28 thg 2, 2015

Ba bậc đàn anh, một tấm gương lớn của Thạc sĩ . Bác sĩ Lê Đình Phương .



Người Đô Thị - Khuôn mặt Sài Gòn trong y nghiệp của tôi là nhân diện của những bậc đàn anh đến từ mọi vùng miền của đất nước. Qua đó, tôi thấy lại một nền y khoa nhân bản, đầy lòng trắc ẩn và hoàn toàn vắng mặt những lời tung hô, xưng tụng hay những khẩu hiệu ngoa ngôn sáo rỗng.

1. Ông là sĩ quan quân y cao cấp của chế độ cũ, giám đốc một tổng Y viện lớn bậc nhất miền Trung. Sau 1975, khi đi cải tạo về, ông được “lưu dung” làm tại một bệnh viện lớn của Sài Gòn. Với khả năng chuyên môn giỏi giang, ông được đề bạt làm trưởng khoa một khoa bệnh nặng và khó.

Trần Mạnh Hảo: THỬ LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG VŨ KHIÊU...


THỬ LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG GS. VŨ KHIÊU BỊ DÂN MẠNG NÉM ĐÁ VÌ ÔM HÔN HOA HẬU KIỂU TRAI LỰC ĐIỀN VÀ TẶNG NÀNG ĐÔI CÂU ĐỐI ĐẠO VĂN 

Trần Mạnh Hảo

GS. Vũ Khiêu, thần tượng trí thức và biểu tượng văn hóa của chế độ hiện hành, anh hùng lao động, vừa được thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng câu đối ca tụng ông lên mây, nhân việc ông thọ 100 tuổi như sau :

"Triết gia trong cách mạng - Nghệ sĩ giữa Anh hùng"

26 thg 2, 2015

Lãnh đạo tô chữ: Lẽ nào bệnh hình thức nặng đến thế? của Lan Uyên

Phải gọi là lễ tô chữ đầu năm, chứ không gọi là khai bút được, thiên hạ cười cho, mĩa mai thay trong các chữ các quan chức nầy tô lại thiếu chữ TÂM  .  Gót Phiêu Du .

(VTC News) - Sẽ là nặng lời khi cho rằng, lãnh đạo ngành giáo dục đang trực tiếp khẳng định bệnh hình thức vốn là “căn bệnh trầm kha” của ngành khi hạ bút “tập tô” trong lễ khai bút mới đây.

Sáng 23/2, Hà Nội tổ chức lễ khai bút đầu xuân tại đình thờ nhà giáo Chu Văn An tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội).

Lễ hội tôn vinh bạo lực- nhìn nhận từ góc độ nhân cách và tương lai quốc gia Tác giả: Hồ Thị Hải Âu (theo FB Hồ Thị Hải Âu)

KIM DUNG : Một bài viết rất hay. Một cái nhìn khá sâu sắc. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ về cái mà hiện nay có những nhà nghiên cứu bênh vực cho lễ hội- hủ tục chém lợn!

Văn hóa là chuẩn mực nhưng lễ hội không phải là bất biến. Như lễ hội chém lợn chẳng hạn. Xưa là lễ hội, nhưng nay ở thời đại văn minh, nó cho thấy sự man rợ của con người, sự tối tăm trong nhận thức của con người, và cái ác của một hủ tục, cần dẹp bỏ. Nếu không xấu hổ lắm. Và chính quyền cơ sở, nên nhận thức đúng về một hủ tục man rợn, hủ lậu, diễn ra ngay tại Kinh bắc, quê hương của những làn điệu quan họ nhân văn. Xin đừng ngụy biện và cũng đừng tỏ ra bất lực trước những cái nhân danh gọi là lễ hội. Một hủ tục không dẹp bỏ nổi, đừng nói gì đến lãnh đạo người dân đi theo văn minh, văn hóa.
——–
Mình nhớ, đó là năm con gái mình học lớp 4 thì phải hoặc thấp hơn 1 lớp. Đó là dịp Noel, và cháu được người chị họ tặng một bộ bup bê baby nhỏ xinh. Tối đó, như thường lệ, sau khi thu xếp những sinh hoạt cần thiết của một buổi tối, mình bắt đầu quan tâm đến góc học, góc chơi của con. Đập vào mắt mình là một cảnh tượng… như thế này. Một con bup bê có mái tóc dài và dày nhất được tháo rời các bộ phận. Cái đầu với mái tóc dài xõa xượi, bị treo ngược trên 1 sợi dây, buông lủng lẳng… nhìn rất kinh dị. Mình cao giọng hỏi con gái:
– Chuyện gì thế này?
– – Dạ, con mô phỏng cảnh chị Sứ bị thằng Sằng chém lìa đầu, rồi bêu lên cành cây ạ!

Quốc Phụ & Quốc Sư của HUY ĐỨC .


Tuy thất vọng trước chương trình Táo quân Giao thừa 2015, nhưng ngay sáng mùng Một Tết, công chúng đã được đền bù khi nhìn thấy những tấm hình chụp “thâm cung” nhà Cựu TBT Nông Đức Mạnh. Trận cười chưa dứt thì hôm qua, mùng 6 Tết, dân chúng lại mục kích loạt ảnh GS Vũ Khiêu hôn má và cho chữ hoa hậu Kỳ Duyên. Nhưng đừng tưởng truyền thông nhà nước chỉ đóng vai trò mua vui. Các nhà báo lề phải thâm thúy hơn những gì vài facebookers đang chế nhạo.

Lâu nay, giới học thật – căn cứ vào những “tác phẩm” từng xuất bản khi ông còn trẻ – không lạ gì vốn chữ nghĩa của học giả Vũ Khiêu. Nhưng với công chúng số đông, nếu truyền thông nhà nước không cho chúng ta đọc câu đối mà Vũ Khiêu tặng Kỳ Duyên – “Trí như bạch tuyết tâm như ngọc – Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” – làm sao biết, GS Vũ Khiêu không những không biết “niêm luật” tối thiểu khi viết câu đối mà còn, phần văn vẻ nhất, lại đạo thơ Lý Bạch (chưa kể về ý, vế đầu tự viết thì tối nghĩa, vế sau của Lý Bạch thì dung tục khi dùng cho tình huống một ông già trăm tuổi tặng cô gái 19 tuổi – Vũ Khiêu cũng đã từng đạo lời Quản Trọng nói về Thúc Nha, thời Đông Chu, khi “khóc” Tướng Giáp).
Nhiều người sững sờ khi nhìn thấy Nông Đức Mạnh ngồi trên chiếc ghế tay rồng, trước một hương án “thếp vàng”. Không nói về sự xa hoa. Dân chúng không còn kỳ vọng vào sự thanh liêm của những người như ông. Nhưng dân chúng, theo lẽ tư duy thông thường, nghĩ, một người đã ngồi ở vị trí tột đỉnh quyền lực suốt gần hai thập niên, về mức độ trọc phú, lẽ ra phải khá hơn các đại gia buôn đất.

Ngoài khía cạnh văn hóa, việc tổng bí thư của một đảng cộng sản khi về hưu tự thửa cho mình một chiếc ghế mô phỏng ngai vàng còn cho thấy, tuy kêu gọi dân chúng làm cách mạng, quét sạch tàn dư phong kiến nhưng trong thẳm sâu, không ai thèm khát tàn dư phong kiến bằng họ – những nông dân có quyền vua chúa.

Có lẽ những chức tước đã kinh qua và những danh hiệu “cao quý nhất” mà Chế độ đã gắn cho GS Vũ Khiêu không những làm công chúng mà chính ông cũng choáng ngợp và tưởng thật. Khi ngồi trên cái ngai vàng hàng nhái đó để tiếp khách chính thức, có chụp ảnh (có thể còn quay phim), chắc chắn ông Mạnh không nhận ra thân phận của một “hoàng đế cởi truồng”. Nhưng vàng, thau thì không bao giờ lẫn lộn. Khi xuất hiện trước công chúng, những công dân trưởng thành đã chỉ ra sự tồng ngồng của họ.

Sau thất bại của “Táo quân” tưởng không có gì vui. Sau những cuộc cười đau bụng tưởng đã có gì vui. Nhưng đời chẳng có gì vui. Văn chương như Vũ Khiêu mà biết bao năm qua vẫn được không ít người tôn là “quốc sư”, vẫn được không ít người trông coi đình đền miếu mão mời viết văn bia; Văn hóa như Nông Đức Mạnh mà vẫn có thể làm Chủ tịch Quốc hội tới 9 năm, vẫn làm Tổng bí thư tới 10 năm… thì, đất nước không như thế này mới lạ.

HUY ĐỨC  theo Người Đồng Bằng .

Ôi THÔI CHẾT! CỤ VŨ KHIÊU LỖI ĐẠO HIẾU VỚI TỔ TIÊN QUÁ ! Blog Tễu .



Bạn Lê Đinh Thăng vừa phát hiện ra một đôi câu đối của ông Vũ Khiêu giống câu đối ở đình làng An Trì, Hải Phòng, ngôi đình thờ Ngô Quyền được xây dựng từ đầu thế kỷ 19.

"Câu đối của ông Khiêu dâng vào Miếu Thần tổ Vũ Hồn ở Mộ Trạch, Hải Dương:

"Vạn cổ càn khôn hưng tái tạo.
Cửu tiêu nhật nguyệt phúc trùng quang"

Câu đối ở đình làng An Trì ở tận Hải Phòng:

"Vạn niên cổ càn khôn hưng tái tạo.
Cửu vân nhật nguyệt ánh trùng quang"
 

Dâng lên Thủy Tổ họ Vũ (Vũ Hồn) mà còn không nghĩ ra được hoặc đi xin các bậc túc nho một đôi câu đối tử tế, phải đi cóp nhặt ở nơi khác đưa về rồi lại nói là mình sáng tác thì có phải là người con hiếu kính với tổ tiên, có đáng là người mang danh có chữ nghĩa nữa hay không?

Giáo sư với chả Quốc sư!


25 thg 2, 2015

Chữ nghĩa không phải là má cô hoa hậu… Tác giả: T.L


Có thể, nó chỉ là bức ảnh ông thơm cháu để tỏ lòng iu quí, vậy nhưng những cảm nhận của mọi người dường như đều ra ngoài cái hình ảnh thường tình ấy. Đủ biết, văn hóa giao tiếp kiểu phương Tây- ôm hôn phụ nữ- nó đòi hỏi sự tinh tế, sự lịch thiệp đến mức nào. Chứ không phải là sự thể hiện trần trụi của một cái hôn đầy bản năng- cho dù đó là của một người già.
Thì hôm nay, bạn bè iu quí lại gửi cho bài viết có bức ảnh đó. Nhưng không phải bàn về hành động giao tiếp, mà bàn về chữ nghĩa của câu đối cụ GS Vũ Khiêu tặng cô bé hoa hậu Kỳ Duyên.
Đúng là kỳ lạ, “chạy trời không khỏi nắng”. Nay xin đăng bài viết để bạn đọc chia sẻ. Thú thực, mình ái ngại cho một người già như cụ với những thị phi không đáng có. Nhưng văn hóa hay những giá trị của văn hóa thì nhiều khi đòi hỏi sự rạch ròi, sòng phẳng đến lạnh lùng. Đành chịu vậy!
Ông Vũ Khiêu cũng gần đất xa trời rồi, thơm hoa nàng hoa hậu 1 tí mà sao ì xèo thế ? Gót Phiêu Du .
Bức ảnh GS Vũ Khiêu “thơm má” hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã gây nhiều bàn cãi. Tuy nhiên, một độc giả rất am tường về Hán học của PetroTimes lại không quan tâm nhiều đến hình ảnh “thơm má” mà chú ý nhiều hơn đến câu đối mà giáo sư tặng hoa hậu Việt Nam.
Độc giả T.L ở Hà Nội viết:
“Giáo sư Vũ Khiêu là một vị đạo cao đức trọng, học thức uyên thâm và đã nổi tiếng về tài làm câu đối. Nhưng trong trường hợp này khi giáo sư làm câu đối tặng Kỳ Duyên thì quả thật đây là đôi câu đối rất dở:
“Trí như bạch tuyết tâm như ngọc/Vân tưởng y thường hoa tưởng dung”.
 Vế thứ 2 “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” là một câu thơ của Lý Bạch trong bài “Thanh bình điệu”.
Còn vế thứ nhất thì không hiểu là câu thơ của ai hay là câu của GS Vũ Khiêu. Nhưng đọc kỹ thì thấy “Trí như bạch tuyết” – không hiểu giáo sư có định mỉa mai Kỳ Duyên không khi nói rằng trí tuệ của cô trắng như tuyết. Một bộ óc mà trắng như tuyết thì có nghĩa là… chẳng biết gì!
Về luật đối âm, đối chữ ở trong đôi câu đối này cũng sai. Chẳng ai đi đối “Trí” với “Vân”, “Bạch tuyết” với “Y thường”… Những ai có chút hiểu biết về luật đối có thể dễ dàng nhận ra.
Thế mới biết đụng chạm đến chuyện chữ nghĩa thì chớ nên đùa. Chữ nghĩa không phải là má cô hoa hậu để mà thơm lúc nào cũng được.
T.L  theo Kim Dung Kỳ Duyên .————

Chôm, xào, trù ẻo còn... hun hít! của FB Bổn Đình Nguyễn



Là nói về ông già Vũ Khiêu, chôm chữ Hán để làm câu đối tặng cô Kỳ Duyên. 

Câu đối như sau: Trí như bạch tuyết tâm như ngọc/ Vân tưởng y thường hoa tưởng dung". Câu Trí như bạch tuyết tui không biết ý ông nói gì? Khen cô này khôn như nàng Bạch Tuyết trong truyện cổ Grim chăng (chứ trí mà... trắng như tuyết, nghĩa là không có... chất xám thì tội cô hoa hậu quá!)? Còn "tâm như ngọc" thì nó quen thuộc đến sáo rỗng trong văn chương văn hóa Trung Hoa xưa. Nhưng đến câu này mà báo chí nói của ông thì chán quá. Đó là câu "vân tưởng y thường hoa tưởng dung", là câu đầu trong bài Thanh bình điệu của Lý Bạch mà bất kỳ ai đọc thơ Đường đều biết, nguyên văn như sau: Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung/ Xuân phong phất hạm, lộ hoa nùng/ Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến/ Hội hướng Dao đài nguyệt hạ phùng".(Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng. Gió xuân dìu dặt giọt sương trong. Ví chăng non ngọc không nhìn thấy, Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.- Ngô Tất Tố dịch).

Bài này Lý Bạch viết để ngợi ca Dương Ngọc Hoàn, tức Dương Quí Phi, kẻ lấy cả 2 cha con Đường Minh Hoàng (lấy con trước, lấy cha- tức ông già chồng sau), và sau này chết thảm, khi chết còn bị cả trăm cả ngàn lính thay nhau hiếp dâm cái xác vì dù chết cái thân thể tròn trịa của nàng vẫn rất chi hấp dẫn!

Đầu năm, không biết ý ông lão này là gì mà làm câu đối tặng người đẹp đôi 9 xuân xanh lại chôm, xào của văn hóa người Hoa? Dương quý phi có kết cục bi thảm như rứa mà ông nỡ nào dùng thơ người xưa tặng nàng để xào thành câu đối tặng em Kỳ Duyên. Có trù ẻo hay ý tình gì chăng vì cái bài Thanh Bình điệu kia nó cũng rậm rật xuân tình của lão già với giai nhân xưa? (Nhuận bút câu đối (chôm, xào) cũng không tệ!!! Haha!)

NGUYỄN ĐÌNH BỔN  theo PHUOCBEO’S


24 thg 2, 2015

'Lịch sử sẽ tôn vinh ông Lê Trọng Nghĩa' của Giáo sư TƯƠNG LAI .


Đại tá Lê Trọng Nghĩa

Tôi là một kẻ hậu sinh, đàn em của Anh, được tiếp xúc với anh rất ít, nhưng Anh là một trong những con người chân chính đã để lại trong tôi sự kính phục và yêu mến.
Ấn tượng về đôi mắt rực sáng trong cái nhìn đôn hậu của Anh đã chìm sâu trong ký‎ ức tôi, giục giã tôi và cũng đang day dứt tâm hồn tôi.
Sáng nay, 23.2.2015, đang xúc động với hình ảnh Nguyễn Thái Bình trên VTV1 trong chủ đề quê hương với người Việt Nam ở nước ngoài, bồi hồi nhìn lại hình ảnh những người bạn qu‎ý mến Ngô Thanh Nhàn, Ngô Vĩnh Long kể lại kỷ niệm về Nguyễn Thái Bình, người thanh niên quả cảm bị giết hại năm 23 tuổi, và nay đang là tên một đường phố tại Quận I, Sài Gòn, một chương trình khá nhất của truyền hình Tết vì được xây dựng công phu và có hồn vì có sự chân thật của tình người, thì cháu tôi gọi: "Cậu ơi, bác Lê Trọng Nghĩa mất rồi, đài BBC vừa đưa".

Nghiên cứu và sáng tạo khoa học theo "cơ chế" và "cơ cấu" của Baron Trịnh với Bau X Trinh.


Bài của bác Hoàng Ngọc Diệp, xin phép copy về đây để có thêm một góc nhìn của người bên ngoài về nghiên cứu khoa học ở An-nam.
---------------------------------
NGHIÊN CỨU VÀ SÁNG TẠO KHOA HỌC THEO "CƠ CHẾ" VÀ "CƠ CẤU"
Vào những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010, với tư cách được mời làm 1 “Ủy Viên” hội đồng khoa học của 1 số dự án nghiên cứu & phát triển khoa học tại Việt Nam mình, tôi có được một số kinh nghiệm rất thú vị, chia sẻ đến các bạn trẻ vừa để “mua vui” cũng như vừa để các bạn suy ngẫm nhé!
Đề tài “Phát triển công nghệ LED cho HDTV”, đây là đề tài liên đại học giữa 1 trường tại TP HCM và 1 trường tại Hà Nội. Nội dung chính: Liên kết để nghiên cứu và phát triển con chip LED sử dụng cho HDTV, kéo dài trong vòng 24 tháng với ngân sách ~6 tỷ Đồng VN. Kết quả dự kiến: Sẽ có 1 con chip LED cho HDTV chất lượng cao hơn HDTV của Sony & Sam Sung, tiềm năng sẽ bán ra không dưới vài chục triệu USD. Như vậy, sau hai năm, VN sẽ có con chip LED tiên tiến nhất thế giới và hiệu quả kinh tế cao ngất trời xanh.

Vì sao bức ảnh nhà ông Nông Đức Mạnh làm ‘dậy sóng’ dư luận? VOA theo Phước Beo'S

Năm 1988 lần đầu tiên đến Hà Nội, thăm lăng bác, thăm viếng nhà sàn của Bác, khi ở khu nhà sàn của Bác tôi khóc và thầm phục sự giản dị của Bác, một lãnh tụ lúc nào cũng lấy chữ : Cần, Kiệm, Liêm , Chính và Chí Công vô tư ..... Nếu ông Nông Đức Mạnh, người phát động phong trào : Học tập và làm theo gương Bác Hồ....  nếu ông ta gương mẫu  có lẽ dân Việt Nam giờ nầy sẽ có thêm được ít người bớt nghèo khổ ..... Gót Phiêu Du .
VOA - Một bức ảnh liên quan tới người từng đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt 10 năm trời đã gây ‘sốt’ các trang mạng xã hội ở Việt Nam mấy ngày qua, và sức nóng của dư luận đã buộc một tờ báo phải gỡ bỏ tấm ảnh gây nhiều tranh luận này.

Bài báo viết về chuyến thăm tới chúc Tết các cựu quan chức cấp cao Việt Nam của tờ Tiền Phong có tựa đề “Ban Bí thư Trung ương Đoàn chúc Tết nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước” hôm 19/2, tức mùng một Tết Ất Mùi, đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội.

Bài viết đăng tải những hình ảnh các bí thư thứ nhất của Trung ương Đoàn Việt Nam của một số thời kỳ tới thăm các ông Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh và Nông Đức Mạnh, cũng như tới thắp hương tại nhà cố đại tướng Võ Nguyên Giáp.

23 thg 2, 2015

Đếm bốn bậc, luận “tam đa” của Bình Vương

Bàn đến sự giàu, tự dưng nhớ về học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984). Hơn ba mươi năm trước, ông ghi hồi ký: “...Quan niệm của tôi về hạnh phúc là được tự do, độc lập, làm một công việc hữu ích mà mình thích, gia đình êm ấm, con cái học được, phong lưu một chút đừng giàu”. Ông nói rõ hơn về sự “đừng giàu”: “Khi nghèo thì phải tận lực chiến đấu với cảnh nghèo vì phải đủ ăn mới giữ được sự độc lập tư cách của mình. Nhưng khi đã đủ ăn rồi thì đừng nên làm giàu, phải để thì giờ làm những việc hữu ích mà không vì danh vì lợi. Giá trị của ta ở chỗ làm được nhiều việc như vậy hay không”(*).

Nguyễn Hiến Lê không muốn giàu chẳng phải vì ông sợ “đa phú đa oán”, và - như nhiều người nhận xét ngưỡng mộ ông - với phẩm cách của mình, ông đã đi trọn đường đời giữa hai làn đạn. Song, cái xã hội mà ông từng trải qua, thì đã nhiều thập niên rồi vẫn chưa lành dịu hẳn những chấn thương. Lòng căm ghét người giàu và nhận thức sự giàu có chỉ là do bóc lột, nếu được kích lên một cách vô độ, có khi vô lối, sẽ không tránh khỏi vô nhân.

(TBKTSG) - 1. Các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng khi thiết kế cầu thang nhà ở thường phải tính số bậc thang theo cách đếm bốn cung Sinh - Lão - Bệnh - Tử, sao cho bậc đầu tiên và bậc cuối cùng rơi đúng vào cung Sinh để đem lại điềm lành, niềm tin cho chủ nhà. Ở đây không bàn đến cái mơ hồ hay đúng đắn của thuyết Phong thủy, chỉ muốn nói rằng với cả bốn cung đoạn ấy của một đời người, nào có ai mong chúng được chia đều như những bậc cầu thang!

22 thg 2, 2015

Kiếp sau, sẽ là… chuột cống! của Như Thổ



(PetroTimes) - Có lẽ đây phải được coi là kỷ lục buồn, bởi tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam, đã phải đổ đi vì… không ăn được! 

Số là thế này, ngày 12/2, tại công viên Sa Đéc (TP Sa Đéc, Đồng Tháp), Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập 2 kỷ lục là: Tô hủ tiếu lớn nhất và Đòn bánh phồng tôm lớn nhất.

Tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam này có đường kính miệng 1,5 m, cao 70 cm, thể tích 900 lít, gồm 100kg hủ tiếu, 100kg thịt heo và 600 lít nước súp… có thể phục vụ cho hơn 1.000 lượt khách. Đi cùng kỷ lục này còn có đĩa lót tô đường kính 150 cm, muỗng inox có chiều dài 120cm, đôi đũa gỗ dài 180cm.

20 thg 2, 2015

Đổi mới không cần bao tỉ đô la mà cần con người' của THU LÝ / PNTB.


Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng, thể chế, đổi mới, cải cách hành chính, công chức, tăng trưởng, cải cách
Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh. Ảnh: Lê Anh Dũng
PNTB: Mình thật sự tự hào vì Bộ trưởng Bùi Quang Vinh chẳng những là người Lào Cai mà còn là một người từng thân thiết, có với nhau những kỷ niệm trong cuộc sống.
"Việc đổi mới mạnh mẽ hơn nữa thể chế kinh tế của VN là cần thiết. Điều này không cần dùng nhiều tiền bạc, không cần bao nhiêu tỷ đô la mà cần sự đổi mới ở mỗi cán bộ, vị trí công tác, đặc biệt là các lãnh đạo cấp cao" - Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh trò chuyện với VietNamNet đầu năm với kỳ vọng về sự đổi mới bứt phá của đất nước.

19 thg 2, 2015

Góc ảnh độc (#24): Kỷ lục, nghèo đói và sự tử tế của Baron Trịnh


Những kỷ lục của xứ An-nam... 

Tô hủ tiếu lớn nhất

Bánh tét dài nhất

Bánh chưng, bánh dày lớn nhất

Mâm ngũ quả lớn nhất

Ly café lớn nhất

Chai rượu lớn nhất

... những mảnh đời cơ cực 

Những bữa cơm không bát đũa

Đói rét chờ lũ rút

Tuổi già bươi chải kiếm ăn

Những đứa trẻ màn trời chiếu đất

Những chỗ trú không thể gọi là nhà

... và sự tử tế đứng áp chót trong bảng xếp hạng (124/125 nước khảo sát) của thế giới (Theo The Economist)

Tô hủ tiếu đổ đi và căn bệnh “thích kỷ lục” ĐVO theo PNTB.


Tô hủ tiếu đã được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam.
Tô hủ tiếu đã được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam.

(ĐVO) - Tô hủ tiếu kỷ lục lớn nhất Việt Nam đã phải đổ đi sau khi trưng bày, trong khi đó, hàng chục ngàn hộ dân vẫn phải chờ cứu đói dịp Tết.

Có lẽ hiếm có người dân nước nào “nghiện” kỷ lục như người dân nước ta. Cứ thử điểm lại mà xem, nào là bánh chưng to nhất, bánh dày to nhất, ly cà phê lớn nhất, bánh xèo lớn nhất… dạo trước bỏ còn có ông nhà thơ bỏ tiền để làm một tập thơ lớn nhất nữa, đặng tỏ mặt với đời.

Mới vừa đây, ngày 12/2, tại công viên Sa Đéc (TP Sa Đéc, Đồng Tháp), Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập 2 kỷ lục là Tô hủ tiếu lớn nhất và Đòn bánh phồng tôm lớn nhất.
Tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam có đường kính miệng 1,5 m, cao 70 cm, thể tích 900 lít, gồm 100kg hủ tiếu, 100kg thịt heo và 600 lít nước súp… có thể phục vụ cho 1.000 lượt khách.Đi cùng kỷ lục này còn có đĩa lót tô đường kính 150 cm, muỗng inox có chiều dài 120cm, đôi đũa gỗ dài 180cm.

Mưa xuân - Bài thơ viết về mùa xuân và tình yêu hay nhất của Nguyễn Bính của Nguyễn Tường Thụy .





Mùa xuân đọc bài Mưa Xuân của Nguyễn Bính, thử so sánh mùa Xuân thời Nguyễn Bính sáng tác bài thơ nầy với những mùa Xuân hiện nay ....... Gót Phiêu Du.

Thơ Nguyễn Bính hay hơn ở những sáng tác trước năm 1945, tức là khi ông chưa sáng tác theo phương pháp hiện thực XHCN, chưa có tính đảng. Đây cũng là nét chung của các nhà thơ trong phong trào thơ mới như Xuân Diệu, Tế Hanh, Huy Cận, Chế Lan Viên…

Trong giai đoạn này thì thời kỳ 1936-1940 là thời kỳ rực rỡ nhất của thơ Nguyễn Bính, trong đó thành công hơn cả là mảng mùa xuân - làng quê - tình yêu. Sau đó thì đuối dần.

Lời chúc tết cho tử tù Hồ Duy Hải theo Người Đồng Bằng .



Đêm cuối cùng của năm con ngựa sắp qua. Hơn chín mươi triệu người Việt đang say giấc nồng của mùa xuân mới nhưng tôi biết có một gia đình vẫn đang trong giấc ngủ chập chờn, trong cơn lo lắng phập phồng như bảy năm qua họ đã trải qua. Riêng trong cái tết này sự căng thẳng, phập phồng của họ càng cao hơn nữa. Việc thi hành án được đình hoãn để xem xét lại. Hy vọng thắp lên đồng thời nổi lo càng lớn vì sau quyết định lần này thì thế gian không còn nơi nào để họ khiếu nại được nữa, chỉ còn có trời mà trời thì ở quá xa. Không phải vô cớ tôi lại nặng lòng với người không quen biết. 

Xuân đến, xuân đi của nhạc sĩ Tuấn Khanh .


21f9d79c256fd02aad57f43d66bdde97ada1285ed7e7f957ca8898ca09729279
Sáng 30, đường phố Sài Gòn vắng đi, nhưng không vắng hẳn. Điều dễ thấy của xuân năm nay là những người buôn bán nghèo khó vẫn tiếp tục cầm cự bày hàng. Vỉa hè nhiều nơi vẫn còn chen nhau kiếm thêm chút, dành dụm cho một năm mới dự báo không nhiều niềm vui.

18 thg 2, 2015

Kiểm duyệt … quá khứ! của Nguyễn Văn Tuấn / Tuan's blog .

Ở miền Nam trước 1975, các tác phẩm của TLVĐ được dùng làm sách giáo khoa môn văn bậc trung học, nhưng ở miền Bắc thì những tác phẩm này bị cấm một thời gian khá dài. Mãi đến sau 1975 nhà cầm quyền mới cho in lại những tác phẩm của nhóm TLVĐ, nhưng ít ai chú ý rằng bản mới bị kiểm duyệt, với một số chi tiết bị xoá bỏ. Ngay cả sách của cụ Hoàng Xuân Hãn cũng bị kiểm duyệt. Có lẽ phải gọi đó là một sự kiểm duyệt quá khứ.



Tôi mới đọc một bài viết của Phạm Phú Minh đăng trên Diễn Đàn Thế Kỷ (trước đây là Tạp chí Thế Kỷ 21) về tình trạng kiểm duyệt sách ở VN. Xin trích một vài đoạn liên quan:

LUẬN : CÂY PHÁO của Trịnh Kim Thuấn .


Xuân đã về ! Xuân đã vế… Ngày xửa, ngày xưa Xuân đi kèm với pháo, nay chỉ có Xuân chứ không có pháo, nên cảm thấy thiếu thiếu cái chi chi ….

Ngày Tết có những món ăn và không phải món ăn nhưng phải có trong ngày Tết ( của những năm về trước) :

Thịt mỡ, Dưa hành, Câu đối đỏ.
Nêu cao, tràng Pháo , Bánh chưn xanh .

Thịt mỡ, Dưa hành, Bánh chưn xanh là món ăn được, còn Câu đối đỏ, Nêu cao, tràng Pháo không ăn được nhưng không thiếu trong dịp Tết . Kể từ Tết 1995 thì không còn pháo và cây nêu nửa ( vì pháo được treo trên cây nêu để hù dọa ma quỷ, nay không còn pháo thì cây nêu mất hết ý nghĩa , dựng lên mà chi ?… ( theo Chỉ thị số 406/TTg  :  ……“ Kể từ ngày 01/01/1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước ( trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa) Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 08/8/1994 ).

17 thg 2, 2015

Muốn người dân dùng hàng nội hãy biết tự sửa mình! của Nguyễn Đình Bổn .

Gia đình tôi luôn dùng hàng nội, lý do đầu tiên là tài chánh. Chỉ có những phương tiện không có hàng Việt tương đương như xe máy, TV, tủ lạnh… thì mới chọn hàng ngoại. Bản thân tôi ý thức điều này rất rõ, nhưng tôi đã từ chối ba thương hiệu hàng nội được chính chủ nhân chúng tôn xưng “hàng đầu thế giới” như sau:

Một biếm họa liên quan đến xìcăngđan chất lượng sản phẩm của 
Tân Hiệp Phát đang được nhiều trang facebook chia sẻ. Ảnh: internet

- Đầu tiên là cà phê Trung Nguyên. Tôi nhớ khi xuất hiện cửa hàng bán cà phê TN và cà phê hạt tại chỗ đường rầy đường Nguyễn Kiệm, tôi là một trong những khách hàng đầu tiên đến mua. Nhưng nhiều năm sau,khi thương hiệu này lớn mạnh, chất lượng đã giảm đi, và khi đọc những dòng quảng cáo như đại bác nào là “Tập đoàn cà phê chuyên cho sáng tạo não” hay “Lãnh đạo cà phê thế giới”!!! tôi đâm sờ sợ, khi các loại cà phê hạt khác xuất hiện, tôi đổi gu uống và cảm thấy ngon hơn, hài lòng hơn rất nhiều, uống thanh thản, chả phải lo “sáng tạo não” (?) hay làm… lãnh đạo thế giới!

Mười bẩy tháng Hai Bẩy chín – nhớ gì ghi nấy. của NND/ PNTB theo



Năm ấy, tôi là giảng viên ở Trường Đảng tỉnh Hoàng Liên Sơn (thị xã Yên Bái). Cách đấy hai ngày, trong một buổi nói chuyện thời sự, ông Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy khẳng định: “Tình hình biên giới rất căng thẳng, nhưng các đồng chí cứ yên tâm, Trung Quốc không thể đánh chúng ta bằng quân sự được”… 

Tôi hiểu, đó là thông điệp của Trung ương, ông Trưởng ban Tuyên giáo nói là nói theo Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương nói là ý của Bộ Chính trị, chứ đó tuyệt nhiên không phải là phát ngôn cá nhân. Và điều đó hoàn toàn có lý. Cùng là nước xã hội chủ nghĩa anh em, ai lại đánh nhau!

Không đủ, thậm chí là sự tử tế của Đào Tuấn


 LĐO - Một chiều cuối tháng 11.2008, Tô Phương Trọng (ngụ tại Tân Đức, Đầm Dơi, Cà Mau) cùng bé gái hàng xóm 5 tuổi vào sân bưu điện bẻ cau. Ngay tối đó, Trọng bị công an tới nhà bắt giữ vì tình nghi hiếp dâm bé gái. Khi đó, cậu mới 14 tuổi 3 tháng và đang là học sinh lớp 7.

Sau buổi chiều hái cau định mệnh đó, Trọng ngồi sau song sắt suốt 3 năm 7 tháng cho đến khi được tuyên vô tội. 

3 năm 7 tháng. Có nghĩa là hơn 1.300 ngày uất ức vì oan sai!

Giờ đây, trong một căn chòi tôn ven đô, cậu vẫn chỉ thấy một tương lai màu xám mờ mịt trước mắt. Cha đã mất mấy năm trước khi hay tin cậu bị bắt giam. Mẹ tái phát bệnh. Những người anh em xấu hổ phải bỏ đi làm ăn xa. Còn Trọng, đến giờ vẫn chưa được làm giấy chứng minh thư. Ngày ngày sống tạm bằng ít tôm cá ngoài đầm.

16 thg 2, 2015

Lên đàng ngày xưa, Lên đàng ngày nay …. của Trịnh Kim Thuấn.



 Mỗi khi nhắc đến tên tuổi những người như Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Văn Khê,  Nguyễn Mỹ Ca… là chúng tôi cảm thấy như nghe đến tên những ngọn núi Thái Sơn, trong lòng dâng niềm kính trọng và cảm thấy tự hào vì đất nước có những người tầm vóc, lặng thầm đóng góp trí tuệ cho Dân tộc. Họ thực sự là những trí thức, những trí thức đúng nghĩa. 

Sau giữa tháng 5/1975 gặp lại người bạn học cùng lớp tên Mai Kế Nghiệp, quê Thốt Nốt,  lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đã biết Nghiệp gọi ông Mai Văn Bộ là chú ruột, bọn chúng tôi rất hâm mộ ….. Sau đó nghe nói Nghiệp sang Pháp ở cùng chú, chúng tôi không gặp lại nhau, mặc dù Long Xuyên – Thốt Nột  chỉ 18 cây số …… Thấm thoát gần 40 năm không gặp, nhưng sự thật là Nghiệp vẫn ở tại quê nhà ……

Tình cờ nghe điện thoại của Nghiệp! Mừng không thể xiết. Thế là tôi báo ngay cho các bạn cùng lớp hơn 40 năm trước như Lê Thanh Y (Mường Kha) ở Thánh địa Hòa Hảo, Võ Văn Thả (Mặc Nhiên Hương) ở Vĩnh Khánh, Đỗ Kim Lứa ở Long Xuyên… Một cuộc họp mặt bất thường tại nhà Nguyễn Thanh Nhàn ở Long Xuyên…

Truyện ngắn : Nghịch cảnh của Thiện Tùng -



  • Xóm Tre, tên gọi tự thuở nào. Một cái xóm mà trước đây dân làng trồng tre thành lũy. Nó nằm giữa hai con lộ Lý Thường Kiệt hướng đông (Giồng Nhỏ); Lộ Dừa hướng tây (Giồng Lớn). Hai con lộ nầy cách nhau hơn ngàn thước. Xóm Tre cách nội ô thành phố Mỹ Tho cũng chỉ chừng một ngàn thước. Ấy thế mà, những năm 1954-1975, nơi đây là chỗ dựa, là bàn đạp cho những người kháng chiến thâm nhập vào nội thành Mỹ Tho.
    Tôi yêu mến xóm Tre, đúng hợn là tôi yêu bần dân Xóm Tre, họ nghèo nhưng không hèn, gan góc và thủy chung.

Truyện ngắn - Nhà Có Hoa Anh Đào của Tưởng Năng Tiến

  • Khi mở cửa bước ra sân sau, cả hai bố con tôi đều đứng sững, mở lớn mắt nhìn.
    - Có cây hoa đào con ơi! Bố tôi kêu khẽ ngạc nhiên.
    - Dạ, hoa đào.
    Tôi đáp nhỏ rồi đứng lặng ngắm bầy ong bé tí đang lượn quanh những bông hoa vừa hé nở. Dạo ấy, vào khoảng cuối năm, mận đào ở Mỹ đang độ khai hoa. Những cánh hoa hồng thắm, mong manh trong nắng sớm gây trong tôi một niềm xúc cảm êm đềm và nhẹ nhàng nhưng sâu đậm. Lâu lắm, tôi mới lại nhìn thấy hoa đào.
    Trí tưởng của tôi bỗng quay nhanh về một thành phố cũ, nơi mà tôi đã lớn lên và đã ướp đẫm tuổi thơ của mình bằng hàng trăm loại hương hoa: hoa hồng, hoa ngũ sắc, hoa rẽ quạt, hoa bìm bìm, hoa dạ lý, hoa mận...; và tất nhiên là phải có hoa đào. Nói một cách hơi quá ướt át, người ta vẫn gọi đó là "xứ hoa đào" mà.

Ăn để…làm gì? của HIỆU MINH .

Nếu hỏi người bình thường, câu trả lời là “ăn để sống”, không ăn sẽ chết. Tùy thể lực, cân nặng, điều kiện bên ngoài, có người nhịn ăn được rất lâu, có người ít hơn, các nhà khoa học ước khoảng một người có thể nhịn ăn từ 28 đến 40 ngày.

Khỉ nguyên con
Rượu ngâm khỉ nguyên con. Ảnh: Internet



Năm 1981, những tù nhân Bắc Ireland đã nhịn ăn để phản đối chế độ Vương quốc Anh, có 10 người đã chết sau khi nhịn đói trong khoảng 46 đến 73 ngày. Vào tuổi 74, gầy gò da bọc xương, nhưng vị thánh hiền Matma Gandhi nhịn 21 ngày, không ăn gì, chỉ uống nước mà ông vẫn minh mẫn.

Không ăn dài ngày chưa chết ngay, nhưng ăn nhiều thứ bổ béo cùng một lúc, thì dễ đi sớm hơn dự định.

Người Mỹ ăn…để chết

Thỉnh thoảng VP có liên hoan. Nhìn nhiều bà, nhiều cô, có cả các ông, đen có, trắng có, nhờ nhờ cũng đông, lấy một đĩa tú hụ thức ăn, rồi socola ngọt lừ, bánh ga tô toàn đường, một cốc coca khoảng nửa lít, thế mà chơi sạch bách. Làm gì mà không béo.

Tìm thông tin blog