29 thg 6, 2013

Nhà văn VŨ BẰNG, nhà thơ VŨ HOÀNG CHƯƠNG đi hát ả đào của PHAN KIM THỊNH

(Kỹ niệm 10 năm thành lập nguyệt san Văn Học (1) ).
……………………………………………………………………..
………………………………………………………..
 Đúng như dự định , ngày 31 tháng 10 năm 1971 vừa qua là ngày kỹ niệm 10 năm Văn Học xuất bản. Anh em tòa soạn họp mặt Câu Lạc Bộ Văn Bút đông đủ , già có, trẻ có. Khoảng 50 người bên đĩa xôi gấc đỏ, màu đỏ của dân tộc anh hùng luôn luôn chống ngoại xâm. Bên miếng chả trâu có thơm mùi lá thì là , hương thơm của người miền Bắc  đem từ Hà Nội vào Sài Gòn.

Ở XỨ SỞ NẦY, HỒN AI NẤY GIỮ

Ở xứ sở này, hồn ai nấy giữ! - Có thể giết người, toi mạng vì những nguyên nhân đơn giàn.


Bị đánh chết ngay tại bệnh viện 

(LĐO) - Thứ tư 26/06/2013 21:02

Va chạm giao thông với một cháu bé, người gây va chạm đã chở mẹ và cháu bé vào bệnh viện, nhưng bác sĩ cho rằng cháu bé chỉ bị trầy xước nhẹ, nên cho về ngay sau đó. Đang ngồi chờ đóng tiền viện phí, bất ngờ xuất hiện một nhóm đối tượng xưng là người nhà cháu bé, tấn công đập gãy cổ nạn nhân, làm người này chết ngay sau đó.

28 thg 6, 2013

Truyện ngắn THẰNG HAI ĐẦU GỐI của NGUYỄN QUANG LẬP

 Đó là thng Dư, sát ngay sau hi nhà mình.


Cái xóm nhà mình ngày xưa ging y chang cái ni lu đ món sang hèn. Mt nhà ăn mày, mt nhà giáo viên, mt nhà bí thư tnh u, mt nhà cướp git, mt nhà đĩ điếm, mt nhà giáo sư, mt nhà buôn lu. Nhưng là cái xóm hoà thun nht Th trn vì không nhà nào thèm giây vi nhà nào.

Nhà th
ng Dư có ba m con, m nó hành ngh đĩ điếm đ ra hai đa, nó là Dư, em gái nó là Tha, chc m nó nghĩ giá không đ đa nào thì mi đ.

TỘI ÁC VÀ SỰ VÔ CẢM của VĂN CÔNG HÙNG


Kinh hoàng quá đi mất. Là cái vụ ở Sài Gòn. Một đứa bé 3 tuổi chạy lao từ trong nhà ra, một cậu trai rất trẻ đi xe máy va phải. Cậu này rất tử tế, nói mẹ cháu bé bế rồi chở cả 2 đến bệnh viện. Bác sĩ nói nói cháu không việc gì, chỉ trầy xước và cho về ngay.

26 thg 6, 2013

Chuyện vui : BÁC BA PHI : SỐNG TRONG SỢ HÃI của TRỊNH KIM THUẤN

Hôm rày, đọc tin trên các báo và xem tivi thấy các đập thủy điện nhỏ bị vỡ, các cư dân sống phía dưới các đập đang sống trong nỗi sợ hãi, nhớ lại câu chuyện vui của Bác Ba Phi, xin kể lại :

Chuyện xãy ra trước 30/4/1975.

 Bác Ba Phi quê ở U Minh- Cà Mau (tỉnh An Xuyên ngày ấy) có việc lên Sài Gòn tìm thăm 1 người bà con (thất lạc), sẳn dịp khám bệnh … Sau khi bán được 1 số nông sản như khoai lang, nếp dẽo, cá rô đồng, cá trê vàng  

24 thg 6, 2013

TẢN VĂN : BI KỊCH và HÀI KỊCH của TRỊNH-KIM-THUẤN.


 BI KỊCH :

Đập thủy điện Ia krêl làng Bi, xã Ia Dom (Đức Cơ-Gia Lai) bị vỡ, hàng chục người dân  “may mắn sống sót và thoát chết “ và nhiều hecta hoa màu bị thiệt hại (ước tính ban đầu khoãng 3 tỷ đồng) nhiều sai phạm liên quan đến công trình nầy mới bị phanh phui .

23 thg 6, 2013

Hồi ký : LỠ MỘT CHUYẾN ĐÒ của TRỊNH-KIM-THUẤN

Riêng tặng  Anh và chị Vũ Ngọc Tiến , anh và chị Phạm Sơn Dương, Phạm Đắc Đạt, Vũ Mạnh Cường – HÀ NỘI.


Bắp non mà nướng lửa lò.
Đố ai ve (vản) được con đò Thủ Thiêm.

Câu ca dao có lẽ có từ lâu lắm, từ thời Thủ Thiêm chưa có phà, lúc ấy chưa có máy đuôi tôm, phải đưa đò bằng chèo. Cô lái đò chắc đẹp lắm, mà lại khó tánh (chảnh), các chàng trai khó ve vãn , nên mới đố với nhau như thế

22 thg 6, 2013

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN : 10 CHUYỆN TIẾU LÂM HAY NHẤT THỜI LIÊN XÔ.

(do báo Times bình chọn) 
Phạm Nguyên Trường dịch

Giải nhất:
Ba công nhân vừa bước vào nhà tù, hỏi nhau vì sao bị tù. Người thứ nhất: “Ngày nào tôi cũng đi muộn 10 phút, họ bảo tôi phạm tội phá hoại”. Người thứ hai: “Ngày nào tôi cũng tới sớm 10 phút, họ bảo tôi là gián điệp”. Người thứ ba: “Ngày nào tôi cũng đến đúng giờ, họ bảo tôi có đồng hồ ngoại”

Sau đây là 9 giải còn lại:

2) Trong một túp lều ở thảo nguyên có một ông lão đang hấp hối.
Có tiếng gõ cửa dồn dập
- Ai đấy? – ông lão hỏi.
- Thần chết, - có tiếng đáp.
- Lậy chúa tôi! – ông già nói – Cứ tưởng là KGB

TRUYỆN NGẮN : VIÊN CÔNG SỨ của ĐỨC HẬU

Chuyện kể hiện đại về viên công sứ Pháp quyên sinh vì dân bị lụt ở Thái Bình (1913-2013)


Lời dẫn: Có một viên công sứ Pháp được cử về Thái Bình hồi đầu thế kỉ XX. Tổng đốc Thái Bình lúc đó là ông Phạm Văn Thụ. Hai ông, một Pháp và một Việt đã đi thị sát dân sinh vùng vỡ đê. Vỡ đê và chạy lụt là chuyện cơm bữa ở vùng đất Thái Bình. 
Cuối cùng, viên công sứ đã quyên sinh vì tự thấy mình có lỗi. Xin được chết để chia sẻ với người nông dân bản xứ. 
Đó là câu chuyên lưu truyền trong dân gian, bây giờ đã đi vào truyện ngắn của nhà văn Đức Hậu. Hãy đọc đúng như là văn học, tạm bỏ qua những gì như là truy vấn hiện thực lịch sử ở trong đầu.

21 thg 6, 2013

TÙY BÚT : MÁ ƠI ! ĐỪNG GÃ CON XA CỦA TRỊNH KIM THUẤN.


 Ngày xửa, ngày xưa …..
Thuở còn bé tí tẹo, tí teo …. Mình thường nghe Mẹ hoặc chị Hai (chị cả) ru ngủ bằng những câu ca dao, trong đó có những câu ca dao buồn :
- Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
- Chồng gần không lậy, để lậy chồng xa.
- Một mai cha yếu , mẹ già.
- Bát cơm, đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng.
                             
                           

20 thg 6, 2013

PHÂN ƯU : TƯỞNG NHỚ 1 NGƯỜI THẦY ĐÁNG KÍNH

PHÂN ƯU


Vừa được tin cựu giáo sư Lê Văn Trung, Giáo sư Môn VĂN trường Trung học Thoại Ngọc Hầu, vừa tạ thế ngày 18/6/2013.
   
 Chúng em học trò của thầy, lớp Đệ “4p3.” Niên học: 1966-1967 và năm lớp Đệ Tam C. Niên học: 1967 – 1968.
                  
 Thành kính phân ưu cùng cô Phi Nga và các em.

Phân ưu nầy cũng là thông báo đến các lớp đàn anh, các lớp đàn em cùng dưới mái trường Thoại Ngọc Hầu thân yêu được biết.
                 

Thay mặt lớp học.

TRỊNH-KIM-THUẤN

                               ĐTDĐ   0977993803.

                               EMAIL  galangtu52@gmail.com

TRỘM CHÓ VÀ CÁI SÂN BÓNG của TRỊNH-KIM-THUẤN

Vào Quê choa của Bọ Lập gặp bài : Trộm chó, Bóng đá và Nhiệm vụ chính trị, tìm hiểu thêm trên các báo Tuổi Trẻ online, Thanh Niên online …  thì đúng là việc trộm chó và bóng đá đang sôi động hẳn lên. Ở đây xin viết về Trộm chó và Sân bóng còn Nhiệm vụ chính trị thì không, vì không biết gì về chính trị làm sao mà viết, mà cũng không nên biết, còn về chánh chị, chánh em thì biết chút ít như cô Phoọt Phẹt ấy.

CHUYỆN TRỘM CHÓ

19 thg 6, 2013

Nhân ngày nhà văn, nhà báo mời đọc bài thơ "GỬI TRƯƠNG TỬU" của NGUYỄN VỸ.

Viết trong lúc sa
Nay ta thèm rượu nhớ mong ai
Một mình nhấp nhém, chẳng buồn say!
Trước kia hai thằng hết một nậm,
Trò chuyện dông dài, mặt đỏ sẫm,

Nay một mình ta một be con
Cạn rượu rồi thơ mới véo von!
Dạo ấy chúng mình nghèo kiết xác,
Mà vẫn coi tiền như cỏ rác.
LẤP VÒQUÊ ANH – QUÊ EM .

Lấp Vò có mấy con kinh nhỏ.
Xuôi ngược trong lòng thuở ấu thơ.
Đò dại Tấn Bình xuôi mấy ngã.
Từ dạo xa quê đã mấy mùa.

               Anh thương Lấp Vò, thương quê anh.
               Thương ngoại và thương thôn xóm mình.
               Quen sống mộng mơ từ thuở bé.
               Nên kiếp nầy vẫn mãi linh đinh.

Trầu vàng mới hái, em ngồi liễn.
Anh chợt thèm thương những ngón tay.
Bán cuộc đời anh mua chưa nổi.
Mớ trầu vàng và môi, mắt, chưn mày.

                  Anh thương Lấp Vò, thương quê em
                  Có những chiều nhạt nắng êm đềm.
                  Cô gái liễn trầu đôi môi mọng.
                  Nhớ trăng, nhớ xóm, dạ buồn thêm.

Nhớ những hoàng hôn, chiều Bão Hút.
Bình minh chợt đến rạch Cái Dâu.
Nhớ quá, chuỗi ngày thơ mộng ấy.
Lấp Vò mãi mãi dạ in sâu.

                                                         KIM THUẤN – MINH THOẠI

Lấp Vò : huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, tương truyền địa danh nầy do vua Gia Long đặt cho, trên đường bôn tẩu cùng với tên : Cây da bến ngự ở xã Long Hưng …


Tân Bình, Vàm Xáng nhỏ, Bão Hút, rạch Cái Dâu là các xóm ở địa phương.

18 thg 6, 2013

NHỚ NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH : " ĐÁM CƯỚI BƯỚM " của PHẠM VĂN SONG .



GIỚI THIỆU :  Nguyễn Bính là thi sĩ nổi tiếng thời tiền chiến. Thơ ông đặc sắc và nổi bật ở điểm nhẹ nhàng, trong sáng, lối diễn tả tinh ý và từ ngữ đượm vẽ mộc mạc, chất phác của ca dao. Tiêu biểu cho tính chất bài nầy là “Đám cưới bướm” dưới đây, trích trong tập “Một Nghìn Cửa Sổ”, một tập thơ ít người biết vì được xuất bản trong thời Nam Bộ kháng chiến chống Pháp ….

NGUYÊN VĂN BÀI THƠ :           

                                 Thuyền thơ cập bến thơ rồi.
                           Rước con bướm trắng sang chơi vườn hồng,
                                 Có cô em bé chưa chồng.
                           Bướm có bằng lòng, tôi mối manh cho .
                                 Kết hoa mười mấy bến đò,
                           Kết hoa trắng cả hai bờ sông trong,
                                 Hồng ơi ! Bướm cưới hoa hồng.
                           Mười mấy ngày ròng, pháo nổ liên chi.

17 thg 6, 2013

Nhớ lại truyện ngắn BÚT MÁU của nhà văn VŨ HẠNH - TRỊNH-KIM-THUẤN


Ngày 21/6 là ngày Nhà báo hàng năm, nhớ lại chuyện năm xưa viết lại và kết hợp với đôi chuyện ngày nay để suy ngẩm cái chuyện đời nầy vậy .

Trích : Đọc lại “BÚT MÁU” của Vũ Hạnh .

Vũ Hạnh là một nhà văn mà tôi yêu thích vào thời trước năm 1975, không chỉ riêng tôi, mà cả gia đình tôi yêu thích . . . . . . . . .

KHOẢNH KHẮC 5 NĂM - nhân ngày giỗ lần thứ 5 Ông VÕ VĂN KIỆT của GS TƯƠNG LAI

Mới đấy mà đã năm năm.
Thời gian đủ sức làm nhạt nhòa những nỗi đau, hàn gắn những vết thương, xua đuổi những ám ảnh thời thế. Thời gian cũng đủ sức bào mòn đá núi, dời chuyển dòng sông, thậm chí dìm cả một vùng đồng bằng nằm kề sát biển xuống nước khi mà thảm họa môi trường với nước biển dâng đang là nhỡn tiền.

16 thg 6, 2013

Hồi ký : MUA GIÀN GÁNH HÁT : HƯƠNG DẠ THẢO của TRỊNH-KIM-THUẤN



(Riêng tặng anh Trương Văn Tuấn, nghệ danh Trương Ngọc Tài, chồng nghệ sĩ Tô Kiều Lan, năm 1973 ở đoàn cải lương Hương Dạ Thảo) .

Sau 2 cuộc tổng tiến công năm 1968 (Mậu Thân) của MTGP Miền Nam vào các thành phố ở miền Nam, ngành sân khấu cải lương gặp nhiều khó khăn ..

THƠ : THẬT RA CHẲNG CÓ GÌ MÀ NÓI

Tám mươi ngôi nhà cháy
Mt người tuyt thc
Li có thêm người chết đui
Chè làm t da ln thi
C th đô cay mt vì sương mù
Ông nhà thơ mt đi vng tng nay v hưu
tr ngòi bút nói nhng điu cao c

15 thg 6, 2013

GÁI ĐỒ SƠN, CẶP BA CHỤC của CU VINH

(Nhớ anh Định quá)


- Nhân đọc bài "Không phát hiện mại dâm ở Đồ Sơn- Lời của ông Phạm Ngọc Dũng, Phó trưởng phòng chống mại dâm- Cục phòng chống tệnạn xã hội- Bộ Lao Động- TBXH .  Báo Lao Động ngày thứ 7 15/6/2013 -  (Trịnh Kim-Thuấn ).

 Khi tôi trở thành phóng viên báo Lao Động thì anh Nguyễn An Định ( tên bút danh là Chu Thượng chuyên giữ mục Sự kiện bình luận) đã là một nhà báo lừng lững, lừng lững với cả nghĩa bóng và nghĩa thực về thân xác

14 thg 6, 2013

BÁNG BỔ TIỀN NHÂN của TRỊNH KIM THUẤN

-Riêng gởi ông Trương Vĩnh Khánh, Hội VHNT Đồng Tháp qua bài viết “Đôi dòng về học giả Nguyễn Hiến Lê” trên VietStudies ngày 05/6/2013 và Trannhuong.com ngày 10/6/2013.

Lang mang trên mạng tìm vài thông tin, văn, thơ … bắt gặp bài viết “Đôi dòng về học giả Nguyễn Hiến Lê”, giật thót cả mình, mồ hôi đổ giọt.

13 thg 6, 2013

KHUẤT NGUYÊN với sự tích TẾT ĐOAN NGỌ của THÁI DOÃN HIẾU


Tặng Lê Thị Lợi
(Bảo mậu của bé Thái Đoàn Thùy Linh)

Khuất Nguyên (340-278 TrCN) là nhân vật lỗi lạc thời cổ đại Trung Hoa cả về cuộc đời, nhân cách và nghệ thuật thơ ca. Ông là danh nhân văn hóa thế giới (1953).

Tên thật là Bình. Ông là quan đại phu của nước Sở (tỉnh Hồ Nam). Xuất thân từ dòng dõi vương tộc nhưng đã sa sút từ đời cha, gần hàng thứ dân. Sử gia Tư Mã Thiên nhận xét “Khuất Nguyên học rộng nhớ nhiều, sáng suốt về chính trị, thông thạo về hiến lệnh”

12 thg 6, 2013

BÀI VĂN HAY : LONG XUYÊN : NƯỚC NGỌT GIÓ HIỀN... sưu tầm của TRỊNH KIM THUẤN.


Riêng tặng Anh Chị Vũ Ngọc Tiến và Anh Hoàng trong Ký Sự Miền Tây (Tran Nhuong.com).

Riêng gởi tặng những người  lứa tuổi 50 : từng ở, từng sống ở thành phố Long xuyên, để nhớ lại những ngày xa xưa ấy . . . . .  (T.K.T.)
                        
 Ca dao có câu : Gà nào hay cho bằng gà Cao Lãnh.
                                                    Gái nào bảnh cho bằng gái Long Xuyên.
                            Chị kia búi tóc đuôi gà.
                            Nắm tay chị lại hỏi nhà chị đâu ?
                            Nhà tui ở dưới đám dâu…(Câu ca dao vui . TN.com).

TRUYỆN NGẮN MỘ BÀ TRẦU của MINH DIỆN


Con rạch  rộng khoảng gần chục mét, rong rêu và cỏ năn mọc kín.  Hai bên  bở lác đác những cây dâu, cây cậy khẳng khiu. Một chiếc cầu  đá  bắc  qua  con rạch  nối con đường mòn từ làng tôi đến làng  Đọ.  Cạnh  cầu đá có cây đa cổ thụ soi bóng xuống con rạch. Người ta gọi đó là cây đa Cầu Đá.

Cách đây lâu lắm, không nhớ rõ năm tháng nào, có một người đàn bà sinh sống  ở gốc đa này. Bà khoảng năm chục tuổi, thân hình nhỏ bé, khuôn mặt phúc hậu. Điểm nổi bật nhất ở bà là trừ khi ăn cơm còn lúc nào cũng nhai trầu . Không ai biết danh tính và quê quán bà ở đâu, dân làng quen gọi là bà Trầu.

11 thg 6, 2013

VĂN HÓA NGHỊ TRƯỜNG : Biết rồi, Khổ lắm, Nói mãi ! của TRỊNH-KIM-THUẤN



Vào Tranhung 09 xem hết bài : Diệp Lang – Kép độc hay nhất Việt Nam. !

Theo tôi : Diệp Lang là kép độc hay thì có hay, nhưng nhất Việt Nam thì không rồi. Việt Nam có đến 2 anh kép độc hay hơn Diệp Lang là kép Đinh La Thăng và kép Hoàng Hữu Phước.

10 thg 6, 2013

THƯ GỞI : BÁC TRẦN HỮU DŨNG CHỦ TRANG VIETSTUDIES CỦA TRỊNH KIM THUẤN .

Nhân bài viết "Đôi dòng về học giả Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984) của Trương Vĩnh Khánh Hội VHNT Đồng Tháp .

 Em là Trịnh Kim Thuấn xin có đôi lời mạo muội thưa với Bác . Thầy trò chúng em hơn 30 năm không liên lạc lạc, tình cờ trên mạng gặp ông Lữ Phương, tôi mừng quá thét lớn lên : Ông Thầy của tôi . thằng cháu ngoại ngồi kế bên, hỏi : ông thầy của ông ngoại hở ông ngoại ! xúc động bồi hồi ... Rồi năm sau, họp mặt tại trường TH.TNH. Longxuyên, nhắc đến Lữ Phương có nhiều người ái ngại

ÔNG NGUIYỄN MINH NHỊ ĐẠO VĂN của TRỊNH KIM THUẤN


  1. Lớn tuổi rồi, mất ngủ thường xuyên là thường, bánh xe tạo hóa mà, ai cưỡng lại được ! mặc dù cuộc sống có đủ : vợ lẽ trẽ đẹp, con ngoan (cũng có vài ba đứa không ngoan), tiền thì dư thật đấy. Nhưng mất ngủ là mất ngủ.

  2. Lang thang tìm Ông Tran Huu Dung. VietStudies gặp bài “Phút 89 gởi Anh Nguyễn Bá Thanh (TT.13/01/2013), qua kiếm ông Đại tá Bùi Văn Bồng lại gặp : “Gửi anh Nguyễn Bá Thanh. Phút 89”

9 thg 6, 2013

Tiểu phẩm CÂU CHUYỆN ROCKEFELLER sưu tầm .

Nhiều năm về trước, một ủy viên chấp hành khá cao tuổi của một công ty dầu lửa đã đưa ra một quyết định sai lầm làm công ty thiệt hại hơn 2 triệu đôla. John D. Rockefeller lúc đó là người đứng đầu tập đoàn này. Vào cái ngày đen tối mà tin tức khủng khiếp trên được lan truyền ra, hầu hết các nhân viên và ủy viên khác của công ty đều lo lắng và muốn tránh mặt Rockefeller, không ai muốn bị liên lụy gì.

PHIẾM LUẬN : CHUYỆN LÀM ĐĨ và nghị viên HOÀNG HỮU PHƯỚC của TRỊNH-KIM-THUẤN


Vừa qua Tết, trên các báo và các trang mạng sôi động, ầm ĩ lên : vụ nghị viên Hoàng Hữu Phước trên trang mạng Emotino phê phán “Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ “ (tứ đại ngu). (không thua gì việc ông P. Giáo sư , Tiến Sĩ Đại Tá Trần Đăng Thanh dạo nọ).

8 thg 6, 2013

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN : CÁI LÝ THẰNG MÈO


Có cô giáo miền xuôi lên vùng cao dạy học
Tuổi thanh xuân chôn giữa chốn rừng già
Tuổi hăm vùn vụt trôi qua
Tuổi băm ào ào ập tới

Không có tiền thưa gửi làm sao được chuyển vùng.
Bỗng một hôm Trưởng phòng gọi cô giáo đến
Thấy bụng cô giáo lùm lùm
Ái chà chà gay thật!

Hội đồng họp liên tục
Phải kỷ luật, kỷ luật
Kẻ giáo ít, dục nhiều!
Cô giáo bước liêu xiêu
Nước mắt nhòe nước mắt.

*
Có chàng trai chân đất
Người con của núi rừng
Lưng cài con dao sắc
Đến trước mặt Trưởng phòng
Mày hãy nghe tao hỏi :

Giết người có tội không?

Trưởng phòng cười ung dung :
Giết người là trọng tội,
Nếu giết người là trọng tội
Vậy làm ra người thì sao?

*
Cái lý người Mèo tao
Hẳn là mày phải biết
Cô giáo thích đứa con
Lẽ nào tao lại tiếc,

Con gấu trong rừng không cho cô giáo được,
Không tham ô Nhà nước
Chẳng ăn cắp của ai
Tao rút từ trong người
Tao tặng cho cô giáo.

*
Trưởng phòng cười mếu máo
Cúi đầu chắp hai tay
Bụng thằng Mèo nói phải
Tao cố làm theo mày.

(Trân trọng cảm ơn tác giả ls Đặng Thế Luân & bạn Bùi Thu Hà thân quý của tôi)


Nguồn  Như là giấc mơ .

TRUYỆN NGẮN : PHẬN HỒNG NHAN của NGUYỄN QUANG LẬP

Mình kém chị Kim tám tuổi, ở cùng xóm với chị. Hai tuổi chị cõng đi bắt chuồn chuồn, đi hái lá me quanh những hàng rào lối xóm. Bốn tuổi chị dắt ra bờ sông, chạy lon ton dọc bờ sông đuổi bắt những con còng gió bé xíu. Thỉnh thoảng chị bế xốc lên trợn mắt nhìn mình, nói cu Lập yêu chị không, mình nói yêu. Chị cười, hôn mình chùn chụt mấy cái liền.

CẦN SỚM CHẤM DỨT "TRÒ ĐÙA HOÀNG HỮU PHƯỚC" TRƯỚC QUỐC HỘI của Luật gia TRẦN ĐÌNH THU .

Đã có quá nhiều bài phân tích về những hành vi của ông Hoàng Hữu Phước trước đây, độc giả đã biết, tôi xin không nhắc lại nữa. Riêng tôi thì tôi đã kết luận ông Phước có dấu hiệu tâm thần nhẹ từ lâu rồi. Tôi cũng đã đề nghị quốc hội nên giám định sức khỏe tâm thần của ông ấy.

7 thg 6, 2013

KHÉP LAI QUÁ KHỨ : TẠI SAO KHÔNG ? của TRỊNH KIM THUẤN.


Mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất 2 miền Nam – Bắc, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói :”Mừng giải phóng, trong những ngày nầy có 1 triệu người vui, cũng có 1 triệu người buồn.
Lời nói nầy không mang cái vẽ đắc thắng của “bên thắng cuộc” mà pha trộn cái lương tri, cái nỗi niềm xót xa trong mỗi con người, sống trong một đất nước đã trãi qua 1 cuộc chiến tranh ác liệt, tàn khốc, nhiều gia đình, tộc họ đều có các người thân ở 2 bờ chiến tuyến

6 thg 6, 2013

BÓNG GIAI NHÂN và NGUYỄN BÍNH của MỘNG TUYẾT

“Mùa nầy, trời miền Nam , mưa đang rơi nặng hạt.
                                        Cố nhân còn đâu ? "

Tôi nhắc lại câu cuối cùng của bài “Để nhớ Nguyễn Bính” hồi mấy năm trên. (bài Để nhớ Nguyễn Bính những ngày ghé bến Hà Tiên, báo VĂN số 60 ngày 15-6-1966)

Một nhà nho miền Bắc nhận xét thời tiết miền Nam qua hai câu :

                                          Tứ thời giai thị hạ.
                                          Nhứt vũ tiện thành thu.

CHUYỆN CỔ TÍCH : CON GÀ TRỐNG VÀNG của TRỊNH-KIM-THUẤN


 Riêng tặng các bạn già có bồ nhí, vợ 2, vợ 3 …

TRẦN SINH vốn là một hào gia, ngụ thành Tây, đất Kinh kỳ, ngàn năm văn vật. Tính tình đôn hậu lại hào phóng, kết giao bằng hữu các nơi, mọi người đều mến phục. Thuở thiếu thời từng nấu sử, sôi kinh, nhưng không thích chốn quan trường : vào luồn, ra cúi, nên không ra ứng thí, ở nhà cai quản sản nghiệp tổ tiên để lại, rãnh rang thì đi thăm viếng bằng hữu, du sơn, ngọa thủy.

5 thg 6, 2013

BÀI CẦN ĐỌC : Bà DIÊU VÂN TRÚC, vị tướng đanh thép


Thụy My
3-06-2013

 LND : Xin giới thiệu với bạn đọc ghi chép về Đối thoại Shangri-La của cây bút Sylvie Kauffmann, giám đốc biên tập Le Monde, đăng trên số báo đề ngày 04/06/2013. Cái nhìn của tờ báo uy tín Pháp về đội ngũ « đem chuông đi đánh xứ người » của Trung Quốc chỉ khiến thêm bùi ngùi « trông người lại nghĩ đến ta »

LÒNG TỰ TRỌNG của TRƯƠNG DUY NHẤT


·     Tôi muốn kể cho Thủ tướng, cho Tổng Bí thư, cho Chủ tịch nước, cho quốc hội và tất cả 175 trung ương ủy viên nghe 3 câu chuyện về “lòng tự trọng” của một cô giáo và hai học trò nhỏ.
– Từ một sự cố giảng dạy, do sai sót trong việc chấm bài văn có câu "canh gà Thọ Xương", cô giáo Hà Thị Thu Thủy (giáo viên văn trường THPT Lômônôxôp, Từ Liêm, Hà Nội) đã phải viết đơn xin nghỉ việc

Truyện ngắn NGHỊCH LÝ CUỘC ĐỜI CỦA THANH NHÀN của MINH DIỆN


Trại viết văn  của Bộ tư lệnh Công  binh ở làng Nghĩa Đô bên cạnh sông Tô Lịch. Giữa những ngày chiến tranh đang ác liệt, hai chục người lính  từ các mặt trận được gọi về xóm nhỏ ngoại ô yên tĩnh này, để viết lại những chuyện chiến đấu ở mặt trận.
           
 Tôi làm đề cương truyện “Vượt cổng trời”.  Nhiều người khen hay và hy vọng sẽ ra đời một tác phẩm tầm cỡ. Tôi lao vào viết như một người lính xung trận.

3 thg 6, 2013

SƯỚNG NHẤT VIỆT NAM của NHẬT TUẤN


Hôm nay mới 31 tháng 5, trên tivi đã thấy ông Chu tịch nước đi thăm các cháu thiếu nhi. Chị Gái hủ tíu thắc mắc :

“ Tới trung thu đâu đã phát quà con nít…”

Cô Phượng cave la lên :
“ Bà này lạc hậu. Mồng một tháng sáu là ngày quốc tế thiếu nhi …”

QUỐC HỘI MÌNH HAY THẬT của BÙI HOÀNG TÁM



“Một Quốc hội có năng lực, Chính  Phủ sẽ có năng lực, một Quốc hội thỏa hiệp Chính phủ sẽ lộng quyền”. “Hình như có hiện tượng “ăn sẵn” từ phía chính Quốc hội. Đó là trình cái gì thì bàn cái đó, không đưa ra thì không bàn kiểu “đưa gì ăn nấy”, không đưa thì thôi”.

Đó là phát biểu của ông Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội XIII về mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ và của bà Phạm Thị Loan, Đại biểu QH XII nói về sự “bị động” của Quốc hội trong việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật nói chung, việc Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992 không trình phương án đổi tên nước nói riêng.

BĨNH VÀO ĐÂU ? do Vũ Quốc Túy sưu tầm .

Có một chuyện tiếu lâm thời @ trôi nổi trong thiên hạ, không rõ tên tác giả. Đầu đề do người sưu tầm đặt. Chuyện như sau:


Một ngôi nhà 5 tầng xây cho 5 đối tượng ở. Tầng trệt dành cho các cháu mẫu giáo. Tầng 2 dành cho nông dân. Tầng 3 dành cho công nhân. Tầng  4 dành cho các nhà văn. Tầng 5 là tầng cao nhất dành cho các chính khách. 

Có điều rất lạ là ngôi nhà xây rất khang trang, các tiện nghi đầy đủ mà chả có môt cái hố xí nào. Người đến ở cật vấn nhà đầu tư tức cũng là chủ dự án:

PHÁT NGÔN và TẦM của BỘ TRƯỞNG của THANH XUÂN


THIẾU GIƯỜNG BỆNH THÌ . . . PHẢI HỎI NHÀ NƯỚC ! ! !

Với một chính khách là thành viên Chính phủ như Bộ trưởng, cách thể hiện rõ ràng nhất cái tầm và khả năng lãnh đạo của vị đó không gì dễ nhận biết bằng những phát ngôn trước công luận.

PHIẾM : CẬU BÉ ĐẾN TỪ XỨ PHONG BÌ


SGTT.VN -  31/5/2013 . Do hôm nay là tết thiếu nhi nên thánh Pierre quyết định chỉ cấp visa vào Thiên đàng cho đối tượng trẻ em.

Tuy nhiên, theo thủ tục Ngài cũng phải tiến hành phỏng vấn qua loa. Thấy mấy đứa nhỏ tóc vàng da trắng mắt còn hoen lệ, Thánh liền hỏi han:

2 thg 6, 2013

BÀI THƠ ĐƯỢC TỔ CHỨC UN BÌNH CHỌN LÀ BÀI THƠ HAY NHẤT


Bài thơ được viết bởi một đứa bé Châu Phi



Khi tôi sinh ra, tôi màu đen
Khi tôi lớn lên, tôi màu đen
Khi tôi đi dưới mặt trời, tôi màu đen
Khi tôi sợ, tôi màu đen
Khi tôi đau, tôi màu đen
Và khi tôi chết, tôi cũng màu đen

Anh nói rằng anh trắng
Khi anh sinh ra, anh màu hồng
Khi anh lớn lên, anh màu trắng
Khi anh đi dưới mặt trời, anh màu đỏ
Khi anh lạnh, anh màu xanh
Khi anh sợ, anh màu vàng
Khi anh đau, anh màu tái (lục)
Và khi anh chết, anh màu xám
Và tại sao anh lại nói tôi là da màu !

NHÀ THƠ HỮU LOAN : MỘT BÀI THƠ, MẤY CUỘC BỂ DÂU của TRỊNH-KIM-THUẤN



Với nhà thơ Hữu Loan, quá nhiều người biết, biết về bài thơ MÀU TÍM HOA SIM của ông, về mối tình của ông với người vợ trẻ :

                                “   Ngày hợp hôn.
                                  Nàng không đòi may áo cưới .
                                  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
              Đến khi :     Em ơi ! giây phút cuối.
                                  Không được nghe em nói.
                                  Không được trông thấy nhau một lần …. “

1 thg 6, 2013

NGUYỄN BÍNH, MỘT THI SĨ SUỐT ĐỜI MẮC BỆNH TƯƠNG TƯ của VŨ BẰNG



Hình như đa số các nhà văn đều theo một công lệ đã được vạch sẵn từ bao giờ không biết : là mỗi khi nhắc nhở đến một bạn đồng nghiệp nào khuất bóng thì hết lời ca ngợi và không quên nhắc đi nhắc lại là mình có cảm tình hết sức nồng hậu với nhà văn, nhà thơ đó .

Tôi muốn ăn ngay, nói thẳng hơn một chút. Về NGUYỄN BÍNH, tôi phải thú thực liền : tôi không có cảm tình với anh ta trong những buổi đầu gặp gỡ. Tôi nhớ rõ như mới ngày hôm qua : chúng tôi gặp nhau  lần đầu vào một ngày mưa dầm, tháng bảy.

Tìm thông tin blog