Hỗm rày người ta than phiền về ông Phan Đăng Long nầy quá xá . Không chừng ăn nói như thế mà nhiệm kỳ tới ông ta sẽ giữ chức Bí thư Hà nội cho mà xem .... Gót Phiêu Du.
(GDVN) - Những phát ngôn gây tranh cãi của ông Phan Đăng
Long, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội không chỉ làm nóng các cuộc họp báo mà
còn gây bão dư luận.
Nhiều ngày
nay, dư luận vẫn chưa hết xôn xao trước phát ngôn mới gây chú ý của Phó ban
Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long rằng “không cần hỏi ý kiến của người
dân...” khi chặt cây. Đây không phải lần đầu ông Long có những phát ngôn gây
tranh cãi như vậy.
Báo điện tử
Giáo dục Việt Nam xin điểm lại một số phát ngôn rất đáng chú ý của vị quan chức
này:
"Chặt
cây xanh Hà Nội không phải hỏi dân..."
Trao đổi
với báo chí bên lề cuộc họp báo của Thành ủy chiều 17/3, Phó Ban Tuyên giáo
Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long khẳng định việc chặt cây không cần phải hỏi ý
kiến của dân.
“Không phải
hỏi gì cả, đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây
chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác. Cái gì cũng phải
hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi
hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm
gì... Cái gì phải hỏi dân thì đều có quy định.
Cảm nhận
của người dân rất có thể có ý kiến đúng sai. Chuyện mục đích rất rõ ràng, minh
bạch rồi, người ta tuyên bố đang xây dựng đô thị có những cái phải hy sinh như
thế. Thành phố đã công khai, minh bạch chuyện đó. Còn anh không đồng tình với
chuyện đó thì anh cũng chỉ là một người dân thôi. Còn biết bao nhiêu người dân
đồng tình thì sao”, ông Long nói.
"Cướp
có văn hóa"
Chia sẻ
quan điểm về một số lễ hội gây tranh cãi diễn ra đầu năm 2015 tại buổi họp báo
do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 3/3 vừa qua, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy
Hà Nội Phan Đăng Long cho rằng hình ảnh lộn xộn, đánh nhau tại lễ hội Gióng
chuyện xảy ra từ những năm trước. Năm nay, các cơ quan chức năng cũng như Ban
tổ chức đã vào cuộc kiểm tra và nhận thấy không hề có tình trạng đánh nhau.
Phó Trưởng
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết thêm, cướp hoa tre ở lễ hội đền Gióng
là một phong tục từ xa xưa.
“Trong lễ
hội có tục cướp lộc. Đây là tục có từ xưa, quan niệm của dân làng là nếu ai
cướp được lộc thì sẽ may mắn cả năm, sinh sôi nảy nở. Nhưng cũng cần lưu ý, chữ
‘cướp’ ở đây không phải là cướp giật mà cướp có văn hóa, cướp theo tục lệ giống
như tục cướp vợ của người Mông,” ông Long khẳng định.
‘Nhịn’ pháo
hoa để ủng hộ người nghèo cũng không tốt!
Nói về việc
có nên hủy bắn pháo hoa để dành tiền ủng hộ người nghèo hay không tại cuộc họp
giao ban báo chí diễn ra chiều 14/10/2014, ông Long cho rằng cuộc sống bây giờ,
đâu cần cứ phải dành tiền pháo hoa để ủng hộ cho những nhu cầu vật chất này
khác. Bây giờ, kể cả đối với người nghèo, cũng đâu phải chỉ cần ăn, cần mặc. Họ
còn cần đến cả đời sống tinh thần nữa.
“Trong đêm
pháo hoa, từ người già cho tới trẻ em, từ người giàu cho người người nghèo… tất
cả đều háo hứng ngóng chờ và reo hò vui mừng xem pháo hoa. Đó là món ăn tinh
thần hết sức ý nghĩa, ai cũng có thể hưởng thụ được.
Chi phí bỏ
ra để bắn pháo hoa, đem lại món ăn tinh thần cho người dân Hà Nội như vậy là
việc làm rất xứng đáng, được dư luận đánh giá rất tốt”, Phó trưởng Ban Tuyên
giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định.
Lừa được tổ
chức là hết sức bình thường
Trao đổi
với báo chí ngày 13/1/2015, Phó trưởng ban tuyên giáo thành ủy cho hay, thông
tin tiêu cực về bà Châu Thị Thu Nga ông nghe từ lâu, nhưng khi chưa phạm pháp
thì bà Nga vẫn có quyền thành đại biểu Quốc hội.
Trả lời câu
hỏi về quá trình bà Thu Nga trở thành đại biểu quốc hội, Phó trưởng ban tuyên
giáo thông tin, quy trình được thực hiện chặt chẽ qua các bước, Mặt trận tổ
quốc lấy ý kiến tại nơi cư trú, cơ quan thuộc quyền quản lý nơi sinh hoạt, kể
cả trường hợp tự ứng cử như đại biểu Nga.
Lãnh đạo
ban tuyên giáo cho rằng, nhân sự dù đã qua sàng lọc, được trở thành đại biểu
Quốc hội nhưng lại có vi phạm là chuyện rất đáng tiếc.
“Có những
người trước họ tốt, thậm chí không tốt nhưng giấu được, lừa được tổ chức, cuộc
sống là hết sức bình thường”, ông Long nói.
Chưa phát
hiện trường hợp nào “chạy sổ đỏ”
Về thông
tin người dân phải nộp phí “bôi trơn” khi làm sổ đỏ, tại buổi giao ban báo chí
chiều 21/10/2014, ông Phan Đăng Long cho biết “qua kiểm tra thực tế, chưa phát hiện
được tên tuổi cụ thể nào chạy sổ đỏ”.
Đến cuộc
họp thành ủy chiều 2/12/2014, ông Long lại cho rằng có cả trường hợp cán bộ cấp
cao tác động với mong muốn người thân được cấp sổ đỏ.
“Thậm chí
có trường hợp cán bộ cấp cao tác động làm sổ đỏ. Tôi biết điều đó. Nhưng việc
cấp sổ đỏ không phải nói cấp là cấp ngay được. Có trường hợp cấp được, nhưng có
trường hợp còn vướng chỗ này, chỗ khác theo quy định pháp luật”, ông Long nhấn
mạnh.
Khai man vì
yêu nước
Vào năm
2013, báo chí thông tin sự việc ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Phó Bí thư Quận ủy - Chủ
Tịch UBND quận Hoàng Mai khai điều chỉnh ngày tháng năm sinh từ ngày 7/2/1954
sang ngày 7/2/1955. Điều đáng nói, ông Hoàng điều chỉnh năm sinh đúng thời điểm
ông 59 tuổi, sắp về hưu theo chế độ.
Tại cuộc
giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 6/8/2013, ông
Long cho rằng, việc ông Nguyễn Mạnh Hoàng khai tăng tuổi vì yêu nước để được đi
bộ đội lúc đó là tấm gương của hàng triệu thanh niên thời bấy giờ.
"Tôi
cũng có nhiều bạn bè, khai tăng tuổi, cho đá vào túi quần... để được đi bộ đội.
Lúc đó, chúng ta cho rằng đó là những hành động tuy là gian dối, nhưng rất đáng
yêu vì tấm lòng yêu nước", ông Long nói.
PHONG NGUYÊN
theo Phuocbeo. blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét