1. Tứ
trụ (tiếp)
Nhân vật
thứ hai nóng-nhất-mạng-xã-hội: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyện
ngoài lề. Tôi có một kỉ niệm nhỏ liên quan đến ông Dũng. Năm 2013, Trương Tấn
Sang đã chỉ đạo trực tiếp cho phó bí thư thành ủy trực khi ấy là Nguyễn Văn
Đua, phải bắt tôi. Thậm chí chỉ cần tạm giam 4 tháng rồi thả không cần khởi tố.
Trong 19 entry trên blog dùng để “kết án”, có tới 13 bài tôi...khen ngợi ông
Dũng.
Tôi sẽ
không lặp lại những điều đã viết về ông Dũng mà gần nhất là entry NHÂN VẬT CỦA
NĂM. Ở đây, tôi chỉ hệ thống lại rất gọn, theo 2 tiêu chí đã đề ra ở phần
1.
Về chủ
quyền quốc gia, tôi mượn lời của luật sư Hưng Đinh Thế, ông viết
thế này: “Không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu
nghị viển vông". Bình chọn câu này vào top những câu nói hay nhất trong
lịch sử bang giao của xứ này. Khẩu khí lẫm liệt của Hoàng đế Đại Việt chứ không
phải thái thú An nam Giao chỉ quận.
Nếu có gì
cần nói thêm trong việc bảo vệ cương vực tổ quốc, đó là ông Dũng cô
đơn trong quan điểm rất cứng rắn với Trung quốc. Ngay sau khẩu khí lẫm liệt tại Shangri La, ông
Dũng phải kiểm điểm trước BCT, chịu sự đập bàn chỉ mặt đã phá vỡ mối quan hệ
hữu nghị Việt Trung. Tới tận cách nay vài tuần, ông vẫn phải giải trình “khuyết
điểm” này bởi lá đơn tố cáo của ông Phan Diễn.
Về quản
lý kinh tế, xã hội. Tôi điểm ra đây vụ án kinh tế lớn nhất trong lịch sử tư
pháp Việt, để nhìn nhận trách nhiệm của ông Dũng tới đâu: Vụ Vinashin.
Phát
triển kinh tế biển mà cụ thể đầu tư lớn cho Vinashin, là một chủ trương
xuất phát từ BCT. Nguyễn Sinh Hùng TRỰC TIẾP KÍ TẤT CẢ các quyết
định cho các khoản vay (năm 2012 lên đến hơn 4 tỷ đôla) bởi khi ấy là phó thủ
tướng thường trực kiêm trưởng ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin (năm 2006).
Chức trưởng ban này sau được chuyển sang ông Vũ Văn Ninh.
Tôi chưa
tìm được ở đâu, ông Dũng đổ lỗi cho cấp dưới khi vụ Vinashin đổ bể. Và
ai, nếu không phải ông Dũng, chỉ đạo Bộ công an dưới quyền, quyết liệt đưa
những kẻ sâu mọt phá hoại đất nước ra trước vành móng ngựa?
Tiếp
về ông Dũng
Việt nam
đã rất khôn và khéo, tận dụng mối quan hệ với Trung quốc và Nhật để giảm
thiểu thiệt hại ngoài nước trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009.
Thời điểm đó, cũng ghi nhận công lao của không ít ngân hàng tư nhân giúp chính
phủ ổn định tiền tệ trong nước. Tận 2016 này, ổn định tiền tệ vẫn là thành tựu
nổi bật nhất trong điều hành kinh tế của cựu thống đốc Nguyễn Tấn Dũng.
Đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng rất tốt và...đẹp. Hệ thống giao thông công cộng phía
Bắc, hệ thống viễn thông, cung ứng điện...
Trên
trường quốc tế, ông Dũng là lãnh đạo Việt nam duy nhất (từ 1945) đủ uy tín cá
nhân tham gia giải quyết những vấn đề tầm khu vực (Myanmar). Thẳng thắn, trung trực
nhưng mềm dẻo uyển chuyển, đối ngoại là thế mạnh lớn thứ hai của ông
Dũng.
Ông Dũng
là người duy nhất trong BCT có quan điểm tự do-nhân quyền theo khái niệm phương
Tây. (Vậy nên ông luôn luôn thất bại với tỉ số 1/16). Tuy nhiên, điều này xếp
vào ưu điểm hay nhược điểm là tùy góc nhìn vì thuộc lĩnh vực văn hóa.
Nhược
điểm lớn nhất của ông Dũng là quản trị xã hội rất kém. Ví dụ như: Không
hoạch định được chiến lược phát triển cho giáo dục; Thiếu quyết đoán trong lĩnh
vực truyền thông; Để văn hóa-nghệ thuật phát triển theo hướng tự phát, đầu tư
quá ít và dàn trải...
Chính
nhược điểm này đã che mờ những thành tựu kinh tế dưới triều đại ông đạt
được, trong đánh giá của nhân dân.
Hồng
Beo
(Blog
Beo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét