hoặc là : Khi tiều phu làm lãnh đạo ! ! Gót Phiêu Du.
Cách đây hơn 1 tuần xảy ra vụ ngộ độc khí thải ở siêu thị Big C tại Hà Nội. Xe máy, xe hơi chạy quá nhiều ở tầng hầm, khí thải Carbon Dioxide (CO2), làm nhiều người bị ngất. Tới một lúc nào đó, vụ đốn cây ở Hà Nội sẽ có hiệu ứng như vụ ngộ độc tại Big C nếu các tiều phu với hiểu biết hạn hẹp về kiến trúc đô thị, cảnh quan và môi trường, ngồi trên ghế.
Hôm qua (22-3-2015), anh Nguyễn Đức Lưu bên Hanvet đưa tôi đi chơi cả ngày. Một điểm tôi muốn đến là đường Nguyễn Chí Thanh, nghe nói nhiều trên phương tiên thông tin đại chúng.
Qua Liễu Giai một đoạn, sẽ thấy con đường mang tên vị đại tướng nổi tiếng, một người đi vào “thi ca Bút Tre” Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh//Anh về phân bắc phân xanh đầy chuồng, nói về thời đại tướng đi làm nông nghiệp, kêu gọi nông dân lây cây cỏ làm phân xanh, bón ruộng, vừa tốt cho lúa, hoa mầu, vừa giữ vệ sinh. Vì thế, nghĩ đến tướng Thanh là tôi nghĩ đến mầu xanh.
Qua cầu vượt cạnh khách sạn Daewoo và tòa nhà Lotte toàn kính nhôm cao vút, như cái gai đâm vào Hà Nội cổ kính và phía dưới là phố phường lôm nhôm, nhà cửa thò ra, thụt vào, đủ sắc mầu không gian kiến trúc của văn minh lúa nước đã ùa vào thành phố mấy chục năm nay. Du khách đi xa về có cảm giác Hà Nội không được quản lý bởi người Hà Nội hay người hiểu Hà Nội.
Trước mắt tôi là con đường nổi tiếng ấy. Không một bóng cây, những gốc cây mới trồng, chẳng hiểu là cây gì, cao lêu đêu, có vẻ hợp với tòa nhà Lotte vô hồn mà tôi từng nhìn thấy ở New York, Los Angeles, Hong Kong.
Nhờ anh Lưu dừng xe, tôi dạo quanh, thử tìm vài góc ảnh cho đẹp. Thật đáng tiếc, mấy cái que củi khẳng khiu không dành cho nghệ thuật. Gốc cây được đào bới tung tóe, cây trồng mới được khỏa lấp một cách tạm bợ.
Với cái nắng tháng 4 của mùa Hè đang tới, tôi tự hỏi mình, liệu những cái cây vô hồn kia có vượt qua nhiệt độ ngùn ngụt 40-45oC, thêm vào là bê tông, nhà kính, khí thải CO2 của hàng chục vạn xe hơi, xe gắn máy qua lại, làm tăng thêm nhiệt độ nơi đây. Vẫn còn may mắn, xung quanh hồ Ngọc Khánh người ta chưa kịp thay cây xanh. Đó là điểm nhấn trong dự án đốn 6700 cây tại Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Thế Thảo, một vị kiến trúc sư tốt nghiệp Ba Lan về và hiện là chủ tịch Thành phố, tại phiên họp thường kỳ của lãnh đạo thành phố vào sáng 19/3, đã khẳng định: Không có chuyện “kiếm chác” từ việc chặt cây và đây không phải là một chiến dịch, Không hiểu sao tôi tin lời ông ta, thế mới lạ.
Khi dạo trên đường Nguyễn Chí Thanh, nhìn những cây mới trồng, tôi tự hỏi, ai đã chuẩn bị những cây giống này, trồng ở đâu. Chắc chắn dự án thay thế bằng vàng tâm (mà chưa chắc đã phải vàng tâm) được lên kế hoạch từ rất lâu, vì những cây mới này có độ cao giống nhau, có thể được trồng trong một khu rừng đâu đó gần Hà Nội. Chuyện này, ông Thảo có biết không? Ông có biết nguồn gốc những cây này ở đâu, do nhà thầu nào cung cấp?
Tôi không muốn hỏi những cây đã bị đốn mang đi đâu vì nó đã chết rồi, mang theo niềm tin của người dân vào lãnh đạo thành phố. Có bao nhiêu cây có độ tuổi hàng thế kỷ bị hạ và trong đó bao nhiêu cây gỗ sưa nếu không may bị nhầm. Vì gỗ sưa bán theo kg, đắt như vàng. Báo chí đã hỏi 21 câu hỏi, nay vẫn chưa có câu trả lời.
Với internet và thông tin đủ cho người lãnh đạo đến người thừa hành hiểu rằng, việc sinh ra khí thải CO2 do than, xăng dầu bị đốt dùng trong sản xuất điện, xe cộ di chuyển và công nghiệp dùng dầu hay khí, gây nên hiệu ứng nhà kính và là lý do làm cho trái đất nóng dần lên, đe dọa nghiêm trọng tới hàng tỷ người trên hành tinh. Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập sâu do nhiệt độ trái đất tăng lên, băng tan trên Bắc Cực, gây ra nước biển dâng cao có nơi hàng mét.
Người ta ước tính, 27% khí thải CO2 trên thế giới được sinh ra do nguồn cây xanh bị đốn chặt. Một đứa trẻ bình thường học cấp 1 hay cấp 2 đều biết rằng, cây cối có khả năng hấp thụ khí CO2. Tiều phu phá rừng bởi họ ít chữ hơn đứa trẻ cấp 1.
Khi cây chết đi, khí CO2 đó vẫn nằm trong thân cây, sau một ngàn năm sẽ thành than đá. Đó là lý do các nước văn minh hay trồng cây xanh ven đường, ngoài chuyện tỏa bóng mát, còn làm một chức năng hấp thụ khí thải, cứu hành tinh xanh.
Để giảm bớt khi thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, các nhà khoa học đã tìm cách sản xuất xe hơi dùng năng lượng sạch, bớt nhiệt điện, kêu gọi dân chúng tắt điện khi không dùng, không dùng xe có động cơ nếu không cần thiết và trồng thật nhiều cây xanh.
Vụ đốn cây của Hà Nội đã bị dừng, nhưng câu chuyện 6700 cây trong kế hoạch bị xử sẽ còn mãi với thời gian. Một bạn còm sỹ đã viết, Bộ Nội vụ đã tuyển nhầm những tiều phu về quản lý thủ đô. Nghĩ thấy anh ấy nói đúng nhưng đau.
Hôm nay, tướng Thanh có tỉnh dậy cũng không thể tìm được câu trả lời “mầu xanh của ta đâu” trên phố mang tên ông. Những người hiểu và yêu Hà Nội sẽ không ai chặt cây, để kiến trúc cảnh quan và đô thị thủ đô như một cái làng không có lũy tre.
Big C sẽ biến thành Big Bang về thảm họa môi trường và kiến trúc nếu các tiều phu với “tâm vàng” tiếp tục ngồi trên ghế.
Hiệu Minh 23-3-2015
Hôm qua (22-3-2015), anh Nguyễn Đức Lưu bên Hanvet đưa tôi đi chơi cả ngày. Một điểm tôi muốn đến là đường Nguyễn Chí Thanh, nghe nói nhiều trên phương tiên thông tin đại chúng.
Qua Liễu Giai một đoạn, sẽ thấy con đường mang tên vị đại tướng nổi tiếng, một người đi vào “thi ca Bút Tre” Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh//Anh về phân bắc phân xanh đầy chuồng, nói về thời đại tướng đi làm nông nghiệp, kêu gọi nông dân lây cây cỏ làm phân xanh, bón ruộng, vừa tốt cho lúa, hoa mầu, vừa giữ vệ sinh. Vì thế, nghĩ đến tướng Thanh là tôi nghĩ đến mầu xanh.
Qua cầu vượt cạnh khách sạn Daewoo và tòa nhà Lotte toàn kính nhôm cao vút, như cái gai đâm vào Hà Nội cổ kính và phía dưới là phố phường lôm nhôm, nhà cửa thò ra, thụt vào, đủ sắc mầu không gian kiến trúc của văn minh lúa nước đã ùa vào thành phố mấy chục năm nay. Du khách đi xa về có cảm giác Hà Nội không được quản lý bởi người Hà Nội hay người hiểu Hà Nội.
Trước mắt tôi là con đường nổi tiếng ấy. Không một bóng cây, những gốc cây mới trồng, chẳng hiểu là cây gì, cao lêu đêu, có vẻ hợp với tòa nhà Lotte vô hồn mà tôi từng nhìn thấy ở New York, Los Angeles, Hong Kong.
Nhờ anh Lưu dừng xe, tôi dạo quanh, thử tìm vài góc ảnh cho đẹp. Thật đáng tiếc, mấy cái que củi khẳng khiu không dành cho nghệ thuật. Gốc cây được đào bới tung tóe, cây trồng mới được khỏa lấp một cách tạm bợ.
Với cái nắng tháng 4 của mùa Hè đang tới, tôi tự hỏi mình, liệu những cái cây vô hồn kia có vượt qua nhiệt độ ngùn ngụt 40-45oC, thêm vào là bê tông, nhà kính, khí thải CO2 của hàng chục vạn xe hơi, xe gắn máy qua lại, làm tăng thêm nhiệt độ nơi đây. Vẫn còn may mắn, xung quanh hồ Ngọc Khánh người ta chưa kịp thay cây xanh. Đó là điểm nhấn trong dự án đốn 6700 cây tại Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Thế Thảo, một vị kiến trúc sư tốt nghiệp Ba Lan về và hiện là chủ tịch Thành phố, tại phiên họp thường kỳ của lãnh đạo thành phố vào sáng 19/3, đã khẳng định: Không có chuyện “kiếm chác” từ việc chặt cây và đây không phải là một chiến dịch, Không hiểu sao tôi tin lời ông ta, thế mới lạ.
Khi dạo trên đường Nguyễn Chí Thanh, nhìn những cây mới trồng, tôi tự hỏi, ai đã chuẩn bị những cây giống này, trồng ở đâu. Chắc chắn dự án thay thế bằng vàng tâm (mà chưa chắc đã phải vàng tâm) được lên kế hoạch từ rất lâu, vì những cây mới này có độ cao giống nhau, có thể được trồng trong một khu rừng đâu đó gần Hà Nội. Chuyện này, ông Thảo có biết không? Ông có biết nguồn gốc những cây này ở đâu, do nhà thầu nào cung cấp?
Tôi không muốn hỏi những cây đã bị đốn mang đi đâu vì nó đã chết rồi, mang theo niềm tin của người dân vào lãnh đạo thành phố. Có bao nhiêu cây có độ tuổi hàng thế kỷ bị hạ và trong đó bao nhiêu cây gỗ sưa nếu không may bị nhầm. Vì gỗ sưa bán theo kg, đắt như vàng. Báo chí đã hỏi 21 câu hỏi, nay vẫn chưa có câu trả lời.
Với internet và thông tin đủ cho người lãnh đạo đến người thừa hành hiểu rằng, việc sinh ra khí thải CO2 do than, xăng dầu bị đốt dùng trong sản xuất điện, xe cộ di chuyển và công nghiệp dùng dầu hay khí, gây nên hiệu ứng nhà kính và là lý do làm cho trái đất nóng dần lên, đe dọa nghiêm trọng tới hàng tỷ người trên hành tinh. Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập sâu do nhiệt độ trái đất tăng lên, băng tan trên Bắc Cực, gây ra nước biển dâng cao có nơi hàng mét.
Người ta ước tính, 27% khí thải CO2 trên thế giới được sinh ra do nguồn cây xanh bị đốn chặt. Một đứa trẻ bình thường học cấp 1 hay cấp 2 đều biết rằng, cây cối có khả năng hấp thụ khí CO2. Tiều phu phá rừng bởi họ ít chữ hơn đứa trẻ cấp 1.
Khi cây chết đi, khí CO2 đó vẫn nằm trong thân cây, sau một ngàn năm sẽ thành than đá. Đó là lý do các nước văn minh hay trồng cây xanh ven đường, ngoài chuyện tỏa bóng mát, còn làm một chức năng hấp thụ khí thải, cứu hành tinh xanh.
Để giảm bớt khi thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, các nhà khoa học đã tìm cách sản xuất xe hơi dùng năng lượng sạch, bớt nhiệt điện, kêu gọi dân chúng tắt điện khi không dùng, không dùng xe có động cơ nếu không cần thiết và trồng thật nhiều cây xanh.
Vụ đốn cây của Hà Nội đã bị dừng, nhưng câu chuyện 6700 cây trong kế hoạch bị xử sẽ còn mãi với thời gian. Một bạn còm sỹ đã viết, Bộ Nội vụ đã tuyển nhầm những tiều phu về quản lý thủ đô. Nghĩ thấy anh ấy nói đúng nhưng đau.
Hôm nay, tướng Thanh có tỉnh dậy cũng không thể tìm được câu trả lời “mầu xanh của ta đâu” trên phố mang tên ông. Những người hiểu và yêu Hà Nội sẽ không ai chặt cây, để kiến trúc cảnh quan và đô thị thủ đô như một cái làng không có lũy tre.
Big C sẽ biến thành Big Bang về thảm họa môi trường và kiến trúc nếu các tiều phu với “tâm vàng” tiếp tục ngồi trên ghế.
Hiệu Minh 23-3-2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét