LẤP VÒ
: QUÊ ANH – QUÊ EM .
Lấp Vò có mấy con kinh nhỏ.
Xuôi ngược trong lòng thuở ấu
thơ.
Đò dại Tấn Bình xuôi mấy ngã.
Từ dạo xa quê đã mấy mùa.
Anh thương Lấp Vò, thương quê
anh.
Thương ngoại và thương thôn xóm
mình.
Quen sống mộng mơ từ thuở bé.
Nên kiếp nầy vẫn mãi linh đinh.
Trầu vàng mới hái, em ngồi
liễn.
Anh chợt thèm thương những
ngón tay.
Bán cuộc đời anh mua chưa
nổi.
Mớ trầu vàng và môi, mắt,
chưn mày.
Anh thương Lấp Vò, thương quê
em
Có những chiều nhạt nắng êm
đềm.
Cô gái liễn trầu đôi môi
mọng.
Nhớ trăng, nhớ xóm, dạ buồn
thêm.
Nhớ những hoàng hôn, chiều
Bão Hút.
Bình minh chợt đến rạch Cái
Dâu.
Nhớ quá, chuỗi ngày thơ mộng
ấy.
Lấp Vò mãi mãi dạ in sâu.
KIM THUẤN – MINH THOẠI
Lấp Vò : huyện Lấp Vò, tỉnh
Đồng Tháp, tương truyền địa danh nầy do vua Gia Long đặt cho, trên đường bôn
tẩu cùng với tên : Cây da bến ngự ở xã Long Hưng …
Tân Bình, Vàm Xáng nhỏ, Bão
Hút, rạch Cái Dâu là các xóm ở địa phương.
@Anh Kim Thuấn
Trả lờiXóaTheo em biết hầu hết đia danh Nam bộ bắt nguồn từ chủ nhân lâu đời của nó là người Khmer. Sau này người Việt diễn giãi theo ý mình
Lấp Vò: Srôk tức por - xóm nước nóng.
Lai Dung: Sla tamvun - loại cau để chín khô trên cây
Sa Đéc: Phsar đek - chợ (bán) sắt.
Em có sưu tầm, gửi anh tham khảo:
http://tranhung09.blogspot.com/2010/10/chu-viet-goc-khmer-pi.html
http://tranhung09.blogspot.com/2010/10/chu-viet-goc-khmer-pii.html
http://tranhung09.blogspot.com/2010/10/ban-biet-gi-ve-ia-danh-quen-thuoc-o-nam.html
http://tranhung09.blogspot.com/2011/12/tieng-viet-goc-khmer-trong-ngon-ngu.html
http://tranhung09.blogspot.com/2010/10/so-luoc-ve-nguon-goc-mot-so-ia-danh.html
http://tranhung09.blogspot.com/2010/10/so-luoc-ve-nguon-goc-mot-so-ia-danh_25.html
http://tranhung09.blogspot.com/2010/10/so-luoc-ve-nguon-goc-mot-so-ia-danh_26.html
http://tranhung09.blogspot.com/2010/11/so-luoc-ve-nguon-goc-mot-so-ia-danh.html
Cám ơn thợ Kạo, bạn đã có nghiên cứu rõ ràng. truyền thuyết là (ghi lại đọc nghe chơi) do người lớn (giới bình dân) kể lại : Vua Gia Long (Nguyễn Ánh) đi ghe đến nơi nầy, ghe bị thủng mới tấp vào bờ, tạm nghĩ ngơi, cho lính lấp và vò lại chổ thủng ... lấp, vò là công việc của các người làm xuồng, ghe.
Trả lờiXóa