28 thg 2, 2014

TIN KHÔNG VUI .

Bắt hai người Trung Quốc giết hại cháu bé dã man trên đất Việt Nam

Published on February 28, 2014   ·   No Comments

Hai nghi phạm người Trung Quốc đã chặt đầu cháu bé học lớp 4 do có không tìm được bố nạn nhân để đòi nợ.

Chiều 27.1, nguồn tin từ cơ quan công an cho biết công an huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) vừa bắt giữ hai nghi phạm người Trung Quốc vừa gây ra vụ án giết người tại Việt Nam

Trước đó, theo thông tin ban đầu, khoảng 13h ngày 26.2 tại huyện Văn Lãng, Lạng Sơn đã xảy ra vụ án mạng, nạn nhân là một cháu bé học lớp 4. Hung thủ được xác định là hai thanh niên người Trung Quốc.

Hai nghi phạm này đã  nhiều lần sang Việt Nam đòi nợ nhưng bố cháu bé trốn. Do đó, hai đối tượng trên đã ra tay cóc và sát hại giết hại bằng cách chặt đầu cháu bé. Hai đối tượng này còn tìm cách moi tim nạn nhân nhưng không thành.

ÔNG TRẦN VĂN TRUYỀN : Sau hội chứng "một ông anh" sẽ đến trào lưu "một người em "


Theo trithucmoi
Thứ sáu ngày 28 tháng 2 năm 2014 9:19 AM

(Soha.vn) - Sự kiện dinh thự trên khu đất rộng tới 16.000m2 của ông Trần Văn Truyền, Nguyên UVTW Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ đã hé lộ những chi tiết bất ngờ.


Cái bất ngờ xuyên suốt là sự vất vả của gia chủ trong cuộc sống sau khi nghỉ hưu cũng như quá trình xây dựng dinh thự.

Ông bảo: “Khi đã nghỉ hưu, tôi cũng về làm vườn, lao động đến thối cả móng tay, cực nhọc lắm chứ đâu bở”.

Con gái ông cũng đã thổ lộ trước đó: "Người em kết nghĩa xuống chơi thấy cuộc sống của ông vất vả quá, nên biếu tiền xây biệt thự".
Ngược lại với tâm sự của con gái, ông Truyền lại lý giải dinh thự này không phải hoàn toàn là quà tặng mà có cả tiền tích cóp lâu năm của ông và tiền người em kết nghĩa giúp, sau này ông sẽ trả lại.

27 thg 2, 2014

BÀ BỘ TRƯỞNG và BỆNH VÔ CẢM của TRỊNH KIM THUẤN.

Nhân ngày thầy thuốc 27/02/2014 xin đăng lại bài viết nầy .


 Lời kể của một thông dịch viên làm việc cho các cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam năm 1966-1967 tại một quân y viện thời ấy :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ban đêm những tiếng rên la, hò hét, những cơn mê của những người xung quanh làm tôi mất ngủ. Tôi sợ những tiếng đó còn hơn những tiếng đại bác bắn đi từ sân Quận hay những loạt súng cối từ xa tới. Không một y tá nào tử tế với tôi hay những bệnh nhân quanh tôi. Ai cũng phải than phiền, văng tục với những y tá kiêu căng, lạnh nhat và tàn nhẫn. Họ đã coi thân thể tôi như một vật vô tri hay một con thú. Những gã đàn ông cộc cằn, phách lối và những mụ đàn bà cong cớn vô duyên. Họ cười đùa với nhau bên cạnh tiếng rên la của người bệnh. Họ chỉ sợ bác sĩ và những buổi thanh tra, những phái đoàn đến thăm ……………………………………………
(trích  Nhật Ký Người Chứng của Thái Lãng. Tủ sách Văn Nghệ Xám 1967)

Chính vì những quyển sách tương tự như thế mà chúng tôi đâm ra không thích Mỹ, không thích chế độ hiện hành, mong cho nó sớm sụp đỗ để có một xã hội mới, tốt đẹp hơn. Ngày 30/4/1975 Giải phóng miền Nam … một chế độ mới : ưu việt, dân chủ gấp triệu lần chế độ tư bản .

25 thg 2, 2014

LÀM QUAN THỜI NAY SAO KHÓ QUÁ ? của TRỊNH KIM THUẤN.


(Tự sự của một quan tham chưa bị lộ)

 Anh ta ngồi trầm ngâm bên đĩa cua Hoàng đế, chai rượu Ballantine  uống được chừng một phần ba, lòng bực bội :

Cái lão Kim Quốc Hoa, TBT Báo Người Cao Tuổi thật hết chỗ nói, báo chí thời nay thiếu chi việc để viết: đại gia Lê Ân, trên 70 tuổi cưới vợ trẻ, mua giường ngủ 6 tỷ đồng; ông già trên 70 tuổi hiếp dâm trẻ con 9 tuổi. Hay là các buổi sinh hoạt của các Hội Người cao tuổi các tỉnh thiếu bài thì tệ nạn bán dâm của các U.60 ở ngã ba Vũng Tàu, chân dài, chân ngắn, Mr.Đàm... thiếu gì mà tự nhiên đem cái việc nhà cửa của ông Tổng Truyền đưa lên báo, còn đưa cả hình nữa chứ...

PHÂN ƯU .

PHÂN          ƯU

Được tin Giáo sư, Tiến sĩ NGUYỄN QUANG MỸ vừa qua đời lúc 3 giờ 15 phút sáng ngày 25/02/2014. Ông là nhà giáo nhân dân, nguyên trưởng khoa địa lý trường Đại học khoa học tự nhiên Hà nội, nguyên chủ tịch Hội hang động Việt Nam, là anh cả của nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà văn Nguyễn Quang Vinh.

GÓT PHIÊU DU blog thành thật chia buồn cùng tang quyến ông Nguyễn Quang Mỹ và hai nhà văn Nguyễn Quang Lập và Nguyễn Quang Vinh.


                                                       GÓT PHIÊU DU .

Nhà thơ HỮU LOAN "Cây gỗ vuông chành chạnh ..." của TIÊU DAO BẢO CỰ.


Đó là mấy từ trong trích đoạn bài thơ Hữu Loan chép tặng tôi vào sổ tay 17 năm trước, với nét chữ cứng cỏi và cách xuống giòng bậc thang đặc trưng trong thơ ông. Năm đó ông đã 73 tuổi.

“…Tôi là cây
gỗ
vuông
chành
chạnh
suốt đời
đã làm thất bại
mọi âm mưu
đẽo tròn
để muốn tùy tiện
lăn long lóc thế nào
thì long lóc
Chân
tính
đấy
hỡi Rìu, Bào
Phó – Mộc”

( chuyện Di Tề )

20 thg 2, 2014

VỀ ĐI THÔI : Ngài LÝ THÁI TỔ ôi ! của TRỊNH KIM THUẤN.



       Từ độ mang gươm đi mở cõi.
      Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long   (Nhớ Bắc – Huỳnh Văn Nghệ).

Nếu nhắc đến Thăng Long thì nhớ ngay đến vua Lý Thái Tổ (ngược lại cũng thế)

VUA LÝ THÁI TỔ : Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖) (974  1028), húy là Lý Công Uẩn (李公蘊), là vị Hoàng Đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ (殿前指揮使), là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư (華閭) bấy giờ. Ông được lực lượng của Đào Cam Mộc (陶甘沐) và sư Vạn Hạnh (萬行) tôn làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từHoa Lư về thành Đại La (大羅) vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ hai (1010), và thành này được đổi tên thành Thăng Long (昇龍)( Theo Bách Khoa toàn thư – WIKIPEDIA).
Hiện nay, đức vua Lý Thái Tổ được dựng tương uy nghiêm bên bờ hồ Hoàn Kiếm, để thần dân chiêm bái, cầu nguyện và tổ chức kỹ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam (nói chung) và thủ đô Hà Nội (nói riêng). Năm 2010 thủ đô Hà Nội đã tổ chức lễ kỹ niệm 1.000 năm thiên đô từ Hoa Lư đến Hà Nội, thành lập thành Thăng Long theo lệnh của vua Lý Thái Tổ.

Sự thật đắng cay Gs Nguyễn Minh Hòa


 
 Nguyễn Quang Lập :Tôi đnh nói vi Gs Nguyn Minh Hòa hãy viết thêm đôi dòng cho bn đc biết anh là ai, hin công tác đâu đ bn đc tin chc rng nhng gì anh viết là s tht ch không phi sáng tác. Nhưng nghĩ li mình đang làm khó cho tác gi nên thôi. Mt s tht quá khó tin, đúng là s tht đng cay. Chng có gì khó hiu, mt khi lòng yêu nước kiên trì b đc b thì s tht này tt yếu phi xy ra

 Tôi h
i vơ tôi:
- Em có bi
ết ngày 17-2 là ngày gì không? 
-Không. 
 V
tôi là bác sĩ mt bnh vin ln. 

Tôi h
i con gái tôi:
- Con có bi
ết ngày 17-2 là ngày gì không?
- Không .
 Con gái tôi là sinh viên đ
i hc năm th hai

Tôi h
i 16 cán b dưới quyn tôi:
- Các b
n có biết ngày 17-2 là ngày gì không
- Không. 
H
tt c là ging viên đi hc, tt c là thc sĩ, 4 người trong đó đng viên công sn. 

Tôi h
i 62 sinh viên năm th 2 trong bui lên lp đu tiên ca môn hc:
- Các em bi
ết ngày 17-2 là ngày gì không?
- Không. 
H
là sinh viên ca trường đi hc Khoa hc xã hi và Nhân văn.
T
t c không ai biết gì v ngày này.

Ai đó s
vui sướng vì h đã thành công trong vic chôn nhanh quá kh.
Tôi b
lp hc ra ngoài, câm lng nhìn lên tri,  mun khóc mà không khóc được.
 N
I ĐAU NÀY TI ÁC NÀY AI GÁNH ?

Quê Choa .


19 thg 2, 2014

VỀ BÀI : BỐN "CHUYỆN LẠ" Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN của TRỊNH KIM THUẤN.


 Đọc bài Bốn “chuyện lạ” ở đất nước Nhật Bản, trong đầu nảy ra những ý nghĩ so sánh 4 chuyện lạ ở Nhật Bản với một vài chuyện ở Việt Nam, nhưng Việt Nam ta không xem đó là chuyện lạ mà là chuyện bình thường, rất bình thường .


1./ Trung thực

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách

17 thg 2, 2014

CÔNG DỤNG CỦA RƠM NĂM 1789 VÀ NĂM 2014 của TRỊNH KIM THUẤN



Rơm là sản phẩm từ cây lúa, khi thu hoạch lúa hạt xong, phần cây lúa còn lại gọi là rơm. Rơm là 1 phế phẩm, ngày xưa người nông dân tái sử dụng rơm làm chất đốt, làm vách nhà (trộn với đất bùn), lợp các chuồng bò, chuồng gà, trữ lại làm thức ăn cho trâu, bò vào lúc mùa đông….. Ở miền Nam  thì tủ đều đám ruộng rồi đốt , phần tro là phân bón cho ruộng ( đốt đồng), khoãng năm 1965 – 1975, nhà máy giấy COGIDO Biên Hòa đến tận các đám ruộng mua lại phần rơm của nông dân, đem máy ép từng bành rơm chuyển về nhà máy để làm giấy ….. Rơm rất có ích, nhưng dân gian lại có câu Rơm Rác …., nghe qua thật tủi cho anh Rơm …

Anh Rơm không phải có ích trong đời sống thường ngày vừa kể trên, trong quân sự anh Rơm lập được nhiều công lớn, xin kể :

CÔNG DỤNG CỦA RƠM  TẾT KỶ DẬU 1789 .
Đồn Ngọc Hồi cách Thăng Long 14 ki-lô-mét, án ngữ con đường thiên lý trong Nam ra. Quanh đồn có chiến lũy bảo vệ. Phía ngoài lũy có bãi chướng ngại dày đặc gồm chông sắt, cạm bẫy và địa lôi. Lực lượng quân địch ở đây có khoảng ba vạn quân tinh nhuệ đặt dưới quyền chỉ huy của đề đốc Hứa Thế Hanh là phó tướng của Tôn Sĩ Nghị và là tướng chỉ huy toàn bộ hệ thống phòng ngự phía Nam Thăng Long. Sau khi đồn Hà Hồi bị tiêu diệt, Tôn Sĩ Nghị ra lệnh tăng viện cho đồn Ngọc Hồi và thường xuyên theo dõi tình hình chiến sự của mặt trận phía Nam để sẵn sàng ứng phó.

MÁU NGƯỜI KHÔNG PHẢI NƯỚC LÃ của Giáo Sư TƯƠNG LAI


 Phi đánh vt vi bài viết này đ đưa lên mng kp trong ngày 17.2 không phi vì đã cn ý, nghn li mà vì s trăn tr chưa th t lý gii được cho mình : ti sao người ta buc phi làm thế hay c mun làm thế : C tình bt dân tc phi quên đi ni đau v mt cuc chiến tranh đã phơi trn b mt tht ca cái người "va là đng chí, va là anh em" trong sut ngn y năm? 

16 thg 2, 2014

VỀ "TRẦN VĂN TRẠCH" EM TÔI của GIÁO SƯ TRẦN VĂN KHÊ.



Vietsciences-Trần Văn Khê           1/12/200

Ở miền Nam Việt Nam gần như hầu hết đều biết quái kiệt Trần Văn Trạch, ông giả làm các tiếng tàu, xe chạy, tiếng mèo, tiếng chó, chim kêu, nổi danh với các bài hát vui... nhất là bài hát mở màn các buổi Xổ số kiến thiết quôc gia hàng tuần trên làn sóng phát thanh Sài Gòn ... T.K.T. 

   
      Con tôi Trần Quang Hải đã viết tiểu s rất đầy đủ và chính xác về chú ba của Hải. Tôi chỉ thêm vài chi tiết về em tôi mà ít có người biết và hôm nay cũng lần đầu tôi mới ghi lại thành văn bản.
      
Tên của Trạch trong gia đình là «Khê em»
      
 Khi Trạch mới sanh, cả nhà đều vui mừng. Ông nội tôi muốn đặt tên con cháu đều có bộ Thủy nên cha tôi tên Triều là dòng nước, tôi tên Khê là khe suối, em tôi tên Trạch là ao, đầm .

15 thg 2, 2014

YÊU KHÔNG ĐÚNG THỜI của TRỊNH KIM THUẤN



Từ thời còn con nít, chúng tôi đã mê thơ Xuân Diệu. Ở miền Nam, khi học sinh vừa lên học cấp 2 thì đã chuyền tay nhau chép những bài thơ tình của Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, nhưng hay nhất vẫn là Xuân Diệu:

Đố ai định nghĩa được tình yêu ?
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều.
Nó chiếm hồn tôi bằng nắng nhạt.
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu ….
Rồi:
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu.
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết.

14 thg 2, 2014

Thơ HOA ĐÀO NĂM TRƯỚC của TRỊNH KIM THUẤN .



Tưởng nhớ ngày 17/02/1979 : những đồng bào, chiến sĩ anh dũng chiến đâu  và hy sinh trong trận chiến chống quân Trung quốc xâm lược .

Hoa đào nở rộ đón Xuân sang.
Thiên hạ mừng Xuân lắm rộn ràng.
Can qua đã lui vào dĩ vảng.
Pháo nổ đầu thôn tận cuối làng .

                  Khi ánh bình minh chưa hé rạng.
                  Chuyện đã xãy ra thật hãi hùng.
                  Bọn Tàu đã tràn quân xâm lược.
                  Tiếng súng ngỡ pháo Tết đì đùng.

Sáu tỉnh vùng biên phải thương đau.
Mừng Xuân gặp phải Xuân ly loạn.
Tay cày nay phải cầm tay súng.
Sống mái một phen với giặc Tàu .

                   Hoa đào tơi tả bay trong gió.
                   Vì phải đạn bọm phải xa cành .
                   Sau Xuân hoa đào kia vẫn nở .
                   Xác giặc còn phơi dưới cội đào .

Từng ấy Xuân qua rồi Xuân đến.
Thắm thoát đà ba mươi lăm năm .
Hoa đào vẫn nở, vẫn khoe hương .
Xuân ơi ! chưa xóa được đau thương .

                    Đất nước ngày nay tệ lắm rồi .
                    Nhắc lại chuyện nầy bị cấm thôi .
                    Có thương, có nhớ thì ghi dạ .
                    Yêu nước ngày nay : Khó quá trời !

                    13/02/2014  TRỊNH KIM THUẤN .



ĐANH NGƯỜI CẤM KÊU, GIẾT NGƯỜI CẤM GIỖ. HỌA CÓ LÀ LOÀI CẦM THÚ của PHƯƠNG BÍCH .


Các bác ạ! Ngày sinh và ngày mất, là hai mốc thời gian quan trọng nhất trong cuộc đời một con người. Trước đây, dân mình chỉ quan trọng ngày giỗ. Mốt tổ chức sinh nhật là du nhập từ phương Tây, từ hồi “Hội nhập” với thiên hạ. Nhà nghèo thì có thể bỏ tổ chức sinh nhật, chứ giỗ chắc chả ai bỏ, các bác nhỉ?

13 thg 2, 2014

CHUYỆN NUÔI VẸT của TRỊNH KIM THUẤN.



Hôm 05/2/2014 chủ Blog BVB có bài : Tuyên truyền theo phương pháp vẹt học .Tôi đọc rồi thấy ám ảnh bởi nó sâu sắc và đúng với thực tế đất nước mình nhiếu năm qua. Trước khi nêu 1 số cảm nhận từ thực tiễn, xin trích đoạn bài viết trên BVBỒNG .

TUYÊN TRUYỀN THEO PHƯƠNG PHÁP VẸT HỌC :

 Chuyện ở xứ Việt ta, lại thế này: Ông Bảy Nhị giật mình vì hiện tượng con vẹt. Tôi được nghe câu chuyện do Ts. Tô Văn Trường kể lại: Ông Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch kỳ cựu của UBND tỉnh An Giang kể lại rằng, một đoàn cán bộ Trung ương về An Giang, rất sâu sát cơ sở, làm việc có trách nhiệm và hăng hái. Sau khi làm việc ở tỉnh, về huyện, rồi về xã, lại gặp cả đảng viên thường ở xóm, ấp. Hỏi về chuyện gì, thấy các cán bộ, đảng viên từ tỉnh xuống tận cơ sở đều nói rất giống nhau. Không thấy ai nói khác.

Trước khi rời An Giang, ông trưởng đoàn cán bộ Trung ương khen: “Công nhận ở Đảng bộ An Giang có tính thống nhất rất cao, hỏi từ trên xuống dưới, thấy vấn đề gì cũng thấu đáo, thống nhất từ dưới lên trên”. Lúc đó, ông Bảy Nhị cũng mừng thầm. Nhưng đoàn đi rồi, nghĩ lại lời khen đó, ông Bảy Nhị mới chợt giật mình: “Thôi chết, không khéo mình đang chỉ đạo, điều hành cả một “lũ vẹt”. Cán bộ, đảng viên đã rất “ngoan Đảng” nói không sai với những phổ biến của trên. Trên đã nói sao, đi học tập, bối dưỡng, tập huấn về, cứ y nguyên thế mà phát ra, không ai dám nói khác. Dù họ có nghĩ thật đến mấy, thực tế có khác đến mấy, nhưng khi phát ngôn, họ đều nhất nhất nói đúng với ý chỉ đạo của cấp trên, đặc biệt là với các đoàn kiểm tra xuống, với nhà báo, phải phát ngôn đúng như hướng dẫn. Thế thì nguy, ai mà nắm được thực trạng, thực tế, nắm đúng bản chất thực tế, thực trạng để giải quyết”. Khi đó, với cương vị đang là Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Bảy Nhị đã biết giật mình đúng cái việc, cái chuyện phải giật mình, Vậy cũng mừng.
           
 Mừng bởi vì có những người lãnh đạo như anh Bảy Nhị, rất cần và tôn trọng sự chân thực, cần cái vốn có trong tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của mỗi người.  BÙI VĂN BỒNG.

NHỮNG BÔNG HOA KHÔNG CẦN CHỈ THỊ Thơ LÊ ĐỨC DỤC .




NGUYỄN QUANG LẬP  :Mình chọn đây là bài thơ hay nhất mùa giỗ 17/2/1979 năm nay

M
c ai cm rng không được nhc
 b
n vàng Trung Hoa tng thm sát dân mình
Nh
ưng làm sao cm hoa đào hoa mn
N
rưng rưng rng xung nhng m phn

K
báo chí c php phng ch đi
Nói hay im? Ng
i nghe ngóng công văn
 Nh
ng bông hoa không cn ch th
C
ra Giêng, rng thm đt anh nm

                                   LÊ ĐỨC DỤC  (Quê Choa)


12 thg 2, 2014

CHUYỆN VUI : ĂN CHỰC ĐÁM CƯỚI của TRỊNH KIM THUẤN .


    


                                                                                                                    · CHUYỆN XƯA. Lời kể của Phan Kế Nghiệp.

Làng quê tôi nằm trên Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ thời trước Mậu Thân 1968, thanh niên làng tôi cũng được biết chút đỉnh ăn diện theo kiểu thời trang đô thị. Anh nào cũng phải sắm sửa cho mình một bộ sậu quần tây, áo sơ mi tay “măn sết”, một đôi giày “béc Ca-na”, nếu có bảnh tỏn hơn thì cũng phải có cái “nơ”, cái “cà tô-quách” để “thắng” cho bộ vó tay bùn, chân đất của mình trong dịp hội hè đình đám.

CỐ NGHỆ SỸ QUANG HƯNG của VŨ NGỌC TIẾN .

Đã tắt rồi một giọng ca vàng đi cùng năm tháng. Đã ngừng đập một trái tim nghệ sĩ lớn của nhân dân, gắn bó cùng thế hệ chúng tôi qua hai cuộc chiến tranh kéo dài với người Pháp, người Mỹ và cuộc chiến biên giới đẫm máu với lũ giặc bành trướng phương Bắc. Nhiều người viết về anh, tụng ca hình tượng chú bé Ga-vơ-rốt 13 tuổi của Việt Nam trên chiến lũy phố Khâm Thiên mùa đông năm 1946, nghệ sĩ Ô-pê-ra hàng đầu giữa nhà hát ở thủ đô hay người lính ca sĩ- con sơn ca  trên các ngả đường chiến dịch… Tôi muốn viết về anh với tư cách một con người nguyên nghĩa, gồm đủ hỷ- nô- ái- ố như bao người thân quen khác trong cõi người vốn là là cõi tạm, để lại trong tôi ấn tượng không thể phai mờ.

10 thg 2, 2014

NHỮNG NGƯỜI "VÔ THẦN" VÀ NHỮNG NGÔI ĐÌNH LÀNG của TRỊNH KIM THUẤN .


Đọc bài “Yêu cái đình làng”  của nhà văn Nguyễn Quang Lập, ký ức ngày xưa của tôi xôn xao sống lại. Bởi Nguyễn Quang Lập viết về cái đình làng Phan Long ở thị trấn Ba Đồn quê ông, kể về ngôi đình làng nầy vào năm 1965, đình bị bom Mỹ san phẳng, đến năm 2007 có ông Nguyễn Xuân Đức (bạn thời thơ ấu của nhà văn) bỏ ra cả triệu đô xây mớ  lại cái đình.

Tuổi tác của tôi và Bọ Lập xấp xỉ nhau, quê tôi cũng có đình (làng nào cũng có mà!), nhưng may mắn hơn, quê tôi ở, chiến tranh không "sờ" tới những ngôi đình. Thời thơ ấu, khoãng năm 1956 – 1965, đối với bọn con nít và đám thanh niên nam nữ thì lễ cúng đình hàng năm (Lễ Kỳ Yên) là lễ hội lớn nhất, vui nhộn nhất của địa phương.

9 thg 2, 2014

NGÀY XUÂN NHỚ NGUYỄN KHẢI của LÊ PHÚ KHẢI .

Ngày 15-3-2008 Nguyn Khi qua đi.

Các báo quc doanh nht lot đưa tin Đi tá nhà văn quân đi Nguyn Khi đã qua đi. Đin thoi bàn nhà tôi réo liên hi. Người ta mun tôi viết bài v Nguyn Khi. S nghip văn chương ca ông thì cái gii thưởng H Chí Minh đã nói đy đ.

Người ta mun có nhng “k nim”, nhng câu chuyn v cuc đi, v nghip văn ca ông đ… báo bán chy hơn. Tôi t chi. Thy tôi t chi đến my ln, bà xã nhà tôi bo: “Thôi thì người ta nh, ông viết cho người ta. Ông cũng quen Nguyn Khi mà”.

8 thg 2, 2014

THẰNG BỜM THỜI NAY của HẠ ĐÌNH NGUYÊN.


Tôi c gng đc cho hết thư chúc Tết ca Ch tch Nước Trương Tn Sang, ri đến Li chúc Tết ca TBT Nguyn Phú Trng. Đc xong, không biết làm gì hơn, tôi ly cuc ra góc vườn làm c, trong trí c hin lên câu chuyn: “ Thng bm có cái qut mo”.

Thng Bm là câu chuyn được truyn tng trong dân gian, rt lâu đi và ph biến mà không người dân nào không biết. Câu chuyn thì ngn gn, gm nhng câu thơ lc bát, s kin din ra đơn gin, li l li mc mc, nhưng triết lý ca nó li thâm him, đc đáo to nên nhiu cách hiu khác nhau, tùy cái tâm ca người thưởng thc. Vì thế, nó là ngun cm hng cho s sáng to trong dân gian v nhng “thng bm” khác nhau tùy theo hoàn cnh. Như cái tưởng tượng gây cười b bng ca nhà văn Trn Văn Thy, v đon phim cha con thng Bm trong lot phim “Hà Ni trong mt ai

7 thg 2, 2014

TẾT GIÁP NGỌ - BUỒN !! của NGUYỄN MINH ĐÀO .


  Ông Nguyễn Minh Đào (Tư Đào) nguyên Bí thư Thị Xã Ủy TX Châu Đốc, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang, CT.MTTQ.Tỉnh là anh ruột của ông Nguyễn Minh Nhị (Bảy Nhị) nguyên CT.UBND Tỉnh An Giang.                                                
Chúng ta nói và nghe nói nhiều phải đổi mới, cải cách, hoặc thay đổi… để tồn tại, phát triển thoát ra thực trạng nầy của đất nước, nhưng  bằng con đường nào êm đẹp và xây dựng thể chế chính trị - xã hội theo mô hình nào ưu việt, không “do sự tác động từ bên ngoài và khiến đất nước biến đổi mọi thứ theo hướng có lợi cho những lực lượng bên ngoài đó” như điều anh Lê Kiến Thành và người dân lo sợ và không đưa đất nước lâm vào thãm kịch như một số nước ở Trung Đông, Bắc Phi hiện nay, khiến cho cuộc sống người dân đã khốn khó càng khốn khó và không bình yên! Tôi lo sợ điều nầy nếu xảy ra, người dân hứng chịu tai ương và những người “bên thắng cuộc”, trong đó có tôi có nguy cơ là nạn nhân của sự trả thù, phục hận rất khủng khiếp! (N.M.Đ)

Gần tám mươi năm sống trên đời từ thời mồ ma “phong kiến - thực dân”, qua các chế độ chính trị - xã hội khác nhau, tôi nếm trải khá đủ hương vị cuộc đời. Nhiều Tết cổ truyền in đậm trong tôi những ký ức vui buồn không thể nào quên! Tết Giáp Ngọ là cái Tết buồn đối với tôi! Buồn vì trong cuộc sống riêng gia đình tôi có những chuyện khó có thể chia sẻ với ai, nhưng cùng với thời gian dần dà rồi sẽ qua! Một nỗi buồn khác thấm đậm trong lòng chưa biết bao giờ mới nguôi và chắc rằng không ít người cùng tâm trạng như tôi: Buồn vì đất nước sắp bước vào năm thứ 40 từ ngày hòa bình thống nhất, mà lòng người phân ly từ trong các cuộc chiến vẫn chưa “hòa giải – hòa hợp”! Thảm trạng nầy đến bao giờ chấm dứt và trách nhiệm thuộc về ai?!

Tìm thông tin blog