27 thg 8, 2016

Suy nghĩ trước một năm học mới Trịnh Kim Thuấn


Con người đúng nghĩa là con người được phát triển đủ hai phần: Thần xác và Thần hồn. Về Thần xác có một Bộ chăm lo (Bộ Y), còn Thần hồn (tư duy trí tuệ, tình cảm…) thì có nhiều cơ quan “phát sóng” như Tuyên giáo, Giáo dục, Văn hóa, nghệ thuật… nhưng chủ yếu vẫn là “Bộ học”.
Cái sự học lâu nay có quá nhiều điều khiến người dân xứ này bức xúc, bởi nó trực tiếp liên quan đến tương lai con cái họ. Nhiều quan chức và đại gia lắm tiền nhiều của thì sợ học trong nước, con cái không thành người, nên đều cho xuất dương.
Ở đất nước có truyền thống “học để làm quan”, thì cái sự học lại càng nóng bỏng, tạo ra sức ép cho cái “Bộ học” này. Các nhân sĩ, trí thức, báo chí…, các diễn đàn ở các cấp từ cơ sở đến cơ quan đầu não như Trung ương, Quốc hội đều có vẻ “lắm lời” về cái sự học.

17 thg 8, 2016

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Một Đóa Hoa (Nhầu) Cho Người Ngã Ngựa Ảnh của tuongnangtienThứ Tư, 08/17/2016 - 03:55 — tuongnangtien


Nhật ký Vương Trí Nhàn, ghi ngày 14 tháng 8 năm 1979, có đoạn rất xúc cảm. Đọc mà không ứa nước mắt (chắc) cũng ứa gan: “Các bệnh viện quá đông người. Bệnh viện St.Paul khoa nhi ba trẻ con một giường, đêm có đứa ngã xuống đất chết luôn. Không có điện, nhiều trẻ bị chết, các bà mẹ trông cả về Lăng Bác mà khóc.”
Ba mươi năm sau, vào ngày 1 tháng 12 năm 2008, báo Tuổi Trẻ đi tin: “Tám bệnh nhân trên một giường ... tại các khoa hô hấp, sốt xuất huyết BV Nhi Đồng 1, bệnh nhân nằm gần kín các hành lang...  Ban ngày hành lang còn có lối nhỏ để đi, chứ đến đêm kín mít chiếu. Mỗi gia đình là một khoảnh chiếu, cứ nằm vậy để thay nhau chăm con...”

7 thg 8, 2016

Nhà văn Dương Nghiễm Mậu Đăng bởi Hai Hoang Van on Chủ Nhật, ngày 07 tháng 8 năm 2016 | 7.8.16



Nhà văn Dương Nghiễm Mậu, tên thật Phí Ích Nghiễm, một cây bút nổi trội của văn học miền Nam vừa qua đời ngày 2 tháng 8 tại Sài Gòn với số tuổi 80. Ông mất đi để lại gia tài là những cuốn sách âm thầm trên giá, vài bức tranh sơn mài chưa kịp bán và câu chuyện của những nhà văn miền Nam bị trù dập, tấn công sau năm 1975 mà ông là một chứng nhân lẫn nạn nhân.

Vũ Hạnh, nhân vật chủ chốt trong Hội đồng đánh giá Văn Học Miền Nam tại Thư Viện Quốc Gia đã dùng “Bút máu” của ông đâm thấu tim bốn tác phẩm này như ông đã từng chỉ điểm những nhà văn, nhà thơ khác sau khi miền Nam chìm sâu dưới ngọn lửa đốt sách.

5 thg 8, 2016

ĂN CẮP VĂN .của Trịnh Kim Thuấn .

ĂN CẮP VĂN .

 Được tin nhà văn Dương Nghiễm Mậu vừa qua đời, nhớ lại thời đi học tôi thích xem các truyện của Dương Nghiễm Mậu…. có 1 số truyện sau nầy còn nhớ, nhưng lâu quá lại quên của nhà văn nào, mấy năm trước nhớ lại cốt truyện, đành ăn cắp văn của Dương Nghiễm Mậu, viết truyện ngắn nầy, năm rồi được biết ở Sài Gòn có tái bản lại tập truyện ngắn Nhan Săc….. vậy là truyện được lấy ra từ đây. Hôm nay đăng lại với lòng thành kính chia buồn cùng gia đình nhà văn Dương Nghiễm Mậu và xin ông tha cho tội “ăn cắp văn” của kẻ hậu sinh nầy . Trịnh Km Thuấn .

Bí mật bên sông Tần Hoài .

Trịnh Kim Thuấn
Thứ sáu ngày 2 tháng 8 năm 2013 5:36 AM

THÀNH PHỐ NAM KINH, vào năm . . . . . . một đêm mùa Hạ.

Thương nữ bất tri vong quốc hận.
Cách giang do xướng hậu đình hoa .

Lời người kể chuyện : Tôi chỉ là người giúp việc cho một Nhà Thuyền trên sông Tần Hoài (loại nhà hàng nổi có ca hát …), nghe lóm được, xin kể lại :

Vầng ô vừa khuất phía Tây, không khí oi nồng của một ngày mùa Hạ giảm xuống thấy rõ.

Phố thị vừa lên đèn, khu phố đông đúc nhất của thành phố là các con đường dọc theo hai bên bờ sông Tần Hoài. Nam thanh, nữ tú dập dìu, đi dạo, hít thở không khí trong lành từ gió sông thổi lên … Các Nhà thuyền cũng bắt đầu tấp nập khách. Còn gì thú vị bằng : ngồi trên Nhà thuyền, bập bồng sóng nước, uống 1 chung trà, hớp một ngụm rượu, ngồi nhìn và nghe các nàng kỹ nữ hát, múa …

Khóc nữa đi con, mầy khóc nữa đi con! Nguyên Đại 8-4-2016


Mẹ quê hương khóc. Ảnh:
Mẹ quê hương khóc. Ảnh: internet
Sáng nay, tôi đọc bài viết:Nghệ Sĩ Kim Tuyến: “Tôi chọn tự do, và không hối tiếc”, của nhạc sĩ Tuấn Khanh đến đoạn nói về những gì xảy ra đối với bà Kim Tuyến trong những ngày vừa sau 30/4/1975:
“Sau đó theo lời kêu gọi của chị Kim Cương, tôi [Kim Tuyến] đến họp tại Hội Nghệ Sĩ. Rất đông các cô chú và anh chị nghệ sĩ tân cổ tụ tập bên hông trụ sở và phía sân sau. Khi thấy tôi và nghệ sĩ Tùng Lâm ngồi trò chuyện, chị Kim Cương ngồi xuống bên cạnh tôi. Tôi nói ‘Chị ơi em buồn quá’.

4 thg 8, 2016

Nghệ sĩ Kim Tuyến: “Tôi chọn tự do và không hối tiếc”. của nhạc sĩ Tuấn Khanh .


“Tôi thấy mình đã quyết định đúng khi vượt biên rời khỏi chế độ cộng sản VN để cho gia đình và con cháu tôi có một cuộc sống an lành và tốt đẹp hơn. Tôi đã quyết định đúng khi chọn nước Mỹ, một nước tôn trọng tự do dân chủ và nhân quyền, một nước thật sự của dân, do dân và vì dân”.
Nghệ sĩ Kim Tuyến. Ảnh: internet
Nghệ sĩ Kim Tuyến. Ảnh: internet/ blog TK
Tình cờ gặp được chi Kim Tuyến, một trong nghệ sĩ tài danh của giới biểu diễn miền Nam trước 1975. Dù ở trong các tuồng diễn của gánh hát Kim Chung hay Dạ Lý Hương, thì cái tên Kim Tuyến luôn đứng cùng với Hùng Cường, Tấn Tài, Thanh Hải… Khán giả của thập niên 60 luôn đánh giá tài năng của chị không khác gì Ngọc Giàu, Bích Sơn, Phượng Liên, Thanh Thanh Hoa…  Giọng hát và lối trình diễn của chị là sự thu hút đặc biệt trên sân khấu của Sài Gòn. Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà chị gặp không ít khó khăn sau tháng 4-1975 bởi chọn lựa của mình.
Tháng 7/2016, chị Kim Tuyến có kể về cuộc gặp giữa chị và nghệ sĩ Kim Cương. Giữa trùng phùng đó, người nghệ sĩ của Little Saigon đã bất ngờ bật ra câu hỏi với nghệ sĩ Kim Cương rằng vì sao bà lại là một cán chính nằm vùng.
Câu hỏi đó, cũng bật tung cánh cửa quá khứ, mở ra những điều âm ỉ chưa ai nói hết. Lịch sử ghi lại vô số những dữ kiện lớn lao, nhưng đôi khi vẫn thiếu những câu chuyện đời mà khiến ai nấy đều phải trầm ngâm suy nghĩ. Ngày chiến tranh ấy xa rồi, nhưng có những vết thương không bao giờ có thể lành.

3 thg 8, 2016

NGHỊ QUYẾT ? và Ngày mai chúng ta ăn gì ? của Trịnh Kim Thuấn .



Ông Nguyễn Minh Nhị ( Bảy Nhị) cựu Chủ tịch tỉnh An Giang, là 1 nhà thơ, nhà văn nổi tiếng ở An Giang, có xuất bản thơ, văn… cũng là 1 cây viết trên báo mạng nổi tiếng … nhất là Bài phỏng vấn của báo Nhân Dân :

Tâm tình Ông Bảy Nhị “ CHỈ CẦN RÀNH BỐN PHÉP TOÁN là làm được lãnh đạo “ do Hồ Cúc Phương thực hiện

Việt Nam: 40 năm chưa qua khỏi cánh đồng?

 Bốn mươi năm thống nhất đất nước, 30 năm đổi mới cơ chế quản lý, mà chúng ta đi không qua khỏi cánh đồng là do tư duy và nền quản trị quốc gia có những vấn đề chưa tương thích?
……………………………………………………………………………………………
10 năm (1975-1985) ta phải "dò đường", đi trên ruộng nhà mà đói là do chúng ta luẩn quẩn chưa thoát ra khỏi tư duy bao cấp. 30 năm đổi mới, cả nước đi trên hai chân mà ta tự hào là "tam nông", nghĩa là nông dân làm nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Đây là đường lối xuyên suốt qua tất cả các kỳ đại hội và trong các báo cáo về kinh tế xã hội bao giờ cũng bắt đầu từ "sản xuất nông  nghiệp".

Tìm thông tin blog