Bản tin Chào buổi sáng của
VTV1, 6 giờ ngày 20/10/2014 trịnh trọng: Hôm nay phiên họp Quốc hội sẽ họp tại toà nhà Quốc hội mới,
cử tri cả nước hy vọng các đại biểu quốc hội
đóng`góp nhiều ý kiến lợi ích cho đất nước…
Nhìn cảnh toà nhà quốc hội
mới quả là hoành tráng ( gần 6.000 tỷ ). Việc xây cái hội trường này cũng đã
lắm chuyện. Trước khi đập cái cũ đi để xây cái mới đã không ít ý kiến can ngăn,
đặc biệt là ý kiến của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi sinh thời. Rằng, cái hội
trường Ba đình cũ có ý nghĩa lịch sử, hơn nữa nó vẫn sử dụng tốt, không nên
phá, nhất là trong lúc đất nước còn nghèo, đời sống người dân còn nhiều khó
khăn, cần chi tiêu tiết kiệm. Khi xây xong rồi, cũng không ít eo xèo, khen,
chê. Có người bảo, cũng là “Bình mới,
Rượu cũ”, không phải “bình cũ, rượu mới”.
Từ cổ chí kim đã có rất
nhiều câu chuyện trong mối quan hệ giữa Bình và Rượu hay giữa Bình và Trà. Đúng
là Trà ngon hay Rượu ngon mà đựng trong cái Bình quý hay uống bằng cái ly vàng,
ly ngọc thì nó cũng làm cho trà, rượu dường như ngon hơn, quý hơn. Nhưng trái
lại, Rượu dỏm, Trà mốc, mà đựng trong Bình ngọc thì nó cũng không thể làm thay
đổi được bản chất của cái ruột “dỏm” và “mốc” kia. Tục ngữ có câu: “Tốt gỗ hơn
tốt nước sơn”… Phải nói ngay để quý bạn đọc chớ hiểu lầm. Tôi nói vậy không hề
có ý ám chỉ những người ngồi trong Tòa nhà hiện đại mới xây cho QH là “dỏm” hay
kém, hay họ có thực sự vì lợi ích của nhân dân hay không. Điều mà tôi quan tâm
là, sự hài hòa của nội dung và hình thức.
Nhớ lại : Nhà văn Kim Dung
(Hồng Kong) trong bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Tiếu Ngạo giang hồ, có đoạn nhân vật
Tổ Thiên Thu (phe Ma giáo) dẫn giãi với Lệnh Hồ Xung về nghệ thuật uống rượu
như các loại Rượu và cái bình chứa rượu
:
- Rượu trắng ở quan ải phải
uống bằng chén là sừng tê giác.
- Rượu đất Phần phải dùng
chén ngọc.
- Rượu Bồ đào phải dùng chén
ngọc Dạ quang (Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi).
- Rượu cao lương phải dùng
chén “Tước” đúc bằng đồng xanh .
- Bách thảo mỹ tửu phải dùng
chén Cổ đắng ( cây Cổ đắng 100 năm thì mới khoét làm chén đặng).
- Rượu Thiệu Tống trạng
nguyên hồng phải dùng chén sành cổ thời Bắc Tống .
……………………………………………………………………………………………….
Nhà văn Nguyễn Tuân, truyện
ngắn Những chiếc ấm đất ( tập truyện Vang bóng một thời), kể lại Cụ Sáu khi
uống trà : ngoài trà ngon, bình trà quí như thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì
Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần … là nước dùng để pha trà nữa kìa :
……………………….. Ông cụ Sáu tỳ tay vào thành giếng nhởn mịn rêu xanh, chỉ
ngón tay xuống lòng giếng sâu thẳm gần hai con sào mà nói : “ Chùa nhà ta có
cái giếng nầy qui lắm. Nước rất ngọt. Có lẽ tôi nghiện trà tàu vì nước giếng
chùa nhà đây. Tôi sở dĩ không nghĩ đến việc đi đâu xa được, cũng là vì không
đem theo được nước giếng nầy đi để pha
trà. Bạch sư cụ, sư cụ nhớ hộ tôi câu
thề nầy : “ Là giếng chùa nhà mà cạn thì tôi sẽ lập tức cho không người nào muốn
xin bộ đồ trà rất quý của tôi. Chỉ có nước giếng đây là pha trà không bao
giờ lạc mất hương vị. Mà bạch cụ , chúng tôi không hiểu tại sao ngọn đồi nầy
cao mà thuỷ lại tụ. Địa thế chùa nầy, xem ra còn dụng võ được …..
Tờ Đại Đoàn Kết, cơ quan của
Trung ương Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bình luận: “Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới đã
hiện rõ dáng vóc của một công trình kiến trúc đặc biệt, đạt tới tầm vóc uy nghi
như một biểu tượng của của cơ quan quyền lực tối cao (của dân)”. Tôi thêm hai chữ “của
dân” để cho đúng với Hiến pháp. Đó không phải là quyền lực của Nhà nước,
càng không phải là quyền lực của Đảng ở đây. Về mặt lý thuyết là hoàn toàn như
vậy.
Tuy nhiên, Quốc hội của chúng
ta lâu nay dân chưa hoàn toàn tin tưởng. Bởi mấy lẽ sau đây:
- Một là, việc bầu ra Quốc
hội xưa nay mặc dù có “phổ thông đầu phiếu” nhưng vẫn là theo cơ chế “Đảng cử,
dân bầu”. Dân chỉ được bầu trong số những người người mà Đảng đã chọn, rồi thủ
tục hóa bằng cái gọi là “hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc”.
- Hai là, gọi là Quốc hội,
cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, nhưng thành phần trong đó chiếm tuyệt
đại đa số là đảng viên của Đảng, rất ít đại biểu chuyên trách, lại đa số là các
đại biểu hành pháp, tư pháp, nghĩa là vừa là cầu thủ, vừa là trọng tài. Cho nên
có nhiều điều, khi quyền lợi của nhân dân trái với quyền lợi của các thành viên
của Đảng, của Chính phủ thì QH không thể quyết đáp được chính xác, bởi lẽ quyết
được lợi ích cho dân thì có khi lại ngược với lợi ích của chính đại biểu!
- Ba là, vì do cơ chế đảng
chọn, dân bầu cho nên đã lọt vào Quốc hội không ít những người kém trí tuệ,
suốt 5 năm trong 10 kỳ họp, mỗi kỳ trên dưới một tháng mà không phát biểu được
một câu. Những người như thế dân họ bảo là nghị gật cũng đúng. Ngoài ra không
ít đại biểu có năng nổ phát biểu, nhưng toàn làm “trái tai” dân, hoặc đôi khi
ứng xử không xứng đáng là đại biểu, khiến dư luận xôn xao, đàm tiếu. Chỉ xin
dẫn vài trường hợp như dưới đây:
Đại biểu Hoàng Hữu Phước:
người đề xuất không ban hành luật biểu tình vì trình độ dân trí còn kém… Xong
rồi còn viết bản “Luận Tứ đại ngu” bôi bác đồng liêu Dương Trung Quốc, đăng
trên blog cá nhân, thật chẳng ra làm sao!
Đại biểu Trần Tiến Cảnh (Hà Nam ) nói. "Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi
đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm... Việt Nam
không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây"…
Đại biểu Lê Như Tiến : Phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng”
Sáng 7/11, phát biểu tại kỳ họp thứ 6,
Quốc hội khóa XIII, đại biểu Lê Như Tiến lo ngại trước tình trạng lãnh đạo các
địa phương “vận động” đại biểu Quốc hội trước mỗi kỳ họp: “Có thể chất vấn, nói
về bất cứ vấn đề gì, trừ tham nhũng ra, bởi việc đó chẳng khác nào vạch áo cho
người xem lưng”.
|
.
|
“Khi có tham nhũng xảy ra, chính người
đứng đầu lại chỉ đạo, biến báo, nhào nặn số liệu, làm phép thuật để tham nhũng
chỉ còn là khuyết điểm hoặc sơ suất, chỉ xử lý nội bộ ở mức phê bình, nhắc nhở,
hoặc chuyển công tác lên cấp cao hơn. Vì thế, nhiều người nói: Xung quanh chúng
ta toàn đồng chí tốt, “bộ phận không nhỏ” là ở cơ quan khác, ngành khác, địa
phương khác.
Có
vị đại biểu tâm sự, mỗi lần ra họp Quốc hội, lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ
lưỡng, muốn phát biểu gì cũng được trừ phát biểu về tham nhũng, vì nếu phát
biểu, khi còn cơ chế xin - cho, mình xin... ai cho... Thế là tiếng nói chống
tham nhũng có nguy cơ bị triệt tiêu ngay trên diễn đàn Quốc hội”, ( Báo Tiền Phong ).
Cũng Lê Như Tiến :Trên đất liền, ông Tiến đại
biểu quốc hội bỗng xốn xang và quý hóa làm sao, lo sang cả chuyện làm sao biết
được thí sinh dự thi hoa hậu còn trinh hay không? (bình
luận lúc 0 giờ NQV theo blog Nguyễn Quang Vinh).
Đại biểu Phan Trung Lý: Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng,
nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu cho nhà nước,
khiến dư luận sôi lên, phản đối. Cụ thể, ngày 1.10.2014, tại cuộc họp của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội khi nói về phương hướng giải quyết nợ xấu, Chủ nhiệm Ủy
ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý phát biểu cho rằng “Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ
xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết
nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?”
Ông Đinh Quang Tuyến, một
công dân phải thốt lên: “Anh không cho dân tham gia góp ý, giờ anh làm mất tiền anh
lại bắt dân trả, nghe nó kỳ cục lắm vì nó không công bằng. Do vậy tôi cực lực
phản đối cái ý tưởng này.
Đại biểu Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Quốc phòng), trong quan hệ với Trung
Quốc, ông đã có nhiều câu nói trong quan hệ đối ngoại khiến người dân bức xúc.
Trong một bài viết của mình, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một cựu Đại sứ tại
Trung Quốc, lão thành cách mang đã phàn nàn:
“Sinh ra bộ Quốc phòng là
để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải quốc gia. Lẽ ra ông Bộ
trưởng phải phân biệt rõ bạn, thù, ra sức tăng cường lực lượng quốc phòng về
mọi mặt, luôn sẵn sàng chuẩn bị đối phó với tình hình xấu nhất theo tinh thần
"lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn" như dân tộc ta đã thực hiện.
Đằng này, khi TQ đặt gian khoan xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế
của ta thì ông lại phát biểu "Quan hệ Việt - Trung vẫn phát triển
tốt", không có ý kiến gì đối với việc TQ xây dựng công trình trên đảo Phú
Lâm và trên cụm Gạc Ma, không quan tâm đến những sự kiện TQ đã đứng chân và nắm
được nhiều điểm xung yếu về quân sự trên đất liền, từ rừng biên giới đến ven
biển và các hải cảng, cũng như hàng vạn người TQ dải khắp nơi trong nước ta, kể
cả cư trú trái phép.
Có một ông Bộ trưởng Quốc
phòng như thế thì việc mất biển, đảo và mất nước là khó tránh khỏi”.
Đại
biểu Đổ Văn Đương: Ủy viên thường trực ủy ban Tư pháp của quốc
hội Phát biểu trong chương trình Sự kiện & Bình luận của đài VTV hôm
27-09/2014 rằng:
“Quyền im lặng không phải
quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong
tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội cho họ”.
Phát biểu trên
được ông Đương đưa ra sau khi có ý kiến đưa quyền im lặng vào trong bộ luật tố
tụng hình sự. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng người bị giam giữ bị công
an ép cung hay dùng nhục hình trong quá trình điều tra. Ép cung, bức cung, dùng
nhục hình trong tố tụng, gây ra biết bao oan khuất cho người dân, mà điển hình
là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn Bắc Giang, khiến xã hội mất niềm tin vào pháp luật
và lực lượng thực thi… Thế mà ông Đương nói vậy khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Cũng Đổ Văn Đương : (Dân trí) - “Để
tránh đại biểu lấy bài của người khác đọc trước nghị trường hoặc phát biểu xuôi
chiều không có tính phản biện thì trong luật phải ghi rõ: Đại biểu Quốc hội
phải có chính kiến, độc lập trong suy nghĩ, hành động”, đại biểu Đỗ Văn Đương
nói.
Ngoài ra, để tránh các đại biểu phát biểu lặp
lại ý của người khác, thậm chí lấy bài của người khác đọc trước nghị trường
hoặc phát biểu xuôi chiều không có tính phản biện thì trong luật phải ghi rõ:
Đại biểu Quốc hội phải có chính kiến, độc lập trong suy nghĩ và hành động. Đại
biểu phải có năng lực để đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân
( Chặn
cảnh đại biểu “mượn bài” để đọc trước nghị trường )
Không thể kể hết
được. Tất nhiên, người đại biểu của dân có quyền phát biểu những ý kiến khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau, nhưng tuyệt đối không được trái với lợi ích
thiết thân của nhân dân, không được vi phạm nguyên tắc nhân văn, dân chủ, hoặc
tầm nhìn thiển cận. Nêu vài trường hợp cũng chưa hẳn là điển hình, nhưng những
đại biểu mà ngồi trong cái Tòa nhà hiện đại, tầm vóc thời đại, tầm vóc quốc tế
nhưng tư duy chưa đến tầm thì nó trở thành sự kệch cỡm, khiến người dân buồn
phiền.
Bởi vậy có người
bức xúc đã làm thơ chê bai. Ví dụ trên blog Baron Trịnh có bài thơ Nghị gật.
Nội dung như sau:
Cũng
bầu, cũng bán, cũng hiệp thương
Sẵn số làm quan, tiến nghị trường
Chả hiểu mô tê, ngồi ngủ gật
Ngứa mồm, ấn nút nói lung tung
Sẵn số làm quan, tiến nghị trường
Chả hiểu mô tê, ngồi ngủ gật
Ngứa mồm, ấn nút nói lung tung
Sách
đọc đánh vần, đòi sửa luật
Tâm hèn, thích nói chuyện non sông
Bão giá, mất mùa, thiên tai tới
Nỗi khổ của dân, nghị biết không?
Tâm hèn, thích nói chuyện non sông
Bão giá, mất mùa, thiên tai tới
Nỗi khổ của dân, nghị biết không?
Tôi vẫn hy
vọng rằng, các đại biểu đã mệnh danh đại diện nhân dân hãy cố gắng hơn nữa,
xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân, đừng làm cho dân phiền lòng hơn khi
quyết đáp những vấn đề quốc kế dân sinh, liên quan đến quyền và lợi ích hàng
triệu người. Thật sự trước đây dù được đựng trong cái bình cũ, nhưng vẫn có ít
rượu cay và nồng như : Nguyễn Ngọc Trân, Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông,
Nguyễn Thị Việt Nhân … người dân vẫn nhớ , tiếc thay ngày nay không còn.
Xem ra chiếc bình mới rất tốn kém nầy hiện chứa rượu lạt và chua lè ……
24/10/2014 TRỊNH KIM THUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét