BI KỊCH :
Đập thủy điện Ia krêl làng
Bi, xã Ia Dom (Đức Cơ-Gia Lai) bị vỡ, hàng chục người dân “may mắn sống sót và thoát chết “ và nhiều
hecta hoa màu bị thiệt hại (ước tính ban đầu khoãng 3 tỷ đồng) nhiều sai phạm
liên quan đến công trình nầy mới bị phanh phui .
. . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ấy vậy mà khi sự cố trên xảy
ra, mới vỡ lẽ Sở Công Thương tỉnh Gia Lai chưa hề có hồ sơ pháp lý dự án chất
lượng công trình. Không chỉ vậy, dù sự việc xảy ra đã được 1 ngày, nhưng sáng
ngày 13/6 khi PV Dân Trí hỏi ông Huỳnh Ngọc Tục, GĐ Sở Công Thương, đơn vị nào
đã thiết kế bản vẽ thi công, ông Tục vẫn chưa trả lời ngay được ! Dư luận cũng
bật cười chua xót trước câu trả lời của ông Tụ cho câu hỏi :” Đập thuỷ điện Ia
krêl có đoạn nào được áp bê tông ?”Ông Tụ nói :. Câu hỏi rất khó trả lời, vì có những chổ đã
làm bê tông đã trôi rồi “ …………………………………………………………………
……………………………………… hết ý kiến !
Bi kịch là : hàng chục người
dân bị nước cuốn trôi may mắn thoát chết, nhiều hecta hoa mầu bị thiệt hại, ước
tính khoãn 3 tỷ đồng…..
Còn người là còn tất cả, con
người là vô giá kia mà, vật chất thiệt hại ước tính là 3 tỷ, ừ không sao, con
số nầy không lớn, huyện Đức Hòa lo được, quyên góp được …. Lá lành đùm lá rách,
quan trọng là sau vụ vỡ đập nầy, UBND tỉnh Gia Lai và UBND huyện Đức Hòa có suy
nghĩ gì không ? Theo báo chí cho biết Chủ dầu tư là Công Ty cổ phần công nghiệp
và thủy điện Bảo Long- Gia lai, lại theo các báo thì Công ty nầy không được rồi,
năng lực không có, tài chính cũng không, chủ yếu là tận diệt rừng thôi ( không
riêng ở Gia Lai mà hiện đang ở nhiều tỉnh khác đều hăng say với các đập thủy
điện. các nhà khoa học danh tiếng đã cảnh báo nhiều). Vấn đề là đừng để người
dân trong khu vực NHÂN TAI nầy bị đói, phải làm cho rõ chuyện trách nhiệm và
không trách nhiệm để đưa Công Ty CP công
nghiệp và thủy điện Bảo Long ra trước
pháp luật…… trắng , đen. Nếu không, thì các vị phải mang tiếng thị phi đấy nhé.
Ông Huỳnh Ngọc Tục Giám Đốc Sở Công Thương
(không hiểu ông Tục đang có bằng Tiến Sĩ hay Thạc Sĩ ạ ! mà trả lời trớt quớt)
( theo báo Dân Trí).
Hy vọng tỉnh Gia Lai không
còn trường hợp tương tự xảy ra, người dân làng Bi, xã Ia Dom ổn định cuộc sống.
TỪ CÁI ĐẬP ĐẾN CÁI ĐÊ
BI KỊCH :
Liên quan đến vỡ đập, vào
Tranhung 09, đọc bài NGÀI CÔNG SỨ của Đức Hậu, chuyện kể hiện đại về viên công sứ
người Pháp quyên sinh vì dân bị lụt ở Thái Bình vào ngày 16/8/1913 (nhằm rằm tháng
7- lễ Vu Lan năm Quý
Sửu)
Xin trích :
…………………………………………………………………
Lời dẫn :
Viên công sứ người Pháp (lớn hơn chức bí thư tỉnh ủy ngày nay) được cử về Thái
Bình hồi đầu thế kỹ 20. Tổng đốc Thái Bình khi đó là ông Phạm Văn Thụ. Hai ông
: 1 ông Pháp, 1 ông Việt đã đi thị sát dân sinh vùng vỡ đê. Vỡ đê và lũ lụt là
chuyện cơm bữa ở vùng đất Thái Bình. Cuối cùng viên công sứ đã quyên sinh vì tự
thấy mình có lỗi, xin được chết để chia sẻ với người dân bản xứ. Đó là câu chuyện
lưu truyền trong dân gian, bây giờ đã đi vào truyện ngắn của nhà văn Đức Hậu.
Hãy đọc đúng như là văn học, tạm thời bỏ qua những gì như là truy vấn hiện thục
trong lịch sử ở trang đầu.
TRÍCH : NGÀI CÔNG SỨ.
Công sứ Parret vừa đi kinh lý
3 huyện vùng duyên hải Thái Bình về, thì được cấp báo 1 khúc đê thuộc huyện Thư
Trì sắp vỡ ………………….
………………………………………………………………………….
(một cuộc đối đáp giữa Thống
sứ Leson Louis Jean Georges Destenay và Công sứ Parret):
Thống sứ : Chắc ngài có biết
đó là 1 trong các trọng tâm phản loạn của phong trào Cần Vương chứ ? Thậm chí
khi Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Thuyết đã chết mà mấy tên Tạ Hiện, Nguyễn Quang
Bích, Phạm Huy Quang, Nguyễn Thiện Thuật vẫn lôi kéo nông dân kháng chiến gây
thiệt hại lớn cho chúng ta chứ ?
-
Thưa Thống sứ,
tôi biết. Tôi nghĩ là lẽ thường tình, vì đây là đất nước của họ. Perret đáp khẽ
khàng .
Thống sứ Destenay sẳn giọng :
Đây là xứ Đông Pháp như Chúa đã an bài. Triều đình của họ quá thối nát, đã mời
chúng ta váo khai hóa văn minh cho họ. Ngài phải cai trị vì quyền lợi và danh
dự của nước Đại Pháp, đó là mệnh lệnh. Ngài hiểu không ?
- Triều đình của họ thối nát là nỗi bất hạnh
của dân tộc họ. Tôi nghĩ người dân của họ cũng như người
dân của chúng ta, chỉ khác là họ quá lạc hậu và nghèo khổ. Chúng ta khai hóa văn minh cho họ cũng phải tính đến văn hóa
và lịch sử của họ, chứ không thể dùng sức mạnh nô dịch họ. Họ không như những
thuộc địa ở Phi châu và vùng Caribé đâu, thưa ngài !
Thống sứ Destenay
không cần kềm nén được nữa, đập tay xuống bàn ……………………………………………………………………………….
Tất cả lính gác
và người bồi đứng ngoài cửa. Tổng đốc Thụ cùng Chánh mật thám, bác sĩ Caseaux
và viên thư ký vào phòng. Công sứ Perret còn mặc nguyên bộ quần áo bùn đất (đi
thị sát nơi đê vừa bị vỡ), nằm gục trên bàn, tay trái đặt trên 1 tờ giấy, tay
phải cầm hờ khẩu súng được chiếu sáng bởi ánh nắng thu chói lọi hắt qua cửa
kính. Jean Gasquet (Chánh mật thám) thận trọng
chìa tờ giấy dưới tay người quá cố đưa cho Tổng đốc Phạm Văn Thụ. Đó là
bút tích của ngài Công sứ viết bằng tiếng Pháp : “ Tôi được bổ về Thái Bình
giúp dân khai hóa, sống an hòa, ấm no. Vỡ đê Phú Chữ làm chết hại dân lành có
phần trách nhiệm của tôi, mà tôi không thể làm gì giúp dân trong nỗi thống khổ
nầy. Tôi xin lấy cái chết để chia sẽ với người dân “.
Công sứ PARRET để
lại chỉ có thế. Ông chết ngày 16/8/1913, đúng vào ngày rằm tháng bảy, năm Quý
Sửu, ngày lễ Vu Lan của người Việt Nam .
(Đây là một bài
văn, nhưng là chuyện có thật 100%,) vì :
-
………………….
Lớp người mới hôm nay ít biết về thảm họa và cái chết trên quê người của một
viên Công sứ. Những miếu thờ ông do người dân ở thị xã và Phú Chữ ngày ấy nay
không còn, nhưng vẫn còn một hồ nước lớn và sâu nơi đê vỡ, và cái
chết của Công sứ Perret đã được ghi trong TỪ ĐIỂN ĐỊA CHÍ THÁI BÌNH .
09/2012 (nguồn Nghệthuật mới số 12/2012).
Buồn quá ! một bi
kịch lớn phải không quí vị !
Theo sự hiểu biết
thô thiển của tôi, các quan lại (kể cả các binh lính) người Pháp sang cai trị
nước ta, gần như không có người nào tốt cả. Đến nay tôi chỉ biết có 2 ông là Pasteur
và Yersin là tốt thôi, còn ông Alexandre Rhodes (người có công trong việc khai
sáng và truyền bá chữ quốc ngữ), thì có người
bảo là có công, người bảo là có tội, tôi vẫn chưa biết sao ! Đến nay biết được thêm
ông Công sứ Perret là người tốt . Cám ơn nhà văn Đức Hậu . Một bài văn tuyệt
vời (có cả Tran Hung 09 nhé !).
Từ chuyện quan
Công sứ thời Pháp thuộc năm 1913 đến các
quan Sở Giáo Dục tỉnh Quảng Ngãi thời nay 2013 = 100 năm .
HÀI KỊCH :
Hôm rày vụ các
cái nhà vệ sinh của 24 cái trường học của tỉnh Quảng Ngãi : lại lớn chuyện, có
báo cho là Nhà vệ sinh cao cấp, Nhà vệ sinh 5 sao, Nhà vệ sinh dát vàng … vì số
tiền bỏ ra làm các nhà vệ sinh nầy vượt quá sức tưởng tượng của mọi người.
Tông số tiền chi
cho 24 cái nhà vệ sinh là 12 tỷ 290.3 đồng, cái thấp nhấp là trường THCS Tịnh Minh
300 triệu, cái cao nhất là trường Tiểu học Bình Chánh 749 triệu, trường Tiểu
học Năng An 721,3 triệu ………………
Qua lời phỏng vấn của PV báo chí trong buổi họp báo do
Sở Giáo Dục-Đào Tạo tỉnh Quảng Ngãi tổ chức liên quan sự việc nầy và sẽ thấy cũng
rất đậm chất hài . Sở
GD-ĐT làm chủ đầu tư lại “hiên ngang” công bố lập đoàn thanh tra “ sự
việc” ấy của chính ngay Sở của mình .
Mời theo dõi :
PV Báo Tuổi Trẻ : Ông nói (Đổ Văn Phu- Phó GĐ.Sở GD-ĐT)
làm theo thiết kế mẫu có sẳn của Bộ GD-ĐT đưa xuống, nhưng tại sao mỗi công
trình lại phải đi thuê thiết kế riêng một lần nữa, để chi phí tư vấn, chi phí
khác chiếm đến 10-15% tổng giá trị công trình ? Đã thế thì tại sao không 1 đơn
vị duy nhất nào làm cho tất cả các dự án nhà vệ sinh các trường học ấy ?
Đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Quảng
Ngãi : không trả lời.
PV báo Người Lao Động : Ở bên cạnh tỉnh nhà là tỉnh Quảng Nam
cũng nằm trong chương trình thế nầy, nhưng họ xây 5 nhà vệ sinh chỉ hết gần 700
triệu đồng, diện tích lại lớn hơn, sao Quảng Ngãi xây 1 nhà vệ sinh lại có giá
cao như vậy ? (trung bình 1 nhà vệ sinh là 500 triệu).
Đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Quảng
Ngãi : không trả lời.
…………………………………………………………………………….
Còn ở nhà vệ sinh
trường tiểu học Đức Thắng, dù chi phí lên đến 560,7 triệu đồng, nhưng chẳng có
gì bên trong là quá vô lý . “ Cái giá nầy tương đương với xây dựng một cái nhà
có 1 tấm, diện tích 100 m2. Ông Thạch tính toán. (ông Thạch là nhà thầu chuyên
nhận các công trình XDCB do báo điện tử VTC News mời thẩm định).
………………………………………………………………………………
“Đằng sau công trình nầy, chắc chắn không
chỉ lãng phí mà còn có nhiều cái khuất tất cần làm rõ”.
Vị PGS.TS Trần Xuân
Nguyễn, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nầy đặt nghi vấn . (theo m.kienthuc.net.vn).
Nghi vấn gì nữa
chứ ? Đây là một vụ tham ô lớn. Rõ như ban ngày, nhưng đến bây giờ chưa nghe
các cấp thẩm quyền lên tiếng ( Ban Nội
chính trung ương, Ban phòng chống tham nhũng, Công An, Kiểm sát ….) Nội mấy câu
hỏi mà các phóng viên đặt ra, Sở GD-ĐT Quảng Ngãi không trả lời được, đã hình thành
rỏ đây là vụ án hình sự rồi, đủ các yếu tố khởi tố rồi còn gì ?
HÀI KỊCH ở chỗ đã
sai phạm rồi, lại thành lập đoàn thanh tra, mời họp báo …. Tiếc rằng cái Ban
Hài kịch nầy : người viết kịch bản, đạo diễn và các diễn viên dở quá … nên trở
thành BI KỊCH mất rồi.
Ôi ! năm 1913 –
2013 . 100 năm trôi qua , thử so sánh :
ông Công sứ Perret và các quan Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi.Lương tâm làm quan của
các ngài để nơi đâu ? Chúng ta nghĩ sao
đây ?
Tỉnh Quảng Ngãi
vẫn là một trong những tỉnh nghèo của nước .
Lịch sử nền giáo
dục Việt Nam ta : Vụ các nhà vệ sinh ở Quảng Ngãi nầy , có lẽ đây là sự ô nhuế
nhất, kể từ sau vụ Hiệu Trưởng Sầm Đức Xương ép học sinh của mình phải bán dâm
cho các quan chức tỉnh Hà Giang dạo nọ.
ĐÂY LẠI LÀ NGÀNH GIÁO DỤC ĐẤY TRỜI Ạ !
22/6/2013 TRỊNH KIM THUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét