12 thg 4, 2014

"Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng"? của Trịnh Kim Thuấn



Trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng. Đó là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ đường lối đến Hiến pháp và pháp luật. Thế nhưng, chỉ có điều từ đường lối, pháp luật...đến thực tế, từ trang giấy đến cuộc đời thì hãy điểm lại một số vụ gần đây xem sao.

 1/- Vụ án PMU 18
Vụ PMU 18 (PMU viết tắt theo tiếng Anh cho Project Management Unit, có nghĩa là Đơn vị quản lý dự án), là một vụ bê bối liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đầu năm 2006. Vụ này đã gây xôn xao dư luận tại Việt Nam cũng như các nước và tổ chức cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam [1], đã khiến Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình phải từ chức [2]  Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam [3]....
...Đầu tháng 1 năm 2006, Bùi Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Ban Quản lý Các Dự án PMU-18 bị bắt giữ và cáo buộc đã cá độ bóng đá với số tiền trên 1,8 triệu đô la cho đường dây cá độ Bùi Quang Hưng.[11] Ông bị tố cáo đã dùng tiền thắng để bao gái. Công an đã tìm thấy tài liệu trong máy tính của đơn vị cho thấy trên 200 nhân viên đã tham gia cá độ.

PMU-18 nguyên là một đơn vị đặt ra từ năm 1993 để điều hành một số dự án xây cất cầu cống cho Bộ Giao thông Vận tải. Trong thời gian 13 năm từ 1993 đến 2006, đơn vị này quản lý khoảng 2 tỷ đô la do Ngân hàng Quốc tế (World Bank), Nhật Bản và một số quốc gia Âu châu tài trợ và nhà nước Việt Nam góp vốn. Mấy tờ báo lớn như An ninh Thủ đô, Tuổi trẻ, vàThanh niên đều loan tin vụ cá độ cực lớn bằng tiền công quỹ và còn đặt nghi vấn về cựu tổng giám đốc của PMU-18 là Nguyễn Việt Tiến, lúc bấy giờ đã thăng chức làm thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải có dính líu về vụ nhũng lạm tài chính này không.[12]...
Ngày 16 Tháng Tư báo Thanh niên tiết lộ là 40 quan chức nhà nước cũng đã nhận hối lộ để ém nhẹm vụ vỡ lở. Quan sát viên ngoại quốc thì cho là những viên chức cao cấp nhất có thể bị liên lụy vì Đặng Hoàng Hải, một người thân cận với Bùi Tiến Dũng cũng là con rể của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.[14]...
Một thời gian sau khi vụ án được tuyên bố kết thúc, cơ quan điều tra đã bắt tạm giam và khám xét nơi ở và nơi làm việc của hai nhà báo kỳ cựu chuyên viết mảng nội chính của Báo Tuổi trẻ  Báo Thanh niên[10] về tội "lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (điều 281 Bộ luật Hình sự nằm trong mục A chương XXI về các "Tội phạm tham nhũng") trong việc đưa tin bài về vụ tham nhũng tại Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18).
Ngoài ra, thiếu tướng Phạm Xuân Quắc nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14), Bộ Công an, nguyên Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, cùng với cấp dưới của mình, cũng bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 Bộ luật Hình sự vào ngày 13 tháng 5 năm 2008.[16]
   ( theo WIKIPEKIA – Bách Khoa toàn thư )
xảy ra vụ án, báo chí lề phải gần như tự do lấy tin và viết, vì thế 2 nhà báo giỏi của Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị tù oan cùng với tướng Phạm Xuân Quắc vì trong vụ án có ông Đặng Hoàng Hải Phó TGĐ PMU 18 và các quan toà phải xử theo lệnh.
2/- Vụ án quan tài diễu phố ở Vĩnh Phúc:

(TNO) Trong phần luận tội các bị cáo sáng nay 6.9, đại diện Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị mức án chung thân đối với hai bị cáo được phía Viện KSND đánh giá là "có vai trò tích cực" trong vụ án.

...Trong phần luận tội, đại diện Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá đây là một vụ án giết người có tính chất đặc biệt nghiêm trọng và cần có mức hình phạt cao nhất là tử hình
Theo đó, cơ quan công tố đề nghị mức án chung thân đối với hai bị cáo Phùng Mạnh Tuấn và Phùng Đắc Tú. Bị cáo Nguyễn Đắc Tú: 20 năm; Nguyễn Văn Định, Nguyễn Văn Tình: 18 năm; Nguyễn Văn Bính: 10 - 12 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn bị đề nghị mức án từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù về tội "che giấu tội phạm". Bị cáo Nguyễn Duy Hiệp bị đề nghị mức án từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù về hành vi "không tố giác tội phạm...
Đáng chú ý, luật sư Lê Thị Oanh còn cho rằng cần phải làm rõ vai trò của ông Trần Khánh Dũng, có liên quan đến vụ án mạng hay không. Ông Dũng là giám đốc một doanh nghiệp về xây dựng ở Vĩnh Phúc, đồng thời là con rể của chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Sáu bị cáo trong vụ án giết người này đều là người làm việc cho ông Dũng, trước khi xảy ra vụ án, các bị cáo này ở trong nhà của ông Dũng.
Người nhà bị hại cũng cho rằng, tại tòa, các bị cáo nhiều lần khai nhận sau khi đánh người xong thì quay về công ty nhưng không rõ là công ty nào, tại sao tập trung nhiều "đối tượng cộm cán" đến vậy.
Theo luật sư phía bị hại, nếu HĐXX không làm rõ được các vấn đề nêu trên thì đề nghị trả hồ sơ, điều tra bổ sung.
Thái Sơn - Báo Thanh Niên ngày 06/9/2013.
Vụ án kéo nhùng nhằng, trong phiên toà phúc thẩm, đã tuyên huỷ bản án sơ thẩm, để xử lại vì có liên quan đến Trần Khánh Dũng, con rễ của ông Chủ tịch UBND Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
3/-Vụ án 5 sĩ quan công an đánh chết người ở Tuy Hoà – Phú Yên
Đây là vụ án nổi đình, nổi đám nhất trong dư luận trong lẫn ngoài nước hiện nay (tưởng không cần nhắc lại). Phiên toà tuyên án quá nhẹ theo như suy nghĩ nhiều người. Lý do đơn giản: có 1 sĩ quan công an phạm tội là con của 1 Phó Bí thư tỉnh uỷ Phú Yên.
4/- Vụ sập cầu treo Chu Va 6 Huyện Tam Đường – Lai Châu.

Ông Đỗ Chiến Thắng, Trưởng Ban Quản lý dự án huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu trực tiếp quản lý xây dựng cầu Chu Va 6 là con rể của ông Lò Văn Giàng, Bí thư tỉnh này.

Cầu Chu Va 6 sập để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhưng vụ việc chậm được xử lý.

Tuy nhiên, theo ông Duân, vụ việc đang được xử lý thực hiện theo trình tự, không có chuyện nể nang cá nhân. “Chúng tôi đã trao đổi với anh Giàng về vấn đề này. Đây là vụ việc nghiêm trọng, sai đến đâu phải xử lý đến đấy. Anh Giàng cũng thống nhất quan điểm này” - ông Duân nói. 

Trả lời câu hỏi liên quan con rể Bí thư Tỉnh ủy Lò Văn Giàng, ông Bảy nói: “Chưa thể khẳng định có sự liên quan, nhưng pháp luật không bỏ qua ai, ai vi phạm phải xử lý bằng pháp luật”.

Chiều 17-3, phóng viên nhiều lần liên lạc để hỏi quan điểm của Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Lò Văn Giàng về sự việc. Tuy nhiên, ông Giàng không nghe máy và không trả lời tin nhắn.
Theo Tiền Phong/ Người Lao động.

Phó Nhòm Tây Bắc (Bình luận): Làm đến chức gì thì làm, mà không dám đối mặt với sự thật, không nghe máy, không trả lời tin nhắn của nhà báo thì quả là HÈN. Hèn quá. Càng như vậy, khiến nhân dân càng nghi ngờ sự đàng hoàng, trung thực của một cán bộ đảng, nhất là cán bộ cấp cao. Nhân cách của một ai đó bao giờ cũng được bộc lộ ra trong từng chi tiết ứng xử trong cuộc sống, chứ không phải sự "chém gió" đâu.

Chỉ vì ông Đổ Chiến Thắng là con rễ của ông Bí thư tỉnh uỷ mà vụ án đến nay vẫn chưa được khởi tố, mặc dù đã có ý kiến của ông Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, ông PTT Nguyễn Xuân Phúc...

Đây là các vụ án liên quan đến tham nhũng, hình sự không có dính líu gì đến chính trị. Vụ PMU 18 thì lâu quá rồi, ông Phạm Tiến Dũng đã chết trong tù vì bệnh, chỉ tội cho 2 nhà báo và tướng Công an Phạm Xuân Quắc...

Như vậy, công lý trong các vụ án nầy không được thực thi đúng nghĩa của nó. Phải chăng vì nó có một thế lực lớn hơn, cố lấy tay che bầu trời công lý.

Trên các báo hiện nay phê phán nhiều đến bà kiểm sát viên TP. Tuy Hoà  Ngô Thị Hồng Minh về cáo trạng vụ án : 4 án treo và 1 án tù ở, và về bài phỏng vấn của ông Lương Quang Chánh án Toà án TP.Tuy Hoà – Phú Yên trở thành hài hước.

Xét cho cùng thì các vị Viện Kiểm sát và Toà án nầy đâu có cách chi làm khác đi được, hãy thông cảm cho họ, vì họ đều là đảng viên mà cấp trên của họ là cha, chú của các phạm nhân kia mà.

Tôi chỉ căm giận các vị quan toà không bị áp lực như những vụ án kể trên, mà vì họ lóa mắt bởi đồng tiền. Đồng tiền khiến họ đang tâm cố ý xử các vụ án oan sai khiếp người như vụ: Nhận tiền của 1 tay bí thư phường cố ý chiếm đoạt căn nhà của cô Nguyễn Thị Tường Vân, con của bà Nguyễn Thị Lợi, đại anh hùng, đại liệt sĩ. Vụ ông Nguyễn Thiện Luân nguyên TGĐ Nhà máy bột ngọt Thiên Hương (sau lên chức Thứ trưởng) ăn cắp 51,8 tấn bột ngọt, vu cáo và xử tội oan cho nhân viên của mình (mời xem Những đại án “oan” và lan man buồn. Tran nhuong.com), những vụ án trắng biến thành đen rồi đen biến thành trắng …Vụ án Trộm dê ở Ninh Thuận chủ dê cũng là bị cáo, án xử trên 10 năm chưa xong. .. Các vụ án nầy họ không bị 1 áp lục lực nào, chẳng qua vì tiền,  , khiến người dân mất hết niềm tin.

Tiếc là các vị lãnh đạo cao hơn, đã biết sự thể như thế sao lại không đánh tiếng, ngăn chận việc công lý bị bóp méo. Xá gì một trưởng ban quản lý dự án huyện Tam Đường, một Giám đốc công ty là rể ông Chủ tịch Tỉnh, xá gì mấy sĩ quan công an không có tính người…. Với một ông chủ tịch tỉnh không nghiêm minh, một ông bí thư tỉnh uỷ có sân sau, một ông Phó Bí tỉnh thư tỉnh uỷ không dạy được con... thì xin thưa các vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng CP, Chủ tich QH,  sao các Ngài vẫn để yên? 

Pháp luật phải được phân xử công minh, đem lại lòng tin trong dân (mà nó đã bị xói mòn trong thời gian vừa qua). Mấy vụ án nầy mà xử như thế thì còn nguy hiễm gấp triệu lần mấy kí thuốc nổ mà Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Thị Phương Uyên làm ra nữa đấy...

Nhớ lại vào khoảng năm 1985 – 1986  có hai vở kịch nổi tiếng: vở Nhân danh công lý, tác giả Võ Khắc Nghiêm, đạo diễn Doãn Hoàng Giang và vở Tôi và Chúng ta, tác giả Lưu Quang Vũ phản ánh cuộc đấu tranh để bảo vệ công lý, được xã hội đón nhận, đánh giá cao.

Nội dung “Nhân danh công lý “ kể về 1 cậu ấm con vị Bộ trưởng được mẹ cưng chiều và hư hỏng, sau cùng dẫn  đến án mạng gây chết 1 cô gái. Trong khi chồng đi công tác nước ngoài, bà vợ chạy vạy khắp nơi xin tội cho con trai, sau cùng ông Bộ trưởng về đến nhà và cương quyết đứng ngoài cuộc để Toà xử án theo pháp luật, kết tội tử cho con trai của mình, bà vợ ngất xỉu… Ông đau đớn nhận thấy, chẳng qua là, “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà...”.

Vậy là trên lời nói, trên tư tưởng tuyên truyền thì chúng ta đề cao pháp luật, có vẻ coi pháp luật là tối thượng? Nhưng trong thực tế thì càng ngày càng bộc lộ những điều ngược lại!

Vậy xin những nhà tư pháp Việt Nam hãy thực hiện cho đúng câu:Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng! Đừng nói một đằng, làm một nẻo.


09/4/2014  TRỊNH KIM THUẤN


1 nhận xét:

Tìm thông tin blog