Ngày
xửa, ngày xưa …..
Thuở
còn bé tí tẹo, tí teo …. Mình thường nghe Mẹ hoặc chị Hai (chị cả) ru ngủ bằng
những câu ca dao, trong đó có những câu ca dao buồn :
- Chim
đa đa đậu nhánh đa đa,
- Chồng gần không lậy, để lậy chồng xa.
- Một mai cha yếu , mẹ già.
- Bát cơm, đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng.
Hoặc : - Chồng gần không lậy, để lậy chồng xa.
- Một mai cha yếu , mẹ già.
- Bát cơm, đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng.
Má
ơi ! đừng gã con xa,
Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu ?
Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu ?
Lớn
lên đi học, mới hiểu được nghĩa của các câu hát ru nầy, kể về thân phận của các
cô gái lấy chồng xa xứ (ngày xưa… cũng không xưa lắm đâu, vì phận làm con : cha
mẹ đặt đâu con phải ngồi đó, chứ không dám cãi, vì hiếu phận con
phải vâng lời ).
Đọc
quyển “HƯƠNG RỪNG CÀ MAU” của nhà văn Sơn Nam , có truyện một cô gái ở vùng
Long Xuyên gã về miệt thứ : Chắc Băng – Cạnh Đền (vùng U Minh) :
Xứ đâu hơn xứ Cạnh Đền,
Muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội lềnh bềnh như bánh canh.
Muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội lềnh bềnh như bánh canh.
Vài
năm đầu, cô gái cùng chồng còn chèo ghe về thăm cha mẹ được đôi lần, sau đó thì
vắng luôn, chỉ còn đón các ghe thương hồ quen biết hỏi thăm tin tức quê nhà và
gởi lời về thăm cha, mẹ mà thôi. Vì quê chồng quá xa, lại con đông (mỗi năm một
đứa) cộng thêm sinh kế … nên không về được. Được kể rằng : Ăn cơm chiều trễ,
thì phải giăng mùng ăn cơm, chạng vạng thì đã vô mùng ngủ rồi : Muỗi kêu như
sáo thổi mà , con không đông sao được !
Gần
đây và hiện nay, Nhà nước biết, nhân dân cùng biết : Cả đất nước nầy đang có
rất nhiều cô gái nghèo đi lấy chồng xa, hầu kiếm được tiền để báo hiếu, mà lấy
chồng xa bây giờ không phải về xứ U Minh nữa, không phải nơi khỉ ho, cò gáy,
không phải nơi muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội lềnh bềnh như bánh canh nữa, mà
đến những nơi phồn hoa , đô hội, ngon lành hơn xứ An Nam của mình kìa, đó là
Hàn Quốc, Đài Loan, xa hơn nữa là Mỹ Quốc, Ăng Lê.
Bài
thơ nổi danh TRĂNG NGHẸN của nhà thơ Hoài Tường Phong ở Cần Thơ,
xin trích như sau :
. . . . . . . . . . . .
Xóm bên sông, nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà, xênh xang lụa là , hàng hiệu.
Vài căn nhà xây đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu.
Khởi sắc một vùng quê, sao nghe có chút bùi ngùi.
Xóm bên sông, nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà, xênh xang lụa là , hàng hiệu.
Vài căn nhà xây đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu.
Khởi sắc một vùng quê, sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê tôi : nhiều cái nhất ngậm ngùi.
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất.
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất.
Và cũng dẫn đầu : những cô gái lấy chồng xa.
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất.
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất.
Và cũng dẫn đầu : những cô gái lấy chồng xa.
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đó
là chuyện ngày xửa, ngày xưa . . . . .
Còn chuyện kể nảy giờ là chuyện của người ta . . . .
Còn chuyện kể nảy giờ là chuyện của người ta . . . .
Chuyện
của mình là : Mình có được ba cô con gái, có hai cô đã gã chồng rồi, không thể
gọi là xa, vì một cô cách nhà mình độ 1.000 thước ; một cô cách độ 4.000 thước
( như thế đâu gọi là xa ?) Mình thì chưa cần được báo hiếu, chưa cần đến
chén cơm, đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng ?
Nhưng
ở vào cái thời buổi đảo điên, lộn tùng phèo hết trơn nầy, thì mặc dù ở không xa
, nhưng giữa các con với mình thời xa lắm rồi… xa hơn Hàn quốc và Đài Loan nữa
…
Nhớ
lại bài thơ MẸ MỐC của Ông Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến mà mình học thời
Trung Học
. . . . . . . . . . . .
Tiền tài như phấn thổ,
Nhơn nghĩa tợ thiên kim.
. . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . .
Tiền tài như phấn thổ,
Nhơn nghĩa tợ thiên kim.
. . . . . . . . . . . . .
So
với ngày nay, thì trật lất rồi cụ Tam Nguyên ơi ! Chỉ có câu nầy , khi Ông :
Vịnh Tiến Sĩ Giấy :
. . . . . . . . . . . . . . . .
Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi . là đúng !
Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi . là đúng !
Chớm Đông, Đêm 08/12/2011.
Gã lãng tữ
Trịnh Kim Thuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét