“Một Quốc hội có năng lực, Chính Phủ sẽ có năng lực, một Quốc hội thỏa hiệp Chính phủ sẽ lộng quyền”. “Hình như có hiện tượng “ăn sẵn” từ phía chính Quốc hội. Đó là trình cái gì thì bàn cái đó, không đưa ra thì không bàn kiểu “đưa gì ăn nấy”, không đưa thì thôi”.
Đó là phát biểu của ông Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội XIII về mối quan hệ
giữa Quốc hội và Chính phủ và của bà Phạm Thị Loan, Đại biểu QH XII nói về sự
“bị động” của Quốc hội trong việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật nói
chung, việc Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992 không trình phương án đổi tên nước
nói riêng.
Có thể nói, việc thay đổi tên nước là một trong những vấn đề nóng nhất nghị
trường Quốc hội những ngày qua.
Nhiều ý kiến đưa ra bày tỏ sự không đồng tình,
thậm chí thất vọng của một số đại biểu về việc Ủy ban Dự thảo đã rút phương án
thay đổi tên nước ra khỏi chương trình nghị sự. Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM)
bày tỏ sự thất vọng qua lời nhắn gửi trực tiếp tới Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang: “Xin thưa với Chủ tịch nước, tôi không còn từ nào hơn để nói là thất
vọng”.
Tuy nhiên, bài viết này không đặt vấn đề nên hay không nên đổi tên nước mà xin
được đặt một câu hỏi khác, có hay không việc thiếu chủ động trong một số hoạt
động của Quốc hội?
Xin được dẫn nguyên văn lời của Đại biểu QH XII Phạm Thị Loan: “Tôi thấy hình
như từ lâu, đã có hiện tượng “ăn sẵn” từ phía chính Quốc hội. Đó là trình cái
gì thì bàn cái đó, không đưa ra thì không bàn kiểu “đưa gì ăn nấy”, không đưa
thì thôi. Hậu quả là không ít việc chưa cần thì được đưa ra bàn và ngược lại,
việc cần thì không được bàn.
Tại kỳ họp này, qua phản ánh từ báo chí, được biết nhiều Đại biểu Quốc hội rất
mong muốn được bàn và quyết định việc có nên thay đổi tên nước hay không. Thế
nhưng đến phút cuối, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lại không trình ra
trước Quốc hội.
Bằng thẩm quyền của mình, tôi nghĩ các Đại biểu hoàn toàn có quyền yêu cầu Ủy
ban soạn thảo có trách nhiệm trình Quốc hội, tránh hiện tượng bị động như đã
diễn ra lâu nay”.
Có thể nói từ những gì đã và đang diễn ra cho thấy lời “thú nhận” của “người trong cuộc” Phạm Thị Loan không phải là không có cơ sở.
Có thể nói từ những gì đã và đang diễn ra cho thấy lời “thú nhận” của “người trong cuộc” Phạm Thị Loan không phải là không có cơ sở.
Ví như trước việc Ủy ban Dự thảo không trình phương án đổi tên nước, theo ý
hiểu của mình, Đại biểu Quốc hội hoàn toàn có đủ quyền hạn yêu cầu Ủy ban Dự
thảo có trách nhiệm thực hiện việc này. Quyền lực của Quốc hội là quyền lực của
dân, tức là thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Việc có hay không đưa phương án đổi tên nước vào chương trình nghị sự không chỉ
thể hiện tính dân chủ, quyền lực của Quốc hội (tức là quyền lực của dân) mà còn
nâng cao tính chủ động của Quốc hội trong các hoạt động của mình.
Trong một bài viết ngắn “Ông Dương Trung Quốc nói về Quốc hội và Chính phủ”
trên báo Tiền phong ngày 31/5, có đoạn: “Như nhiều lần tôi (Đại biểu Dương
trung Quốc - NV) đã phát biểu, Quốc hội nào Chính phủ ấy: Một Quốc hội có năng
lực, Chính phủ sẽ có năng lực, một Quốc hội thỏa hiệp Chính phủ sẽ lộng quyền”.
Vâng, “Quốc hội thỏa hiệp, Chính phủ lộng quyền”. Vậy nếu một Quốc hội “bị
động”, “đưa gì ăn nấy” như nhận xét của ĐB. Phạm Thị Loan thì sẽ như thế nà
BÙI HOÀNG TÁM (THeo Tran Nhuong.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét