Lão Hạc
là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh
giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào
phản ánh được hiện trạng xã hộiViệt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
Tóm tắt nội dung
Truyện kể về Lão Hạc, một người nông
dân chất phác, hiền lành. Lão góa vợ
và có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho người con
trai đó. Người con trai lão vì thế đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su
làm ăn kiếm tiền. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão
sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và
để lại cho con trai lão. So với những người khác lúc đó, gia cảnh của lão khá
đầy đủ, tuy nhiên do sức không còn nên công việc đồng áng cũng tạm dưng, công
việc do người khác thuê mướn cũng không có.
Lão có một con chó tên là Vàng - con
chó do con trai lão trước khi đi đồn điền cao su đã để lại. Lão vừa coi như con
vừa coi như một người bạn trung thành. Tuy nhiên, vì gia cảnh nghèo khó không
nuôi nổi nó nên ông lão đành cắn răng bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản
thân mình khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con
chó". Lão đã khóc rất nhiều với ông giáo (Người hàng xóm thân thiết của
lão). Nhưng cũng kể từ đó, lão sống khép kín, lủi thủi một mình. Rồi một hôm,
lão quyết định tìm đến cái chết để được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực,
đau khổ.
Và sau khi trao gửi hết tài sản cũng
như nhờ vả chuyện ma chay sau này cho ông giáo, Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời
bằng một liều bả chó. Cái chết của lão đau đớn và dữ dội, gây cho người đọc
nhiều sự xúc động, xót xa.
Truyện được thể hiện qua lời kể của
nhân vật tôi - ông giáo, và dường như đâu đó trong nhân vật này ta thấy hiện
lời giọng kể của tác giả. Theo WIKIPEDIA – Bách
Khoa toàn thư.
Truyện được viết từ năm 1943, đến nay đọc lại vẫn
thấy hay, dù rất nghèo, khổ lại già yếu, lão Hạc vẫn không nở bán đi miếng đất,
tự kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó, trao gởi lại tài sản cho ông giáo để
sau nầy chuyển giao lại cho đứa con trai ( nếu nó còn sống và trở về ).
…………………………………………………………………………………….
Lão
Hạc chỉ vì bán một con chó mà tự oán trách mình đau khổ đến thế. Liệu
Binh Tư ,vợ ông Giáo và bao người khác nữa , họ có hiểu không , hay
họ chỉ thấy Lão gàn dở , ngu ngốc.Ta cảm thương số phận của lão , ta cảm phục
trước đức hi sinh và lòng nhân hậu của lão -một con người cao đẹp.
Trong cuộc sống đói khổ , cùng cực ấy của lão Hạc phải ăn củ
chuối , củ ráy ... ông Giáo đã mời lão Hạc ăn khoai , uống nước chè nhưng lão
xin khất “ông Giáo để cho khi khác”. Vì trận ốm kéo dài , lão Hạc đã suy sụp
hẳn, lão không đủ sức để làm và cũng chẳng có gì để ăn nhưng lòng tự
trọng của lão không cho phép mình xâm phạm đến số tiền của con. Từ lúc đó
, lão Hạc bắt đầu cuộc lựa chọn tàn khốc nhưng rồi lão đã chọn cái
chết.Trước khi chết lão đã nhờ ông Giáo giữ tiền làm ma và trông hộ mảnh
vườn để đỡ làm phiền hàng xóm. Theo Tuyensinh.vn.com
CHUYỆN BÂY GIỜ :Nhất hậu hôn, nhì điền thổ, nước ta chủ yếu sống về nông nghiệp,
từ xưa cho đến nay, người nông dân vẫn xem trọng mãnh đất của riêng mình, nhưng
ở miền Bắc sau 1954 thì cải cách ruộng đất, miền Nam sau 30/4/1975 thì cải tạo
nông nghiệp. Đất đai là sở hữu của toàn dân, nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo,
cứ thế mà làm, rồi thì ăn độn bo bo, sắn … việc mà từ 1954 đến ngày giải phóng
miền Nam, người dân miền Nam chưa hề có .
Thật ra hiện
giờ, người nông dân vẫn rất quý trọng mãnh đất, miếng vườn, dù thiếu ăn, thiếu
mặc họ vẫn cố giữ lấy, chịu đựng chứ không bán, cũng chỉ là để lại cho con,
cháu để chúng nó có thể nghèo , nhưng không bị chết đói. Nhưng vì làn sóng đô
thị hoá, rồi cơ chế quản lý đất đai quá lỏng lẻo tạo nhiều béo bở cho các quan
tham dẫn đến khiếu kiện tràn lan…. Hầu như tỉnh, thành phố nào cũng có, gây ra
hậu quả khôn lường ……
Thực trạng đất
nước ngày nay quá tệ hại rồi, chúng ta từng nói (cả trong các sách giáo khoa :
Đất nước Việt Nam là non
sông gấm vóc , rừng vàng – biển bạc), cách đây khoảng mươi năm, có bài báo viết
:”Sẽ không còn ngành kiểm lâm nữa, vì Việt Nam sẽ hết rừng ! ! ! “ , ngoài
biển thì khai thác thuỷ, hải sản theo cách tận diệt kể cả dùng chất nổ, nay lại
bị Trung quốc độc chiếm biển Đông, xem ra nhân dân đến lúc khốn quẩn lắm rồi ……
Đất nước độc lập ,sạch bóng quân thù đến nay
đã 39 năm. Hoàng Sa mất năm 1974, Trường Sa mất một phần năm 1988 nhưng chúng
ta không có động thái nào để thu hồi lại…. Rồi khi phân định biên giới trên bộ
mất đi một số đất, rồi thì khai thác bô
xít Tây nguyên, xây dựng các công trình trọng điểm thì các gói thầu thi công
lại lọt vào tay các nhà thầu Trung quốc….. các vụ việc diễn ra bất lợi trước
mắt mà vẫn làm ngơ, kể cả nhiều việc động trời như các tàu đánh cá của các ngư
dân nước ta bị bắn giết, bắt cầm tù đòi
tiền chuộc, bị đâm chìm chết cả người mà ta vẫn gọi là TÀU LẠ ? ? ?
Mới đây nhất là
vụ cái giàn khoan HD 981 ngang nhiên đặt sâu thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam… tức nước vỡ bờ, các vị lãnh đạo buộc lòng phải lên tiếng : Anh
bạn láng giềng chơi quá xấu, không tin vào “ cái sự “ hữu nghị viễn vông nữa ,
sẽ kiên quyết đòi lại chủ quyền hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa ……..
Có các vị
trọng trách lớn lại tuyên bố : Sẽ đòi, nếu bây giờ đòi không được thì đời con,
đời cháu sẽ đòi ……. Nhân dân hãy yên lòng .
Chuyện bây giờ
làm nhớ lại chuyện Lão Hạc của Nam Cao. Lão Hạc thà chết, cố giữ lại mãnh đất
cho đứa con trai, còn các Ngài bây chừ : đất, rừng, biển đã bán và phá hết rồi,
không chừa lại cho con, cháu, thế mà còn lại đòi giao trách nhiệm nặng nề nầy lại cho chúng nó ư ?
Trần Bình Trọng
khi bị giặc Nguyên bắt, dụ hàng, khẳng
khái nói : “Thà làm quỷ nước Nam
còn hơn làm Vương đất Bắc.
Nguyễn Phi Khanh
:Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ
đem quân chống cự nhưng không thành. Cha con Hồ Quý Ly cùng một số triều thần
bị bắt đưa về Trung Quốc trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi muốn tròn
đạo hiếu với cha đã cùng em là Nguyễn Phi Hùng đi theo cha. Trên đường đi,
Nguyễn Phi Khanh đã nói với Nguyễn Trãi: “ Con là
người có học có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, báo thù cho cha. Như thế
mới là đạo hiếu”
Ít
ra các Ngài phải nói : Tôi thề sẽ đòi bằng được, dù có hy sinh cả mạng sống
nầy…. mới phải chứ ! Thật sự nếu có hy sinh đi chăng nữa, khi đến suối vàng gặp lại Hồ Chủ Tịch, Nguyễn Huệ,
Lê Lợi, Trần Quốc Tuấn ….. các Ngài mới không thấy hổ thẹn với các bậc tiền
nhân chứ ? Còn con, cháu của các Ngài chúng nó cũng lấy làm vinh hạnh là trong dòng tộc có ông, cha là bậc anh hùng, vị
quốc vong thân….. Cái gương Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống còn sờ sờ kia đấy .
Hay là nay đã vinh thân, phì gia quá lắm rồi, hy sinh làm chi cho uổng ….
Đầu
năm 19/1/2014 các nhân sĩ , trí thức
cùng nhân dân yêu nước đến dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm
các chiến sĩ Hải quân hy sinh , nhưng không được, ngày ấy ở tượng đài mấy ông
công an bận cắt đá, bụi mù trời nên không thực hiện được .
Kế đến
ngày 17/2/2014 cũng số người ấy đến tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng
niệm các chiến sĩ và nhân dân hy sinh trong trận đánh năm ấy, vẫn không được,
dưới chân tượng đài là sân khấu là cảnh tượng điên cuồng nhảy múa, ca bài
“Trung Hoa chính nghĩa”, đành về thôi !
Chiến tranh Việt Nam -
Trung Quốc, 1979 hay thường được gọi là
Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc
liệt giữa Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam
trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.[5].
Theo WIKIPEDIA.
Có
khi nào các Ngài nhớ lại các hành động như thế, lòng có thấy thẹn hay không ?
Vụ
giàn khoan đến nay đã 75 ngày rồi, vẫn chưa thấy chi cả, chuyện hứa đến hứa lui
là nộp đơn kiện anh láng giềng khó ưa
vẫn chưa làm . Vì sao ?
Thật
sự, sự việc đâu đến nỗi nghiêm trọng đến thế ! Đâu đến nỗi phải hy sinh , Chúng
ta còn lẽ phải, còn cơ quan công quyền quốc tế, còn bạn bè khắp năm châu kia mà
……
Ôi
! thương cho Lão Hạc . Thương cho nhà văn Nam Cao .
13/7/2014
TRỊNH KIM THUẤN .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét