Riêng tặng Anh và chị Vũ Ngọc Tiến , anh và chị Phạm Sơn Dương, Phạm Đắc Đạt, Vũ Mạnh Cường – HÀ NỘI.
Bắp non mà nướng lửa lò.
Đố ai ve (vản) được con đò Thủ Thiêm.
Câu ca dao có lẽ có từ
lâu lắm, từ thời Thủ Thiêm chưa có phà, lúc ấy chưa có máy đuôi tôm, phải đưa
đò bằng chèo. Cô lái đò chắc đẹp lắm, mà lại khó tánh (chảnh), các chàng trai
khó ve vãn , nên mới đố với nhau như thế
!
Đi đò thì có khi kịp
chuyến đò, đúng chuyến đò hoặc LỠ CHUYẾN ĐÒ.
Đất nước Việt Nam ta,
sau 30/4/1975 : thống nhất, hòa bình lập lại, rừng vàng, biển bạc … đến nay
kinh tế vẫn ì ạch, đời sống người dân vẫn còn gặp ít nhiều khó khăn … có nhiều
người cho rằng trong thời gian gần 38 năm qua, chúng ta đã để LỠ NHIỀU CHUYẾN
ĐÒ , lỡ nhiều cơ hội hội nhập kinh tế với thế giới. Chuyện lớn không dám bàn,
không dám nói, chỉ kể lại một chuyến đò mà tôi là người trong cuộc.
Năm 1988, tôi công tác
tại Công Ty Kinh Doanh cấp 4 xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Đây là thời kỳ mở cửa lu
bu, lu bù nhất khi nhà nước cho phép cấp xã thành lập Cty kinh doanh cấp 4, có
người gọi là mua bán lòng vòng : anh A bán cho anh B ; anh B bán cho chị C ;
chị C bán cho chú D ; chú D bán lại cho anh A , chủ yếu là ăn chệnh lệch .… gây
tổn thất lớn cho ngân sách nhà nước. Thuở ấy. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt phải
thành lập Ban Xử lý nợ lòng vòng nầy, huy động 10.000 cán bộ làm việc trong 3
năm …
Cùng năm nầy, đứa con
gái của tôi học lớp 6, trường sở tại, ở trường không có giáo viên dạy ngoại
ngữ, tôi lo âu, gặp anh Đàng, giáo viên ngoại ngữ cả 2 môn Anh – Pháp văn . Tâm
sự cùng anh, anh bảo : “ Mầy chuyển trường con của mầy ra trường của tao, tao
dạy cho “. Mừng quá, chuyển trường xong, nhẹ lo, nhưng vì kinh tế quá khó
khăn, sau 3 tháng ,anh Đàng bỏ dạy học, đi làm ruộng (anh giáo Đàng hiện
còn sống). MÈO LẠI HOÀN MÈO .
Do điều kiện công tác,
cơ quan phân công tôi ra Hà Nội quan hệ mua bán với 1 số công ty cấp 1 như :
nhà máy Super lân Lâm Thao, nhà máy Giấy Bãi Bằng, Tổng Cty thiết bị phụ tùng
….. Trong dịp nầy tình cờ may mắn quen biết với anh Phạm Sơn Dương, công tác
tại Bộ Quốc phòng, anh Phạm Đắc Đạt, công tác tại Phòng CSGT TP.Hà Nội, anh Vũ
Mạnh Cường , chị Tiến KS.La Thành …. Các anh đã giúp đỡ cho tôi rất nhiều …
trong thời gian ở Hà Nội.
Một hôm, tôi ghé vào
Trung Tâm Triển Lảm Giảng Võ, ở gian hàng Bộ Thông Tin có giới thiệu : Đài phát
sóng truyền hình màu, công suất 5 w, tôi có ngay suy nghĩ : giáo viên ngoại ngữ
đang thiếu trầm trọng, tại sao ta không sử dụng phương tiện truyền thông nầy để
dạy học ( 1 số nước trên thế giới đã áp dụng từ lâu vì địa hình trắc trở, các
trẻ em không cần đến lớp, ngồi tại nhà vẫn học được như ở Australia, vùng
Siberi – Liên bang Nga … có phim Nơi tận cùng thế giới của Australia rất hay ).
Về nghỉ trưa ở KS.La
Thành (phố Đội Cấn), suy nghĩ miên mang … anh Phạm Sơn Dương ghé thăm, uống cà
phê chơi … tôi đem suy nghĩ của tôi trao đổi với anh Dương. Anh Dương tức thì
đèo tôi (bằng xe máy) sang TT.TL.Giảng Võ, vào ngay gian hàng của Bộ Thông Tin,
xem xét kỷ lưỡng, anh Dương cho biết : “Công việc nầy cơ quan của anh (anh là
người trực tiếp phụ trách) thực hiện được.
Xin nhắc lại : khoản
thời gian 1987 – 1990, truyền hình màu chưa có, ở các vùng nông thôn có những
nhóm kinh doanh video dạo … chuyên đi mướn các bến bãi , đa số là các sân
trường học, chiếu Video bán vé … phương tiện gồm : 1 tivi nghĩa địa 20 inchs, 1
đầu video nghĩa địa, 1 máy nổ phát điện. Quí vị thử nghĩ : màn hình 20 inchs,
mỗi đêm có 200 – 300 người xem, phim thì nói tiếng Tàu , không lồng tiếng,
không thuyết minh (phim lậu), xem cứ xem, ai hiểu sao cũng được…. Lời khủng đấy
quí vị ạ !
Tôi trao đổi với anh
Dương mấy ngày liền. Vài hôm nữa khi về Chợ Mới – An Giang , tôi đưa ý kiến nầy
đến Phòng Giáo dục Huyện, nếu được triển khai ngay …
Khi về Chợ Mới, tôi đích
thân đến Phòng Giao Dục gặp anh Phan Trung Hiếu, Trưởng phòng (Tư Hiếu đã mất)
anh Quách Quan, Trưởng trạm sách – thiết bị trường học, về hưu còn sống), trinh
bày ý tưởng :
Lập đài phát hình màu
chủ yếu là dạy ngoại ngữ cho các học sinh cấp 2,3 toàn huyện . Ban ngày là dạy
học, lịch học của các em do Phòng Giáo dục sắp xếp, chỉ cần trang bị cho các
trường 1 tivi màu 20 inchs , một máy phát điện là được. Ban đêm(các buổi tối)
các điểm trường có chiếu phim, bán vé cho đồng bào địa phương xem, phim được
chiếu có chọn lọc, có thuyết minh hoặc lồng tiếng do Đài phát hình của huyện
phát. Nhà trường chỉ có việc mang cái Tivi ra ngoài sân trường cho khán giả xem
và thu tiền, khoản thu nhập nầy nhà trường được giử lại dùng để cải thiện đời
sống cho các giáo viên và sửa chữa trường , lớp …
Anh Tư Hiếu và anh Quách
Quan đồng ý ngay, các anh sẽ lập dự án trình lên Huyện ủy, UBND Huyện , kết quả
thì phải chờ … các anh cũng cho biết : “chắc được thôi”.
Một tháng sau, ở Hà Nội tôi nhận được điện thoại là Huyện ủy, UBND.Huyện đồng ý, nhờ tôi báo lại cho anh Dương biết, thơ mời do UBND.Huyện sẽ gởi đến sau, ngày giờ cùng trao đổi, để anh Dương sắp xếp thời gian về Chợ Mới – An Giang một chuyến.
Mọi việc suông sẽ, khi
anh Dương vào đến TP.HCM, có anh Quách Quan lên đón.
Buổi sáng hôm sau, tại
VP.UBND Huyện. Anh Dương trình bày việc thành lập đài phát hình màu, tầm phủ
sóng bán kính 20 km (phủ toàn huyện ), nếu Bưu Điện Huyện cho gắn nhờ thiết bị
phát trên trụ ăng ten sẳn có, chi phí sẽ nhẹ đi, vì không phải xây trạm ăng ten
mới, chi phí trọn gói là 35 triệu.
Tôi còn nhớ anh Đoàn
Thanh Hùng, Chủ tịch UBND Huyện kết luận : hoan nghênh kế hoạch nầy, hoan
nghênh sự có mặt của anh Phạm Sơn Dương, chi phí cho dự án nầy không nhiều, anh
chấp nhận giá 50 triệu (nếu có đột biến).
Buổi làm việc rất hài
hòa, vui vẽ, sau đó UBND Huyện đãi cơm thân mật.
Anh Dương cùng tôi trở
ra Hà Nội , chờ Phòng Giáo Dục Huyện Chợ Mới soạn thảo hợp đồng gởi ra, cùng ký
và thực hiện.
Một tháng sau, anh Quách
Quan điện báo Thường trực Ủy Ban bàn tới, bàn lui và không thực hiện dự án nầy.
Lý do : Không phải
vì sợ đơn vị của anh Dương không thực nổi công trình nầy.
Không phải vì ngân sách Huyện thiếu tiền.
Không phải vì ngân sách Huyện thiếu tiền.
LÝ DO CHÍNH : nhiều
người nghe nói cụ Phạm Văn Đồng (nguyên Thủ Tướng Chính Phủ) chỉ có một người
con trai duy nhất, đi B và hy sinh ở chiến trường miền Nam, nên Phạm Sơn Dương
nầy không phải là con của cụ Đồng.
T R Ờ I Ạ !
Tôi buồn bả thông báo
lại cho anh Dương hay.
Anh Dương bực bội nói :
Có nghi vấn như thế, tại sao hôm ở VP.UBND Huyện không chịu hỏi rõ, tôi nói cho
mà nghe, chuyện lãng xẹt .
Ba tháng sau đó, thông
tin trên các báo : Thị xã Hà Đông khánh thành Đài truyền hình màu, phát hình
dạy ngoại ngữ cho các em học sinh.
Các cán bộ lãnh đạo
Huyện ủy, UBND Huyện Chợ Mới thời ấy, tôi biết họ là người tốt, khi làm việc
đến lúc nghỉ hưu đều trong sáng và trong sạch, không tai tiếng gì, nhưng ở đời
có cái TÂM chưa đủ, phải có cái TẦM nữa, cái nầy thì họ thiếu . Biết đâu khi
Huyện Chợ Mới thực hiện dự án nầy, thì năm sau các Huyện, Thị còn lại trong
Tỉnh An Giang sẽ đồng loạt thực hiện theo.
Khi ngồi viết bài nầy,
suy đi, nghĩ lại : không riêng gì ở Chợ Mới mà gần như cả nước, do nhận thức
cục bộ, tầm nhìn hạn hẹp mà lại làm lãnh đạo thì LỠ CHUYẾN ĐÒ là lẽ đương
nhiên.
Mới đây nhất, đọc 2 bài
viết của nhà văn Vũ Ngọc Tiến : Bauxite Tân Rai đôi điều chất vấn và kiến
nghị (viet-studies 22/02/2013) và Bauxite Tân Rai vẫn còn đó những chất vấn và
âu lo (viet-studies 05/3/2013), ở đây không phải là 2 bài văn mà là bài
viết thuần túy của 1 nhà khoa học , nhắc nhỡ mọi người hãy lên đò đi,
đừng để lỡ chuyến nữa .
Việc kể trên xảy ra vào
năm 1988, đến nay gần 25 năm (1/4 thế kỷ) nhưng hiện nay các hiện tượng LỠ
CHUYẾN ĐÒ vẫn còn, vẫn còn …….
Ôi đất nước tôi !
06/3/2013 TRỊNH
KIM THUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét