31 thg 10, 2015

Buồn cười về giải Hoà Bình Khổng Tử của GS Nguyễn Văn Tuấn .theo FB Nguyễn Văn Tuấn .


  • Bởi Admin
    Nghĩ thật buồn cười về cái giải thưởng gọi là "Confucius Peace Prize" (CPP, Giải thưởng Hoà bình Khổng Tử) của mấy ông bà Tàu cộng. Muốn cạnh tranh với Giải Nobel Hoà Bình của Na Uy và muốn tạo quyền lực mềm, Tàu sáng chế ra cái gọi là CPP để trao cho những người ... họ thích. Năm nay Tàu trao giải thưởng CPP cho [chờ một chút, và các bạn phải bình tĩnh ...] Robert Mugabe (1), một kẻ giết người ghê tởm ở Phi châu! Nhưng câu chuyện không dừng ở đó, mà nó còn mang màu sắc hài hước hơn...

30 thg 10, 2015

SÓC & ĐỘC 101 theo Phọ Phẹt .

SỐC & ĐỘC # 101



An toàn đến tận gia đình
Quốc gia hạnh phúc cửa mình mở toang.


Làm trai cho đáng nên trai
Rửa bát cũng phải xì - tai hơn người.


Tân - cổ có tí giao duyên
Liền anh đích thị chính chuyên lộn cò.



Việt Nam dáng đứng tự hào
Dáng nằm cũng nét bảnh bao khác người.



Hóng lờ việc của vỹ nhân
Hóng ăn việc của nhân dân anh hùng.



Báo chí thời...bí cháo:))



Chế độ nào chả thu tô
Thuế thêm một tí chi mô mà phiền.



Phận nghèo sờ nắm búp bê
Kiếp dâm dê cũng chả chê bán phần.



Nước toàn tiêu tiền đực
Nợ cái đẻ sòn sòn
Thế là một buổi héo hon
Chẵn lẻ giống hệt hai hòn táo dai.



Liên hoan có một quả chuồi
Anh về nhớ mãi cái buồi của em.



Cuốc khánh như canh bạc
Các bác đến là tài
Kiểu gì mà chả thái lai
Một canh bạc vụn lai rai lộn gằm.



Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Bướm vào lồng biết thủa nào ra?
Nhẽ đâu duyên phận đôi ta
Cũng to bằng cái bàn là Liên Xô.



Nguồn: nhặt trên NET

DIỆT CHUỘT theo Người đồng bằng .

Diệt chuột



Chả là nhà tôi có ông chuột to lắm, không hiểu chui vào bằng cách nào. Lý ra tôi kệ mẹ ông và thu vén cho một góc sinh tồn nơi xó bếp. Việc ông nhặt hạt rơi hạt vãi rồi đẻ cái sinh con là niềm hân hạnh và đạo đức của tôi. Nhưng đcm ông rất mất dạy, chỉ thích chui lên tầng hai hủ hóa với tôi bằng những hành vi vô cùng côn đồ khả ố là gặm chân và ỉa bậy ra chăn. Điều này làm tôi vô cùng khó chịu bởi đó là việc của con " ngan già " và thằng nhãi ranh còn tanh cuống rốn.

Tôi mua bẫy về đặt nhưng ổng không vào dù bên trong là miếng thịt bò nướng thơm nhức nhối. Bẫy dính ông cũng không thèm thò chân. Tôi đi chợ Bưởi mua một con mèo nhưng được ba hôm ổng dọa cho mà lăn ra chết tốt. Mua anh Bạch Cún về thì đêm đêm sủa nhặng lên vì sợ rồi rúc cầu thang nằm im như thóc giống. Mẹ kiếp!

Tôi đem muộn phiền này tâm sự với một tình yêu. Nàng gửi cho mớ hình hài tự sướng qua Phất - búc kèm theo lời nhắn " hãy in em ra và rải khắp nhà". Tôi rắp tâm định làm theo hướng dẫn nhưng lại sợ đuổi được con chuột thì con " ngan già " cũng... ra đi. Hoy, chả dại.

Một chiều buồn bã diệu vã với ông bạn, thức nhắm chính là " nói xấu vợ ". Các bợm nhậu nếu thiếu mồi thì đem vợ ra nói xấu thời uống sẽ rất ngon. Kinh nghiệm ba đời nhà tôi truyền lại đấy, không đùa được. 

Bạn tôi bảo:

Ra đường sợ nhất công nông
Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì.

Tôi nghe sướng quá, tý nữa thì rú lên như bác Hồ gặp được luận cương. Phải rồi, vợ già mà khỏa thân thì đến chồng còn sợ nữa là chuột. Óc tôi lóe lên những chân lý kinh hoàng.

Tôi nịnh vợ tôi hãy khỏa thân ngồi góc cầu thang. Để làm gì các bạn biết không? Đuổi chuột. Hay nói đúng hơn là ông chuột trông thấy sẽ sợ mà chạy đi. Con "ngan già" rỉa rói tôi như quạ ăn xác thối nhưng vì sự nghiệp diệt chuột vĩ đại nên cũng cam lòng. Nàng phệt một đống chân cầu thang trong nỗi miền hoang mang và e ấp. Nhưng giời ạ, nào có ăn thua. Còn tôi, một ông chồng khỏe mạnh, tí nữa thì ngã lăn ra vì suy hô hấp cấp.

Buồn tình tôi mở blog ra chơi, bất chợt đọc lại bài đã biên hồi giữa năm. Tôi quất lại đây như một sự giãi bày đầy ai oán.
***
Phọt _Phẹt: Đỵt mẹ mấy con chuột trốn đâu rồi?

Chuột: Dạ, bọn em ở trong bình ạ.

Phọt _Phẹt: Thằng bình đâu? Mày mới 84 tuổi, chưa quá trăm năm để được gọi là đồ cổ sao đã đổ đốn cho lũ chuột làm tổ trong đấy là thế nào?

Bình: Dạ, bá cáo anh vì ở trong này chúng được an toàn ạ. Chủ nhà trưng em làm cảnh nên chỉ lau bóng bên ngoài mà chả mấy khi ngó vào bên trong.

Phọt _ Phẹt: Thôi được rồi, để tao bảo bác cả lôi chúng ra giết sạch. Hôi hám quá.

Bình: Bác cả anh biết đấy nhưng sợ hay sao ấy mà chả dám làm gì. Thi thoảng có con ngớ ngẩn chui ra giao cấu vặt thì mới vác dép hò nhau đuổi.

Phọt _Phẹt: Có đập chết được con nào không?

Bình: Toàn làm bị thương thôi ạ. Tổ mất công đi... nhặt dép.

Phọt_Phẹt: Để tao bảo bác cả. Bác cả ơi, bác cả?

Bác Cả: Gì đấy? Không thấy tao đang nghiên cứu chân kinh " Phê & Tự phê" à mà rống lên như lợn chọc tiết thế, hả hả?

Phọt_Phẹt: Bác bác, chuột trong bình nhiều lắm. Cháu với bác tìm cách diệt sạch chúng đi cho đỡ hôi nhà.

Bác Cả: Tao biết rồi. Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa.

Phọt_Phẹt: Thế bác đã nghĩ ra cách gì chưa?

Bác Cả: Không thấy đang nghiên cứu chân kinh " Phê & Tự phê" để diệt chuột đây à?

Phọt _Phẹt: Giời ạ. Bọn này chỉ có phóng hỏa thiêu sống hoặc nấu nước sôi dội chín may ra mới chết chứ kinh kệ giải quyết vấn đề gì?

Bác Cả: Anh hung hăng, duy ý chí lắm. Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa.

Phọt_Phẹt: Thế thì không diệt được chuột đâu. Để đạt được mục đích, cái gì cũng đều có giá phải trả cả. Bác vừa muốn diệt chuột, vừa muốn không làm vỡ bình thì e đó là điều viễn sự và viễn tưởng. Ai lại có cái chuyện chẳng mất gì mà lại được lắm thứ thế?

Bác Cả: Anh không phải dạy khôn tôi. Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa.

Phọt_Phẹt: Giời ạ, bác già rồi, lắm lúc lú lẫn bỏ mẹ.

Bác Cả: A, tiên sư cái thằng này. Bố láo thây. Nói cho hay, việc nhà ông chứ không phải việc nhà mày, nhá. Biến đi, đến giờ tao đi họp chi bộ để phổ biến nghị quyết rồi. Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa.

Phọt_Phẹt: ( gõ coong phát vào thằng bình, nghe lũ chuột chít chít hoan ca bài " đảng đã cho ta một mùa xuân". Xong rùi cút thẳng. Thề dí buồi đến nhà bác cả chơi nữa. Và bỏ nghề thợ hót để chuyển sang nghề buôn bình và bán thuốc chuột. Buôn bình tất nhiên để cho thiên hạ sử dụng hoặc biện bày, còn thuốc chuột không phải để diệt chuột mà là kê đơn cho những người có hội chứng lú. Uống vào đảm bảo khỏi ngay vì thăng một phát thẳng lên...nóc tủ )
***
Đúng rồi, tôi phải mua bình về cho ông chuột ông ấy nấp. Có nơi an cư thì ổng sẽ lạc nghiệp và không phá phách. Tôi sang tít Bát Tràng đặt một mớ với nhiều hình hài hoa văn đẹp đẽ. Thôi thì nhất cữ lưỡng tiện, vửa đuổi được chuột mà lại đẹp nhà. Tôi rải khắp, từ tầng một cho đến tầng ba.

Nhưng giời ạ, ban ngày ổng nấp kín ở trong còn ban đêm lại tung hoành dữ dội hơn trước. Địt mẹ, tôi phát điên lên mất.

Tôi sang nhà bác cả than phiền và mong bác bày cách cho. Dẫu sao thì người già cũng có nhiều kinh nghiệm. Những tưởng bác ghét tôi mà xua đuổi ai ngờ lại được đón tiếp nồng hậu và giảng cho ra rả về chuột bọ kiến sâu. Tôi đau đầu lắm nhưng cũng cố mà lắng nghe, tất cả vì sự nghiệp diệt chuột vĩ đại. Chán chê đi thì cho tôi bức hình của bác lồng trong khung kính, dặn hãy đem về treo nghiêm ngắn trong nhà là hết chuột. Tôi y lời.

Tài lắm các thánh ạ, ông chuột trong nhà đã lăn ra chết tốt. Và tôi ngẫm ra rằng, chỉ có chuột mới đuổi được...chuột, hehe.

Hình mang tính minh họa.
______________
.....

THƠ : LY BÔI của Võ Phước Triệu .

LY BÔI .

…….Khóc cho vơi đi những nhục hình / Nói cho quên đi những tội tình …….. Bài không tên số 4 – Vũ Thành An .

Viết cho Dương và cho những cánh chim bay mà Long Xuyên – Đà Nẳng là 2 ý hướng đến .

                             Nếu tin yêu chỉ còn như kỹ niệm.
                             Nếu dòng đời là gió lốc cuốn ngày xanh,
                             Hãy khóc đi  cho vơi bớt nhục hình,
                             Nói cho quên những sầu đau một thuở .

                 Khói thuốc nào nồng say ?
                 Ngón tay vàng loang lỡ !

                             Tuổi chúng mình ai ngỡ sẽ long đong ?
                             Mai mốt anh đi ….
                             Có ai hay chừ nước mắt rẽ đôi dòng …
                             Ngày xưa đó có người đòi đong nước mắt .

                 Mai mốt anh đi ……
                 Nghĩa là đêm sẽ mất .
                 Tiếng ca buồn như tiếng nấc xanh xao .
                 Xóm đêm đêm sẽ nhớ lắm đêm nào …
                 Căn gác nhỏ có lời ru theo gió .

                              Tôi đã biết anh từ thuở đó …
                              Và nhiều hơn nữa kể từ đây.
                              Kể từ tôi hiểu đời như lá .
                              Úa giữa mùa Xuân chẳng có ngày …

                 Anh sẽ đi về phương trời khói trắng.
                 Chốn trời mây tím sẽ là quê …
                 Khói thơm là cả trời thương nhớ,
                 Là những buồn tênh những chuyến về ….

                               Tôi biết anh buồn trong nắng xế.
                               Bước chùn giây, phút để hồn mơ.
                               Ước mơ : mình đó, anh còn đó.
                               Ôi nhớ và thương những chuyến đò….
              
                 Anh ước mơ đời thôi cách trở.
                 Lời thương anh ngỏ hóa thành thơ.
                 Em anh cuối chốn xa xăm đó.
                 Góp gió thành thơ… đọc ý chờ …

                                Anh biết khi thuyền xa bến cũ.
                                Sẽ là nhung nhớ, sẽ là quên !
                                Sẽ là thương nhớ thêm hay bớt ?
                                Yêu : biết là cho chẳng đáp đền .
               
                 Tôi biết từ đây thân viễn xứ.
                 Anh buồn hơn nữa lúc chờ thư .
                 Nhưng tôi cũng nghĩ rằng thư đến .
                 Anh hiểu tình quê có đáp đền.

                               Mai mốt anh đi ……
                               Tiễn đưa nhau cũng chỉ mấy thằng.
                               Ngần ấy  đó ……
                               Miền xa xin hãy nhớ .

                   Những kẽ ở tiễn người đi bằng tiếng thở .
                   Với chúc từ : Chim mỏi cánh hãy về quê .
                   Có tình yêu, có kỹ niệm bạn bè .
                   Mong ngày ấy không xa … và sẽ đến .

 SÀI GÒN, ngày 29/3/1971.
Thân tặng Nguyễn Bình Dương.
VÕ PHƯỚC TRIỆU .

Võ Phước Triệu là Nhà văn thuộc Hội VHNT tỉnh An Giang với bút hiệu Thiện Bằng, Ngô Khoai …. Nguyên Thư ký tòa soạn báo An Giang…. Đã mất .


                                 

Truyện vui : THẰNG NGỐ của Nguyễn Ngọc Dương / PNTB.


Thằng Ngô là hậu duệ đời thứ mười tám của thằng Bờm. Cụ tổ nhà nó không có họ, chỉ có mỗi cái tên Bờm mà thiên hạ cứ gọi “thằng Bờm”, chẳng ai gọi anh Bờm, bác Bờm hay ông Bờm cả. Riêng em ruột “thằng Bờm” tên là Cuội thì người ta cũng gọi là “thằng Cuội”, nhưng nhiều khi còn được gọi là “chú” - chú Cuội, chứ Bờm thì chỉ mỗi chữ “thằng”. Đến những đời sau thì dòng tộc nhà Bờm lấy ngay tên Bờm làm họ, nên thằng Ngô có họ tên đầy đủ là Bờm Văn Ngô.

«Tòa án nhân dân» Trần Nhật Quang và những bi hài của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa của NGuyễn Thị Từ Huy theo Giang Nam lãng tử .


«Tòa án nhân dân» Trần Nhật Quang và những bi hài của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa
Bài viết của Nhà văn Nguyễn Thị Từ Huy, Hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam vạch trần bản chất của vụ nhóm Trần Nhật Quang tấn công Nguyễn Lân Thắng, báo động về tình cảnh thảm hại của nền tư pháp Việt Nam
 Nguyễn Thị Từ Huy

Vụ phe nhóm Trần Nhật Quang tấn công Nguyễn Lân Thắng và gia đình một lần nữa cho thấy chính quyền đương nhiệm muốn quay trở lại sử dụng một số biện pháp của chủ nghĩa toàn trị thời kỳ đầu, thời kỳ đẫm máu và tàn bạo với các vụ thanh trừng và giết người hàng loạt mà Việt Nam cũng không tránh khỏi, được thể hiện qua những vụ thanh trừng Nhân văn Giai phẩm và cải cách ruộng đất.
. Vài năm nay dồn dập các vụ thanh trừng được thông báo rộng rãi trên các phương tiện tuyên truyền của nhà nước, mục đích của những vụ khủng bố này là để nhấn chìm toàn xã hội trong không khí sợ hãi, có thể nêu một số vụ việc : vụ Nhã Thuyên (giáo dục/văn học), vụ Kim Quốc Hoa (báo chí), vụ Nguyễn Đăng Trừng (luật), và gần đây nhất là vụ Đỗ Hùng (báo chí).

Người Việt hiến gì cho nhau của nhạc sĩ Tuấn Khanh theo Người đồng bằng .

Người Việt hiến gì cho nhau?

Tuấn Khanh

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Nguồn ảnh: Soha News.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Nguồn ảnh: Soha News.
Tháng 10/2015, Bộ trưởng Y tế Việt Nam được ghi nhận là người đầu tiên trong giới quan chức ký giấy hiến tặng nội tạng của mình, sau khi qua đời. Hành động này đã gây chú ý không ít cho giới truyền thông nhà nước, mới đây.

Mặc dù bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, nói rằng bà đã “âm thầm” hiến tặng từ năm 2013, nhưng bất kỳ ai cũng có thể thấy một chiến dịch đánh bóng hình ảnh khá rầm rộ đi theo sau đó, mặc dù tính theo mốc thời gian, thì đó là chuyện đã rất cũ. Thậm chí, bà Tiến còn nhận trả lời phỏng vấn, tự hào nói rằng mình có sợ hãi chút nào đâu.

Lan man chuyện học sử nước nhà của Hoàng Giang theo VOA.

Lan man chuyện học sử nước nhà

Lịch sử giống như một con đường xuyên suốt từ quá khứ, đến hiện tại, và dẫn lối đến tương lai. Chính vì vậy, mọi chi tiết trong sách sử luôn cần được viết và được học đến một cách khách quan, chân thực, thẳng thắn nhất.
Lịch sử giống như một con đường xuyên suốt từ quá khứ, đến hiện tại, và dẫn lối đến tương lai. Chính vì vậy, mọi chi tiết trong sách sử luôn cần được viết và được học đến một cách khách quan, chân thực, thẳng thắn nhất.

Đã quá lâu kể từ lúc tôi tốt nghiệp trường cấp 3. Kể từ đó, tôi không còn bận tâm nhiều về những đổi mới giáo dục. Dạo gần đây có đọc được tin dân tình la ó về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa môn lịch sử vào danh sách các môn học tự chọn trong chương trình học trung học phổ thông (THPT). Để giải thích về vấn đề này, Bộ GD&ĐT nói rằng lịch sử là một nội dung được tích hợp trong nột chương trình bắt buộc khác có tên là “Công dân với Tổ quốc”. Tức là nếu một số học sinh không chọn học riêng biệt, chuyên tâm vào môn lịch sử thì vẫn được trang bị kiến thức trong môn học công dân kia. Về vấn đề này, rất nhiều chuyên gia, giáo viên lịch sử, hay thậm chí người già, cựu chiến binh cảm thấy rất bất bình. Một bài báo có  nhan đề “Sử không còn, Tổ quốc có còn không?” của một cựu chiến binh được chia sẻ khá rộng rãi trong thời gian gần đây, chia sẻ nỗi canh cánh về thế hệ mới sẽ chẳng còn quan tâm đến những sự kiện lịch sử của đất nước.

29 thg 10, 2015

“Hạnh phúc cho dân tộc” của bà Quyết Tâm? * của Gs. NGUYỄN VĂN TUẤN theo PNTB .




PNTB: Bà Quyết Tâm phải nói là một nữ cán bộ xinh đẹp. Bà ấy phát biểu ở QH nhiều câu cũng được đấy, nhưng chẳng hiểu sao lại 'hớ' câu như này, khiến dư luận dậy sóng! Xem ra GS Tuấn phản biện dưới góc độ khoa học rất thuyết phục. Nhưng nếu bà Quyết Tâm có nhận ra trót 'sểnh mồm' rồi thì cũng khó chữa, vì bà ấy ở vị trí lãnh đạo tầm cao, chứ giá chỉ là dân đen léng phéng thì chả ai chấp làm gì.

Hôm rồi, họp Quốc hội ở Hà Nội, bà Quyết Tâm phát biểu "Không nên thu phí xe gắn máy", về đến TP.HCM thì bà lại bảo : "Nên thu phí xe gắn máy", làm tôi thất vọng về bà Quyết Tâm nầy quá .....  Gót Phiêu Du .

NVT: Những người ở vị trí lãnh đạo ở Việt Nam thường có những phát biểu làm tôi thấy… khó lọt tai. Chẳng hạn như bà Quyết Tâm, Phó bí thư thành uỷ HCM, khi được hỏi về việc bổ nhiệm các “thái tử đảng” (chữ này có gốc Tàu) vào vị trí lãnh đạo, bà nói rằng“Tôi nghĩ điều đó quá là hạnh phúc đối với dân tộc mình chứ sao lại nghi ngại” (1). Câu nói này, sau câu phát biểu của Phùng đại tướng, làm thế giới mạng dậy sóng.

Tôi muốn nhìn câu phát biểu này dưới lăng kính … khoa học. Và, khi đã nhìn dưới cái nhìn khoa học, các bạn sẽ thấy đây là một câu nguỵ biện. Trong khoa học, làm sao chúng ta biết một can thiệp hay một loại thuốc có hiệu quả? Cách thứ nhất và đơn giản nhất là cho một nhóm bệnh nhân dùng thuốc đó một thời gian, rồi quan sát hiệu quả ra sao. Cách này thoạt đầu nhìn qua thì chẳng có gì sai, nhưng thật ra là có nhiều cái sai, nhưng hai cái sai hiển nhiên là như sau:

Giải Hòa bình Khổng Tử : Khi triết gia bị gả bán của nhạc sĩ Tuấn Khanh .

IMG_0311

Giải Hoà bình Khổng Tử: khi triết gia bị gả bán

 Trong cuộc đời của mình, Khổng Tử không có nhiều chuyện yêu đương, ngoại trừ là chuyện lấy vợ vào năm 19 tuổi, với thiếu nữ có tên là Nguyên Quan Thị. Thế nhưng vào thế kỷ 21, trong bàn tay của Bắc Kinh và giới tư bản thân chính quyền, Khổng Tử đáng thương trở thành người bị ép phải se duyên với nhiều nhà độc tài trên thế giới. 

24 thg 10, 2015

THÂN TÀU của Nguyễn Văn Tuấn theo PNTB .



Không biết ông Phùng Quang Thanh có chịu nghĩ rằng đã đến lúc sắp làm bản tổng kết cuộc đời binh nghiệp của mình, ông sẽ có gì để đem kể lại với hàng cháu chắt. Chẳng lẽ ông sẽ mang trang Chân dung quyền lực ra chỉ cho chúng xem mình đã “tích lũy” được trong bao nhiêu năm những của nổi của chìm mà đời chúng rồi ăn không hết? Hay chẳng lẽ ông sẽ kể lại với chúng những câu “nức tiếng” ông đã phát biểu trước người Tàu hoặc trước đông đảo người Việt ngợi ca “bạn vàng” không thèm lựa lời dè dặt mà bất cứ một người dân bình thường nào nghe đến mặt cũng phải đỏ gay? Không thể đoán được ngài Binh bộ Thượng thư nước CHXHCNVN trong những ngày hiu quạnh sắp tới phải đối diện với con cháu nội ngoại như thế nào, nhưng nếu chúng là một lũ cháu chắt được giáo dục theo cách thông thường, tuân theo những quy tắc đạo đức truyền thống, chẳng lẽ chúng lại không biết suy nghĩ về một người thân bậc trên mà lẽ ra chúng có quyền tự hào vì đã cầm trọng trách đất nước trong vòng 10 năm trên phương diện canh giữ nền độc lập của sơn hà xã tắc?
Hay là… Hay là… trường học dành cho con cháu các quan chức cao cấp cộng sản từ lâu đã đảo lộn hết các thứ quy tắc muôn đời nọ? Chẳng hạn kẻ ngợi ca láng giềng cướp nước thì nhà trường phải dạy đấy mới chính là mẫu người yêu nước. Còn người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược thì cũng nhà trường ấy sẽ quy ngay vào tội danh “phá rối trật tự” hoặc “diễn biến hòa bình”? Tưởng chỉ có như thế thì những người như ông Phùng Quang Thanh mới có thể bình tâm chơi đùa với lũ cháu con trong quãng cuối đời mà không thấy lương tâm cắn rứt (cũng như đám công an hình sự trên cả nước, hẳn cũng phải được thay nhau đi đào luyện kỹ năng nhiều năm ở Trung Quốc, được nhồi nhét một thứ triết lý bạo hành như thế nào đấy thì mới giết người vô tội như cơm bữa mà không chút ghê tay). Nhưng chắc là dù thế nào đi nữa thì một người như ông Phùng Quang Thanh cũng phải dùng đến những loại thuốc an thần đặc biệt để có thể quên đi những câu ông đã phát biểu “lỡ lời” trong quá khứ, hoặc những hành vi “gần gũi” vượt quá mức cần thiết khi có dịp hầu cận các vị đại diện “thiên triều”. Nếu không, với một con người có trí năng bình thường thôi, nhiều khi trong giấc mộng bất chợt nhớ lại, cũng đã phải giật mình thon thót. Bệnh viện 108 chắc là đã chuẩn bị một đội ngũ BS chuyên biệt để xử lý những trường hợp “rối loạn thần kinh phức tạp” như vậy.
Thú thật, điều chúng tôi vẫn lo cho ông Bộ trưởng Quốc phòng cũng như rất nhiều người trong hàng ngũ đảng viên CS chóp bu đang nắm giữ quyền lực, không phải là ở sự ngấm ngầm đối chọi nhau đến bươu đầu mẻ trán trong thời gian hoạt động chính trường, mà là quãng đời nhàn tản sau đấy.
Bauxite Việt Nam
Thân Tàu

Trong chính trường Việt Nam, hình như thời nào cũng có một nhóm thân Tàu, và nhóm này tồn tại bên cạnh các thế lực thân một vài ngoại bang khác. Thế lực thân Tàu có vẻ rất ngang nhiên, không thấy xấu hổ, và cũng chẳng cần giấu giếm. Họ làm thơ ca tụng Tàu và Mao Trạch Đông (một kẻ giết hàng triệu người). Họ tôn sùng Tàu như là mẫu quốc. Thấp hơn chút, họ xem Tàu là bạn. Chẳng hạn như trong một lá thư của ba ông giáo sư lưu hành trên mạng mới đây, họ chỉ trích phát biểu "hữu nghị viển vông" của ngài Thủ tướng, và lớn tiếng cho rằng Thủ tướng làm phương hại đến tình hữu nghị Việt Trung!

Bất cứ ai có chút suy nghĩ mà đọc lá thư của ba vị này thì sẽ thấy rất... tâm tư. Ba người tỏ ra rất bảo thủ, giáo điều, và thờ Mác Lê Mao đến cùng. Họ xem Tàu cộng là "anh em một nhà". Đa số người Việt không ưa Tàu cộng, và xem Tàu là một mối đe doạ thường trực (theo một điều tra xã hội mới đây) chắc có vấn đề với cái nhìn về Tàu của 3 ông giáo sư này. Tôi nghĩ hàng vạn gia đình có người hi sinh trong trận 1979, hay trận Gạc Ma, thì khó mà xem Tàu là anh em được. Anh em mà như thế thì ai cần thêm kẻ thù?

Nhưng ba ông giáo này không phải là trường hợp cá biệt. Trước đó, có một ông đại tá phó giáo sư tiến sĩ cũng dành cho Tàu nhiều câu rất ưu ái: “Trung Quốc đã từng nhường cơm sẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ” (Trích phát biểu nổi tiếng của Trần Đăng Thanh). Ông này có lẽ nói đúng, nhưng chưa đủ, vì ông chưa nói chính Tàu đã chiếm đất ta, chiếm đảo ta, và giết hàng vạn lính của ta. Thật tiếc là ông chỉ nói 1 chiều!

Ngay cả đồng nghiệp của ông đại tá kia là ngài đại tướng Phùng Quang Thanh cũng ưu ái dùng chữ "bạn" cho Tàu. Cách đây không lâu, khi sang phó hội bên Tàu, ngài tướng 4 sao này nói "Bạn đón tiếp ta rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị"(1). Tôi nghĩ chắc chắn ông nói đúng: Tàu tiếp ông rất trọng thị. Nhưng ngay sau khi họ tiếp ông thì ngư dân ta bị quân đội của chúng quấy nhiễu và cướp tài sản.

Phải nói là ngài tướng 4 sao này rất ái Tàu. Ái Tàu một cách nhất quán, trước sau như một, và làm phát ngôn viên cho Tàu luôn. Chẳng hạn như mới [cách] đây mấy ngày, ông nói một câu làm sững sờ người đọc, rằng "Đặc biệt trong cuộc gặp lần này Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng nêu ra vấn đề là dù Trung Quốc có phát triển lớn mạnh đến đâu cũng không xâm lược các nước láng giềng trong khu vực"(2). Người đọc sững sờ vì câu này đáng lí ra là của viên tướng Tàu (hay của một kí giả nào đó), chứ đâu phải xuất phát từ một vị thống lãnh quân đội Việt Nam. Câu nói đó còn hàm chứa một cái gì từa tựa như là ngây thơ.

Thú thật, tôi không hiểu các bác ấy có nhớ đến những phát biểu của Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình? Họ Mao chẳng giấu giếm gì ý định "Chúng ta phải giành cho được ĐôngNam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia vàSingapore"(3). Còn kẻ lưu manh Đặng Tiểu Bình thì từng tuyên bố "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Những kẻ xâm lược chúng nói về nước mình một cách trịch thượng và xấc xược như thế, vậy mà có người mình lại xem chúng là "bạn" thì phải nói là quá khó hiểu!

Mình không có tự trọng thì đừng kì vọng người ta tôn trọng mình. Cho dù có nhiều người Việt xem Tàu là bạn, nhưng chắc gì giới lãnh đạo Tàu xem Việt Nam là bạn. Có lẽ trong thâm tâm, họ xem thường những người xem họ là anh em. Những người thân Tàu có ai còn nhớ câu nói khẳng khái của Trần Bình Trọng như tát vào mặt kẻ thù "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc".

NGUYỄN VĂN TUẤN .
=====

23 thg 10, 2015

Vui với truyền hình: "Các ông là chiến sĩ" của Dũng Ngô Việt theo Tôi thích đọc .


"Tôi vứt hết. Tôi cũng phải sống chứ!"
Dũng Ngô Việt Sau một thời gian rà soát, ban biên tập chương trình "Các ông là chiến sĩ" của Đài truyền hình đã tìm ra một cụ Cựu chiến binh đã hơn 100 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh. Ban tổ chức đã mời cụ tham gia Chương trình với tư cách là khách mời đặc biệt.
MC: " Kính chào bác! Bác có thể giới thiệu qua về bản thân mình"
-
 " Vâng, tôi là Lại Sâm Cầm, cựu chiến binh, cũng là thương binh, tôi năm nay vừa tròn 101 tuổi"
MC: " bác trông thật khỏe mạnh, hẳn là bác rất ít khi đau ốm phải đi bệnh viện?"
-
 " Úi giời! Tôi thường xuyên đi bệnh viện. Bác sĩ cũng phải sống chứ! "


MC: " bác có mua thuốc theo đơn bác sỹ kê không ạ? "

-
 " Mua chứ, tôi mua chả sót loại nào, kể cả mấy loại bổ thận tráng dương. Dược sỹ cũng phải sống chứ! "

MC: " thế bác có uống thuốc theo chỉ dẫn không ạ? "
-
 " Không, tôi vứt hết. Tôi cũng phải sống chứ! "

MC: " Xin cảm ơn bác đã nhận lời mời tham dự chương trình hôm nay "
- " Khỏi khách sáo! Tôi biết, Đài truyền hình các anh cũng phải sống chứ!


Các chiến sĩ vỗ tay vang hội trường.

MC: " Bác có thể chia sẻ bí quyết để sống thọ đến tận bây giờ ? "
- " À, đó là nhờ thành tích chiến đấu của tôi "

MC: " Xin bác giới thiệu sơ qua về thành tích chiến đấu của mình ? "
- " Thành tích chiến đấu của tôi cũng khiêm tốn thôi, ngay hôm đầu tiên ra trận, tôi quyết tâm trở thành thương binh, từ đó đến nay không còn phải chiến đấu nữa."

Các chiến sĩ lại vỗ tay vang hội trường.

Kết thúc Chương trình " các ông là chiến sĩ ", Phó Tư lệnh quân khu lên khán đài chúc mừng và biểu dương đội thắng cuộc trong phần chơi cuối cùng " Ai khỏe hơn ai ". Các chiến sỹ xếp hàng ngang đứng nghiêm chào. Phó tư lệnh bước tới nắn bóp cánh tay một chiến sỹ khen ngợi:" xà đơn phải cơ bắp rắn chắc thế này! Đồng chí tên gì? "

- " Báo cáo! Tôi là Lại Sâm Quy, trinh sát sư đoàn 5 ".

Phó tư lệnh quay sang nắn bóp ngực chiến sỹ bên cạnh khen ngợi: " xà kép phải ngực nở săn chắc thế này! Đồng chí tên gì ? "

- " Báo cáo! Tôi là Lại Thị Sâm Nhung, nữ y tá sư đoàn 5 ".


THƯA CÁC ÔNG NGHỊ ! của Tố Hữu theo Phọt Phẹt .

THƯA CÁC ÔNG NGHỊ GẬT.




Tố Hữu không chỉ là thánh thơ, mà ông còn là...thánh phán. Không tin đọc bài THƯA CÁC ÔNG NGHỊ GẬT ngài biên mùa 1945 thời sẽ tỏ.

***

Thưa các ông nghị gật! 

Đừng bôn ba lật đật uổng công!
Nghị ngày xưa là nghị bạc nghị đồng
Nghị "bíp tết", nghị "sâm banh", "phó mát"
Nghị ô-tô, nghị cô đầu chầu hát
Nghị "uẩy xừ" không biết cái chi chi
Nghị chuyên môn ra nghị viện ngủ khì
Khô hết Nước, tan hết nhà "uỳ" tất.

Thưa các ông nghị gật! 

Đừng bôn ba lật đật uổng công!
Nước có rồi, không lẽ cũng như không?
Nền độc lập đã xây bằng xương máu
Quyết không thể để trở thành sân khấu
Cho lũ hề trơ tráo múa nghênh ngang
Bán mua dân như một lũ buôn hàng
Coi Tổ quốc không bằng vàng một chỉ!
Vào Quốc hội đã mang danh ông nghị
Nghị ngày nay phải khác nghị ngày xưa
Khác từ chân đến óc, từ tóc đến da
Đáng mặt nghị, cho ra hồn ông nghị! 

Thưa các ông, các bà, các anh, các chị
Thưa đồng bào yêu quý chúng ta ơi!
Ai muốn ra thay mặt thay lời
Cho dân nước thì xin lo một tí
Cạo cho sạch óc hư danh vị kỉ
Đập cho tan thói bệ rạc lì tì
Phải sẵn sàng như chiến sĩ ra đi
Lòng mở rộng đón muôn lòng yêu nước
Hồn phải sáng bừng lên như ngọn đuốc
Chiếu trăm nơi, đến ngõ hẻm làng xa
Mắt dòm sâu dến những cảnh bê tha
Tai lắng hết những thở ra mệt nhọc
Phải tháo vát, phải mày mò, lăn lóc
Phải sẵn sàng, từng phút từng giây
Bên nhân dân lên tiếng "có tôi đây!"
Như người mẹ, như người anh, người chị
Và phải biết đem tâm can tài trí
Như ông thầy mổ xẻ xét căn nguyên
Để tìm ra những phương thuốc thần tiên
Cho dân tộc được muôn năm hạnh phúc!

Dám xin có mấy lời bàn quê cục
Thưa đồng bào và xin chúc mấy câu:
Nhiệt liệt hoan nghênh Tổng tuyển cử lần đầu!
Tất cả chúng ta cùng nhau đi bỏ phiếu!
Hãy cử đúng những người đại biểu!

16-12-1945

Bài này làm trong dịp vận động Tổng tuyển cử, đấu tranh chống một số phần tử đầu cơ chính trị, lừa bịp nhân dân.

Nguồn: Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003

Mùa giáp hạt với cái đói, cái khát đến ‘dại người’ ở vùng cao theo PNTB .

Những tượng đài... ôi những tượng đài ...

Vì thế dân khổ dài dài hay sao ?
Bớt đi dăm cái, có sao đâu .
Thương dân, sao không thấy dân sầu , dân đau ? Gót Phiêu Du .
1. Bên vách phên ọp ẹp, trẻ con xóm Lũng Mần thơ thẩn đùa nghịch. Thiếu nước, có khi gần cả năm chúng không được tắm. Bụng phù thũng, ỏng eo. Ảnh chụp khoảng tháng 1/2013 (Ảnh Baocaobang.vn)
2. Những thửa đồi rặt những đá tai mèo là nơi gần 400 nhân khẩu xóm Lũng Mần (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) trông vào trồng ngô. Ảnh chụp khoảng tháng 4/2011 (Ảnh Danviet.vn)

3. Các thớt đá đen kịt, phủ rộng tới hàng trăm ha không đọng lại được chút nước nào khiến 8 tháng mùa khô cả người cả đất khát đến quắt quay. (Ảnh baocaobang.vn)

Hillary Clinton được đảng Cộng hòa chọn làm Tổng thống? của Hiệu Minh theo Người Đồng bằng .

Hillary Clinton được đảng Cộng hòa chọn làm Tổng thống?

Bà Clinton điều trần. Ảnh từ CNN.
Bà Clinton điều trần. Ảnh từ CNN.
Trong lúc cuộc đua vào Nhà Trắng đang bắt đầu từ hai đảng Cộng hòa và Dân chủ rất căng thẳng thì bỗng nhiên Ủy ban Đặc biệt của Hạ viện Hoa Kỳ do đảng Cộng hòa dẫn đầu đã “bỏ phiếu” ủng hộ bà thông qua cuộc điều trần kéo dài suốt từ 10 giờ sáng tới 21 giờ tối tại đồi Capitol Hill.

TỐ HỮU - nhà văn hóa dân tộc ? của GS. Nguyễn Tuấn theo Người Đồng bằng .

Tố Hữu - nhà văn hoá dân tộc?

· Nhiều khi đọc báo Việt Nam bắt gặp những bài làm tôi (và có lẽ các bạn) ... nhăn mặt. Chẳng hạn như bài này, "Khẳng định vai trò của nhà thơ Tố Hữu trong văn hóa dân tộc" (1), thì thật là khó nuốt.
Số là tuần qua người ta có cái hội thảo "Tố Hữu với văn hoá dân tộc" nhân kỉ niệm 95 năm ngày sinh của thi sĩ Tố Hữu. Dĩ nhiên, hội thảo về một nhân vật thì chỉ có bài ca ngợi, chứ chắc không có bài "critical". Dễ hiểu. Trong hội thảo có một nhà thơ nổi danh nhận xét rằng "Tố Hữu là một nhân cách cộng sản mẫu mực, kiên định, cao quý. Là nhà thơ của dân tộc, nhà văn hóa lớn của cách mạng, ông góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền móng cho nền văn hóa mới của dân tộc." 

Tìm thông tin blog