6 thg 5, 2014

NHÀ VĂN KIM DUNG VIẾT VỀ : LẼ CÔNG BẰNG.

Riêng tặng anh Trần Nhương, anh Dương Đức Quãng, anh Vũ Ngọc Tiến và anh Vũ Đức Sao Biển (nhà Kim Dung học), kỹ niệm hôm hội ngộ tại TP.Cao Lãnh – Đồng Tháp 2013 .

Thuở còn đi học cấp 2 và 3, số tiền ba mẹ cho ăn quà phải cắt lại 50% để trả tiền thuê truyện kiếm hiệp đọc, nhiều lúc mê phải chịu đòn  , nào : Thiếu Lâm trường hận, Long Hình quái khách, Lệnh Xé Xác, Quạt Lôi Phong, Quỷ Bảo, Giang Hồ Thập Ác, Âm Thanh Kiếm …. Nhất là các bộ truyện của ông Kim Dung. Thú thật lúc ấy ghiền tiểu thuyết kiếm hiệp giống như các đứa cháu nội, cháu ngoại của tôi bây giờ :  chúng nó ghiền game online vậy .

 Khoãng năm 1970 có 2 nhà văn viết về Kim Dung  (còn gọi là hiện tượng Kim Dung học ) hay nhất vẫn là Trần Long Ẩn và Vũ Đức Sao Biển. Dịch giả hay nhất vẫn là Hàn Giang Nhạn.


Hôm nay xin mạn phép mon men vào đây, trước là giãi toả nỗi lòng, sau là giải khuây, nếu có sơ suất mong các chư  vị góp ý và lượng thứ .

Xin nói về nhân vật  Sát Nhân Danh Y Bình Nhất Chỉ trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung.

Bình Nhất Chỉ ( chỉ 1 ngón tay) là đại danh y, hơn cả 2 đại thần y là Hoa Đà và Biển Thước của Trung Hoa, vì ông ta tuyên bố nếu không cứu được người bệnh là ông ta tự vẫn ngay ( chứ không đợi người đời kêu gọi từ chức đâu nhé ! ). Thật sự ông ta đều trị được tất cả các bệnh thập tử nhất sinh như : nhóm Đào cốc lục tiên…….  Độc đáo là thân nhân các người bệnh đều không thích ông ta, chỉ khi nào cùng đường ( đã chạy hết các thầy thuốc rồi) mới tìm đến, vì ông ta có 1 qui định ngặt nghéo : cứu 1 người thì khi hết bệnh phải đi giết 1 người (khỏi trả tiền công, tiền thuốc chi cả !), vì thế mới có biệt danh : Sát Nhân – Danh Y.

Có người thắc mắc hỏi, Bình Nhất Chỉ giải thích như sau : Số mệnh con người đều do lão Diêm vương định đoạt cả rồi, số người nầy phải chết, nay ta lại cứu sống, tức là ta đã lấy đi của Diêm vương 1 mạng người, nên khi sai đi giết người thì ta trả lại 1 mạng người cho Diêm vương, thế là huề…. Đó là Lẽ Công Bằng theo Kim Dung. Lúc nhỏ đọc xong thấy ngô nghê, quái dị lại có lý, không suy nghĩ nhiều. Ngày nay ngoài truyện thì lại có phim bộ mà lại nhiều bộ nữa……  Nhưng các người bị giết do Bình Nhất Chỉ  chỉ định đều là những người đáng chết cả : cường hào, ác bá, dâm tặc, cường đạo… làm bại hoại trong giới võ lâm……

Chuyện bây giờ :

Một tuần nay, trên các báo và các đài truyền hình đang rần rộ nhắc lại chiến công hiển hách : Điện Biên Phủ, chiếu lại cảnh từng đoàn dân công đi bộ có, xe đạp thồ có, dùng tay kéo pháo có…..

Tiếp theo là Giải Phóng Miền Nam – chúng ta cùng quyết tiến bước, cuộc chiến đánh Mỹ - Diệm rồi Mỹ - Thiệu tiêu tốn tốn hàng triệu sinh linh và tiền của của cả 2 miền…….

Người dân, các người lính có người trở về, có người ở lại , có người tìm được hài cốt, có người không …..

                       Trên đường gặp lại bao nhiêu mộ.
                       Của những người đi chẳng trở vế.  (Chính Hữu).

Đơn cử 1 chuyện có thật :

 

Ngôi miếu thờ những thành hoàng làng đội mũ cối

Vũ Ngọc Tiến
Chủ nhật ngày 21 tháng 10 năm 2012 5:39 AM   Tran Nhuong. Com .

Tận thẳm sâu trong ký ức, hình ảnh những ngày hè nóng bỏng năm 1972 ở Hà Nội lại hiện về. Hồi đó, theo lệnh tổng động viên toàn miền Bắc nên hàng vạn sinh viên các trường đại học, các kỹ sư trẻ ở cơ quan nghiên cứu và các Bộ, Ngành đều nhập ngũ, ào ạt ra chiến trường, náo động cả thủ đô Hà Nội. Họ chỉ được huấn luyện qua loa, kinh nghiệm chiến trường không có nên cái chết đến nhanh, nhiều khôn kể xiết. Em trai thứ sáu của tôi nằm trong số đó, hy sinh ngày 5/8 âm lịch năm 1972 ở xã Quế Bình, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam. Cũng năm ấy, hàng ngàn sinh viên, kỹ sư trẻ chết ở thành cổ Quảng Trị, rồi còn biết bao liệt sĩ sinh viên nằm xuống rải rác khắp các chiến trường khốc liệt. Nhưng có lẽ cái chết ngây thơ của gần 300 lính trẻ sinh viên thuộc E207 ở ấp Đá Biên, xã Thạnh Phước, huyện Mộc Hóa tỉnh Kiến Tường cũ (nay là huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) năm 1973 mới là điển hình của sự mất quân vì những lý do lãng xẹt trong chiến tranh cứ ám ảnh tôi suốt đêm
…………………………………………………………………………………………..
Rời đất Đá Biên, ngồi trên xe tôi miên man suy nghĩ. Mấy năm qua phong trào xây tượng đài, chùa miếu nở rộ khắp nơi, có công trình tốn hàng trăm tỷ đồng, lẽ nào một ngôi miếu Bắc Bỏ cho gần 300 liệt sĩ E207 chết tức tưởi giữa rừng tràm chúng ta không cùng nhau xây được? Tôi viết mấy dòng cảm hoài gửi lên mạng như một nhu cầu được chia sẻ và hy vọng các nhà hảo tâm, đặc biệt là các doanh nhân xuất thân từ sinh viên trường Đại học Xây dựng, đã từng nhập ngũ năm 1972 sẽ nhiệt tình ủng hộ cho công trình này cả về chất xám và tiền bạc. Mọi sự liên hệ xin gửi về địa chỉ Ban liên lạc cựu chiến binh trung đoàn 207, do ông Phạm Văn Thông, Phó Ban liên lạc  làm đại diện- Email: phamvanthong1154@gmail.com ;  Mob: 0908314929 - Tài khoản: 1130100201008, Ngân hàng MB (NH Quân Đội), Phòng giao dịch Thống Nhất, Tp Hồ Chí Minh. Ngàn lời tri ân và cảm tạ!
 Đêm SG 13/01/2012   VŨ NGỌC TIẾN
Đến nay 39 năm trôi qua, khi những người lính quên thân mình đi vào lửa đạn, chỉ  mong tìm 1 lẽ công bằng cho đất nước , cho xã hội , nói nhỏ nhoi hơn là bản thân mình, gia đình của mình. Họ đã cho vay thì tại sao đến nay họ vẫn chưa nhận lại được gì cả ? (trừ 1 thiểu số, đã nhận được nhưng lại nhận quá thừa ).
Bản án chế độ thực dân Pháp (tiếng Pháp: Le Procès de la colonisation française) là một tác phẩm chính luận do Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp và được xuất bản năm 1925- 1926 trên một tờ báo của Quốc tế Cộng sản có tên Imprékor.
Nội dung tác phẩm tố cáo thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn khốc liệt bắt "dân bản xứ" phải đóng "thuế máu" cho chính quốc... để "phơi thây trên chiến trường Châu Âu"; đày đoạ phụ nữ, trẻ em "thuộc địa"; các thống sứ, quan lại thực dân độc ác như một bày thú dữ, v.v. Tác phẩm hướng các dân tộc bị áp bức đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, tiêu diệt hai cái vòi của con đỉa đế quốc – một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một vòi bám vào nhân dân thuộc địa. Tác phẩm đề ra cho nhân dân Việt Nam con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Marx-Lenin[1]Theo WIKIPEDIA- Bách Khoa toàn thư .
Vì có cuốn sách nầy, mới có Cách mạng tháng 8, mới có trận chiến thắng Điện Biên Phủ, mới có Giãi Phóng miền Nam …… Nhưng xem ra ngày nay so lại với thời thực dân Pháp có khác gì hơn ?.

- Vụ Đoàn văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng – Hải Phòng (Vụ án Đầm Vươn), ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND Tỉnh An Giang đem so sánh với Vụ án Đầm Nọc Nạn ở Bạc Liêu và ông cho rằng nền tư pháp của thực dân thời đó có tính nhân bản hơn.

Vụ án Nọc Nạn (tiếng Pháp: l’Affaire de Phong Thanh) - tranh chấp đất đai lớn, xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) giữa một bên là các gia đình nông dân Biện Toại, Mười Chức và bên kia là giới địa chủ cường hào, quan chức thực dân Pháp cùng tham quan Nam triều[1]. Vụ án gây thiệt mạng 5 người, là một ví dụ điển hình của chính sách phân chia và quản lý ruộng đất bất công tạiNam Kỳ dưới thời thuộc Pháp, sau này, được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh như một biểu hiện của sự đấu tranh và phản kháng của nông dân với thực dân Pháp.(theo WIKIPEDIA – Bách Khoa toàn thư).

- Vụ tiếng súng của Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình……..

- Bao nhiêu dân oan khiếu kiện về đất đai hàng mươi năm qua ở Thủ đô, ở TP. Hồ Chí Minh , họ theo đuổi việc khiếu kiện sống vất vơ, vất vưởng  …………
- Mấy hôm nay vụ Dương Nội, Văn Giang, Trịnh Nguyễn … tiếng kêu khóc của người dân  ……………..
- Chỉ có việc ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, nhờ có cái bằng liệt sĩ của người cha mà ông được giảm án từ tử hình xuống chung thân, mặc dù ông không hề phạm tội giết người.
Mời cùng  lướt đọc : Bài thơ : Ba mươi năm đời ta có Đảng của Tố Hữu, là một bài thơ tiêu biểu cho thời đại ngày nay, thường được giảng dạy trong các trường học cho các em học sinh học và thi .

Anh chị em ơi !
Ba mươi năm đời ta có Ðảng
Hôm nay ôn lại quãng đường dài...
Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Thủa nô lệ, thân ta nước mất
Cảnh cơ hàn, trời đất tối tăm
Một đời đau suốt trăm năm
Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao!
……………………………………………
Giặc cướp hết, non cao biển rộng
Cướp cả tên nòi giống tổ tiên
Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền
Núi sông một khúc ruột liền chia ba.
Lũ bán nước lột da dân nước
Tan mồ cha cũng rước voi giày
Máu đà nhúng đỏ bàn tay
Biết chi đau đớn cỏ cây đồng bào!
……………………………………………..
Gươm nào chém được dòng Bến Hải ?
Lửa nào thiêu được dải Trường Sơn ?
Căm hờn lại giục căm hờn
Máu kêu trả máu, đầu van trả đầu !
…………………………………………..
Ðời ta có Bác xông pha dẫn đường
Người đi trước, nghìn sương muôn tuyết
Dắt dìu dân, nước Việt Nam ta
Bạc phơ mái tóc người Cha
Ba mươi năm Ðảng nở hoa tặng Người.
 (Trong Thơ Tố Hữu - Nhà Xuất bản Giáo dục Giải phóng 1974)

Đảng gọi, dân nghe theo và đi theo Đảng, chấp nhận mọi hy sinh đã đánh thắng 2 đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Nay Đảng đã toàn quyền lãnh đạo (làm Vua), không lẽ quên hết thời gian khổ, công lao của đồng bào dâng hiến cho Đảng, cho Nước hay sao ?

Sát Nhân danh y Bình Nhất Chỉ cho rằng mượn của Diêm Vương 1 người thì trã lại 1 người….. đó là Lẽ công bằng. Nhà thơ Tố Hữu cho rằng thực dân Pháp lấy đi nhiều mạng người của dân Nam, nên :  Căm hờn lại giục căm hờn. Máu kêu trả máu, đầu kêu trả đầu. Pháp với Mỹ… nợ đã trả, chúng nó cút về nước hết rồi.

Sau nhiều năm đi theo Đảng, nay người dân cũng không mong Đảng và Nhà nước trả lại gì cho họ, chỉ mong Đảng và nhà nước để yên cho họ được sống với mảnh đất, miếng vườn do họ tự tay khai phá nuôi sống gia đình …….

Hãy trả lại lẽ công bằng cho nhân dân !

Mươi hôm nữa là đến ngày Phật Đản, Việt Nam ta lại tổ chức Đại lễ  Vesak thế giới hoành tráng……

Đã là tín đồ Phật giáo, là con nhà Phật, ai cũng biết : Nhân quả, Quả báo và thuyết Luân hồi……. Các nhà sư khi thuyết pháp, hoặc trong cac phim bộ kiếm hiệp… các nhân vật võ lâm chính phái thường có câu  nói :
                              
Bỏ đao thành Phật. Quay đầu lại là bờ ……….
                              
02/5/2014  TRỊNH KIM THUẤN


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog