21 thg 4, 2014

Nghèo mà : Chơi sang của Trịnh Kim Thuấn




Tục ngữ có câu: “Quân bất hí ngôn”, nghĩa là Vua không được nói giỡn, và câu: “Bút sa, gà chết” nghĩa là khi hạ viết ký không suy nghĩ kỹ thì hậu quả khôn lường.

Trong kinh tế có câu : Trậ con toán bán con trâu. Sai một li. Đi một dặm…….

Ở nước ta chơi sang nổi tiếng trở thành huyền thoại là câu chuyện có thật. Vào khoãng năm 40 của thế kỷ trước ở miềnNam có hai đại gia là Bạch công tử và Hắc công tử khét tiếng ăn chơi. Một hôm đi xem hát, cô bồ lạc chiếc giày, chàng công tử bèn đốt tấm giấy bạc mệnh giá lớn rọi cho nàng tìm giày, khiến những người ngồi quanh lác mắt. Rồi vì tranh nhau một người đẹp, hai chàng công tử thi nhau nấu một nồi chè mà “củi” toàn bằng... tiền giấy cả! Nhưng xét cho cùng, số tiền họ bỏ ra để chiều gái đều là tiền trong túi của họ..., chứ không phải tiền chùa.


Còn bây giờ, chuyện chơi sang và “bút sa gà chết” mới đây được tái hiện trong việc những ông lớn dám tự ý nhận đăng cai Asead 18, trong khi chưa biết nó tốn bao nhiêu tiền, liệu đất nước nầy có đủ sức làm không, và liệu Chính phủ và Quốc hội có “gật”? Đặc biệt là nhân dân liệu có đồng tình?

Thế nên khi thực hiện hành vi “Bút sa” ở Hội đồng Olympic châu Á năm 2012, những người có trách nhiệm của VN, không hình dung được hậu họa sẽ “gà chết” như thế nào, mà chỉ thấy tâm trạng phấn chấn, tự hào là “chơi sang” là làm được một việc “ích nước lợi nhà”!   

Trong bài Áp lực đòi huỷ đăng cai ASIAD 18, gần đây mà Đài RFI đưa tin, có nhắc lại rằng, “Các nhà lãnh đạo thể thao của Việt Nam lúc ấy rất tự hào, xem đấy là một “thắng lợi”, sẽ “nâng cao uy tín và vị thế” của Việt Nam, vì lần đầu tiên Việt Nam được quyền đăng cai sự kiện thể thao Olympic quan trọng hàng thứ hai, chỉ sau Thế vận hội. Nhưng thực ra lúc đó, trong cuộc đua cuối cùng, ngoài Việt Nam, chỉ có một đối thủ duy nhất là Indonesia, vì trước đó các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, một quốc gia dầu hỏa giàu có, đã bỏ cuộc.

Phát biểu sau buổi bốc thăm tại Macao vào lúc đó, bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch VN đã tuyên bố rằng ASIAD sẽ “mang lại sự phát triển cho thể thao Việt Nam”. Nhưng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là đang gặp khủng hoảng trầm trọng, có nên dứt khoát tổ chức sự kiện thể thao sẽ rất tốn kém này hay là nên hủy việc đăng cai, cho dù có bị mất thể diện quốc gia?

...Theo báo chí trong nước, vào tháng 03/2010, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xin Thủ tướng phê duyệt chủ trương tham gia vận động giành quyền đăng cai ASIAD 18 và hai tháng sau đó, tháng 05/2010, Phó thủ tướng, thay mặt thủ tướng đã có ý kiến đồng ý cho vận động đăng cai. Việt Nam đã được chọn làm nước chủ nhà ASIAD hơn một năm rồi, chính phủ mới phát hiện là gánh nặng tài chính sẽ rất lớn, cho nên, ngày 29/03 vừa qua Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đưa ra ý kiến là nên tính đến khả năng rút lui, không tổ chức ASIAD. Thanh Phương / Theo RFI.

 

May quá, vừa rồi Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đã họp và quyết định huỷ tổ chức Asiad 18 – 2019. Theo dư luận, đây là 1 quyết định hợp lòng dân… mặc dù cũng có một ít người không hài lòng, vì khi huỷ ngang thì mất dịp nâng cao nền thể dục, thể thao trong nước “lên tầm thời đại”, mất uy tín với thế giới nhất là phải nộp phạt một số tiền, nghe đâu khoảng 1 triệu USD? nhưng đau nhất là lỡ mất dịp kiếm thêm ít màu...

 

Không biết, khi ngài PTT Nguyễn Thiện Nhân cầm bút ký nhận đăng cai, ngài có điện hỏi xem, kế hoạch tổ chức Asiad là bao tiền, hỏi Bộ Tài chính xem ngân sách có đủ không,  và chắc chắn ngài phải biết rằng khoản kinh phí nầy không hề nhỏ so với Seagame 2003 chứ? Vì nếu Seagame 2003 là sông cái thì Asiad là biển Đông rồi.

 

Có người còn bức xúc rằng, nên trừ vào lương PTT  Nguyễn Thiện Nhân , người mà hai năm trước đã ký giấy cho phép Bộ TT, VH & DL vận động tranh cai!(Theo Viet Studies. Tran Huu Dung).

 

Nói vậy thôi, chả có ai bắt ngài PTT phải trừ vào lương đâu, số tiền nầy sẽ được cộng vào số nợ 20 triệu đồng/người, nhưng chúng tôi vui, thay vì nhận nợ 1 triệu USD chẳng hơn là lại nhận đến 1 tỷ USD khi tổ chức Asiad 18 – 2019 hay sao?

Trước khi hạ bút ký : đề nghị các nhà lãnh đạo hãy xem xét kỹ về thực trạng đất nước của mình  rồi hãy quyết định, vì các sai lầm ấy đều trút lên đầu nhân dân cả.  Bớt Chơi Sang đi, để dân được nhờ .

 Các Ngài hãy xem xét kỹ về thực trạng đất nước của mình  rồi hãy quyết định, vì các sai lầm ấy đều đổ và trút lên đầu nhân dân cả .  Bớt Chơi Sang lại đi . Mấy mươi năm qua có những sai lầm lớn như : kế hoạch trồng mới 5 triệu hecta rừng, chỉ tiêu sản xuất 5 triệu tấn đường hàng năm, hàng loạt cảng biển, Xi măng lò đứng, Quả đấm thép Vinashin, Vinalines, Bauxite Tây nguyên …. Tiêu tốn hàng khối tiền lớn của nhân dân, nợ công mỗi đầu người dân phải gánh là 20 triệu/ người …

Mong rằng từ nay về sau, trước khi xuống bút ký, các cấp lãnh đạo nên cân nhắc, xem xét cẩn thận cho dân nhờ. Nước ta còn nhỏ, còn nghèo hãy liệu cơm gắp mắm .

Mượn 2 câu thơ của ông Đồ Chiểu để kết thúc bài viết nầy:

Gối rơm theo phận gối rơm.
Có đâu dưới thấp mà chờm lên cao ?

19/4/2014  TRỊNH KIM THUẤN


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog