẠM DŨNG .



 




Khiếp, đêm hôm qua thằng chó nào đi ỉa ngay cửa nhà ông 

Du, nhà văn. Vợ ông Du, trước khi đi làm, bảo: “Có đứa nào 

ỉa trước cửa nhà mình đấy!”. Ông Du bảo: “Để anh dọn!”

Cục cứt nát, chẳng có chỏm gì hết, nom xấu xí. Thối inh. 

Buổi sáng ai đi qua cũng ne né tránh.

2 thg 1, 2014

PHÉP MẦU GIÁ BAO NHIÊU ? sưu tầm .




Một cô bé tám tuổi nghe cha mẹ mình nói chuyện về đứa em trai nhỏ. Cô bé chỉ hiểu rằng em mình đang bị bệnh rất nặng và gia đình cô không còn tiền. Chỉ có một cuộc phẫu thuật rất tốn kém mới cứu sống được em trai cô bé, và cha mẹ em không tìm ra ai để vay tiền. Do đó, gia đình em sẽ phải dọn đến một căn nhà nhỏ hơn vì họ không đủ khả năng tiếp tục ở căn nhà hiện tại sau khi trả tiền bác sĩ.

Tìm thông tin blog