Người ta sẽ « cười trừ »
trước một lời nói, hay một nhận xét sai lầm (hết sức vụng về) của một người trí
thức. Nhưng một tuyên bố sai lầm có thể dễ dàng kết liễu sự nghiệp của một
chính trị gia.
Người trí thức chỉ có trách
nhiệm đối với chính lương tâm của mình, trong khi chính trị gia có trách nhiệm
đối với nhân quần và xã hội, (không chỉ ở hiện tại mà còn ở tương lai).
Làm trí thức dễ mà khó. Trí
thức là người vừa có kiến thức, vừa có lương tâm. Họ có thể bị dằn vặt, cắn rứt
lâu dài về một lời nói sai, về một việc làm phi đạo đức, mà đối với mọi người
có thể đó là một vấn đề nhỏ nhặt. Trách nhiệm đối với lương tâm làm cho họ khó
sống.
Làm chính trị gia khó mà dễ.
Chính trị gia (vốn dễ sống do thường không có lương tâm), kiến thức đôi khi chỉ
là việc phụ, việc chính là phải biết « mị dân », ăn nói biết vuốt theo đuôi cho
khéo léo. Nhất thiết là họ chỉ có công, chứ không có trách nhiệm về việc gì.
Trách nhiệm thường là trách nhiệm của người tiền nhiệm hay của người tiếp nối.
Còn không là lỗi do trời, do đất.
Người trí thức làm chính trị
là một hạng người lý tưởng, tiếc là nó vô cùng hiếm hoi. Mà hơn bao giờ hết, VN
lại cần biết bao nhiêu loại tuyệt chủng này
TRƯƠNG NHÂN TUẤN
theo PHƯỚC BÉO.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét