2 thg 5, 2014

Đất nước 39 năm của FB Tuệ Hoan.


 1. Theo lịch sử, đất nước bắt đầu từ 2/9/1945, nhưng với tôi, đủ gần để nhận thức thì vừa tròn 39 năm. Mà, tôi cũng đủ đầy 37. Sẽ là điêu ngoa, khi  nói và viết về những điều mình chưa hề thấy, chưa hề sống qua. Giai đoạn trước 1975, chỉ có thể biết qua nhà trường, gia đình, và sau này là phim ảnh, internet. Dù sao, nó là một dòng chảy, vết lăn đã qua, mọi nuối tiếc, thù hận, hân hoan... cũng không thể làm thay đổi quá khứ. Tuy nhiên, thế hệ chúng tôi, vẫn là thế hệ chứng kiến cho nhiều biến chuyển của đất nước vừa thoát khỏi cơn binh biến kéo dài. Mỗi gia đình ở Miền Nam hay Miền Bắc, đều có một câu chuyện của riêng họ về thời điểm 30/4/1975.Khi đủ nhận thức, tôi tôn trọng mọi câu chuyện, bởi, tất cả những ai đã đi qua cơn binh biến, đều duy nhứt một lần sống trong đời, đều ôm ấp những lý tưởng, yêu thương của cuộc sống mà họ đã từng sống. Vì thế, với tôi, 30/4 đơn giản, nó là một ngày nghỉ trong năm, bởi tôi chẳng có bất kỳ kỷ niệm, hoài niệm, sự đau buồn hay niềm hân hoan. Chỉ vậy thôi nhé !


2. Bất cứ mùa xuân nào đến, cũng là sự tốt đẹp trong đời mỗi người. Tuổi thanh xuân, khi mà chúng ta phơi phới, thì chúng ta hoài phí nó cho những điều vô bổ. Để rồi, khi bắt đầu già nua, chúng ta lại thấy bài hát "Mùa Xuân Đầu Tiên" của Văn Cao là quá hay, quá tuyệt vời. Cuộc sống vốn dĩ là thế, cơ bản kẻ nào biết sử dụng mùa xuân của mình một cách ý nghĩa, hoặc là sẽ chết sớm, hoặc là sau này thành vĩ nhân. Phần đông chúng ta, đều là những con lừa hoặc con bò, nên khi biết quý trọng mùa xuân của mình thì cu đã teo, dái đã nhão, còn làm được gì ngoài chuyện gõ bàn phím để than vãn, để chửi bới những cái gọi là bất công xã hội. Tôi từng chứng kiến, có những người gặp công lộ, vội vàng móc tiền đưa ngay, sau đấy về nhà, lên facebook lại chửi bới. Có lẽ tôi cũng từng như thế. Suy cho cùng, trong mắt ai đó, chúng ta vẫn rõ ràng là những con bò, dù chúng ta đã từng du học, có học vị tiến sỹ, kỹ sư... thì vẫn phải bị chăn dắt một cách xuấn ngốc. Cơ bản, chúng ta chấp nhận là thế.

3. Israrel, năm 1948, phục quốc sau gần 2000 năm mất nước. Và chỉ 10 năm sau, trở thành một quốc gia đáng gờm trong khu vực. Họ chẳng được thiên nhiên ưu đãi, và phải luôn chiến tranh với các quốc gia láng giềng từ khi phục quốc cho đến nay. Thế nhưng, đến bây giờ, họ là cường quốc cả về kinh  tế và quân sự. Điều gì khiến họ khác ta đến thế, cũng chỉ là tinh thần, là thứ ngoài của cải mà thôi. Người Việt ta cũng giỏi lắm, giỏi nhiều thứ lắm, và khi ra ngoại quốc thì càng phát huy hơn. Nhưng giỏi nhứt vẫn là thói đố kỵ, kỳ thị lẫn nhau và sự chia rẽ. khắp thế giới, chổ nào cũng có chinatown, nhưng kiểu như Litle Saigon có lẽ chỉ một, và chỉ một ở Mỹ. Một dân tộc, mà sự chia rẽ như là một đặc tính, thì 8.000 năm sau, nó vẫn thế, vẫn ngồi với nhau, nói xấu nhau, chửi bới nhau, kẻ cả với nhau....cho qua ngày đoạn tháng, thế và chỉ thế.

4. Chửi, có lẽ là thứ quốc hồn, quốc túy của dân Việt. Chưa cần biết đúng sai, ghét là chửi đã. Quan chửi dân ngu, dân chửi quan khốn nạn, dân chửi dân đồ bò, rồi thì trong nước chửi ra ngoài nước, việt kiều chửi lại quốc nội, và cả việt kiểu chửi lẫn việt kiều.Có bạn từng nói, chửi để xã hội tiến bộ hơn, vì thế nên tao thích chửi! Tiếng Anh nó rất gọn khi chỉ 1 chữ: Fuck You ! Vì thế, nó tiết kiệm thời gian để chửi. Dân ta, ngoài: Đụ Mẹ Mày ! thì còn rất nhiều từ để chửi khác, nhiều cách thức chửi khác. Rất phong phú và mệt mỏi khi phải liệt kê.

5. Có 1 điều, khoa học xã hội cũng như tôn giáo (cụ thể là Phật giáo) đã chỉ ra rằng: chẳng có gì là bất biến, mọi thứ đều thiên biến, vạn biến, và tùy theo tốc độ mà đời người cảm nhận được hay không? Mọi sự thay đổi, tận cùng là đi đến thứ tốt đẹp hơn, thiện mãn hơn. Vì thế, sống, không chỉ ngồi chửi, mà cần phải có niềm tin, biết quý mùa xuân của mình, làm điều mà mình cho đó là phải. Bất cứ ai, bất cứ điều gì sẽ không bao giờ bị lãng quên...

6.Cuối cùng, tôi thật lòng rất nhớ một ngày 30/4 của gần 10 năm trước, đó là ngày tôi bị lừa, một cô gái đã khiến tôi thành đàn ông. Giờ này, em ở đâu, hỡi cô gái 30 tháng 4 của đời tôi????

TUỆ HOAN   theo PHƯỚC BÉO.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog