24 thg 3, 2015

Thư cho con dưới chân giáo đường của Nguyễn Thị Hậu



Xin thưa cùng bà Nguyễn Thị Hậu cùng nhiều người mang tâm trạng dưới đây…. Lý do là : Chánh quyền tuyển chọn các nhân vật xuất sắc như Phan Đăng Long Phó Ban tuyên giáo Hà Nội và …… đừng trách chi đàn trẻ bà ạ ! … Gót Phiêu Du .

LĐO - Sáng nay có việc đi ngang Nhà thờ Đức Bà, mẹ chợt nhớ ra đã lâu mấy mẹ con mình chưa lang thang cà phê bệt ở công viên này để ngồi lặng trong lòng Sài Gòn bình yên một màu xanh của trời của lá, để ngắm đôi tháp chuông nhà thờ in trên nền mây trắng lang thang, và để chia sẻ hạnh phúc những lứa đôi đang rạng rỡ bên nhau chụp hình đám cưới bên “ngôi nhà của Chúa”.

Có lẽ không có góc nào nhìn ngôi nhà thờ đẹp như từ công viên nhỏ này vì nhìn từ phía khác nhà thờ đã trở nên bé nhỏ bởi sau nó là những tòa nhà cao tầng ốp kính màu xanh chói nắng!


Cũng sáng nay khi đi qua đây, bất giác mẹ nhìn thấy bức tường nhà thờ chi chit những dòng chữ, hình vẽ bằng bút xóa màu trắng, nhiều đến nỗi mẹ không cần phải ngừng xe lại vẫn có thể đọc được. Rồi những rào chắn ở chỗ khuất của tường nhà thờ để ngăn việc xả rác hay tiểu tiện… Một cảm giác khó chịu rồi bực tức và cuối cùng là nỗi xót xa trào lên: Trời ơi, một di tích ngay trung tâm thành phố, ngay giữa đường phố mà vẫn bị vô tư bôi bẩn như vậy sao? Từ lúc nào mà bây giờ bức tường gạch mòn dấu thời gian lại bị những dòng chữ, hình vẽ như những vệt bùn vấy bẩn lên chiếc áo khoác một màu đỏ tươi đẹp đẽ của nhà thờ?

Ngôi nhà thờ là một trong những công trình được xây dựng sớm nhất, vào khoảng cuối thế kỷ 19, là một trong những di sản văn hóa – kiến trúc tôn giáo của đô thị Sài Gòn, là nơi quen thuộc của bất cứ ai từng ở, từng đến Sài Gòn. Văn hóa – lịch sử của một đất nước là gì khác ngoài những di tích của các thời còn lưu lại? Và một đất nước, một cộng đồng có văn minh hay không chính là ở thái độ đối với di sản văn hóa của đất nước, cộng đồng mình, và của nhân loại. 

Việc viết bậy vẽ bậy ở những di tích đã trở thành phổ biến ở nước ta, đâu cũng bắt gặp hiện tượng này, từ những hang động ở Vịnh Hạ Long, ở Phong Nha – Kẻ Bàng… đến những đình chùa miếu, thậm chí trên cây cầu Long Biên cũng chi chit những dòng chữ nghệch ngoạc, thậm chí không hiếm từ ngữ hình vẽ bậy bạ… mà chỉ cần nhìn qua ta có thể biết ‘chủ nhân” của nó là các bạn trẻ. Từ vô ý thức đến  vô văn hóa chỉ một bước chân thôi nhưng họ không biết dừng lại. 

Có thể con sẽ nói “các bạn chỉ vô tình thôi, mẹ đừng từ góc độ nghề nghiệp bảo tồn di sản mà đánh giá nặng nề”. Không con ạ, hiện tượng này không phải là mới, nhiều người đã lên tiếng nhưng vẫn ngày càng phổ biến. Về đạo đức nó phản ánh xã hội không còn sự “khiêm cung” tối thiểu khi con người cho phép mình tùy tiện để lại “dấu ấn” trên di tích của ông cha. Xưa bà Hồ Xuân Hương đã từng mắng bọn học trò hãnh tiến: “muốn sống đem vôi quét trả đền!”.

Mẹ tin rằng không ai muốn mình bị coi là phường hãnh tiến, không ai muốn thành phố mình, đất nước mình bị đánh giá là không văn minh chỉ vì những hành xử vô văn hóa với di sản của cha ông.

Việc bảo tồn di tích và mỹ quan của đô thị chỉ có thể làm được bắt đầu từ ý thức của mỗi người. Mong rằng những người trẻ thường ngồi chơi ở công viên, thường chụp hình ở khu vực nhà thờ hãy không cho phép mình và bạn bè bôi bẩn lên nhà thờ hay bất cứ di tích nào, hãy cùng nhau làm sạch tường nhà thờ như  một hành động thiết thực “vì thành phố văn minh hiện đại” chứ đừng chỉ hô khẩu hiệu theo kiểu phong trào.

Sài Gòn 18/3/2015  NGUYỄN THỊ HẬU .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog