Sinh tử bất sanh tâm, sanh
ngưu vô sanh giác ( sanh con chứ
không sanh lòng dạ ; sanh con trâu chứ không sanh được sừng trâu ).
Kể từ ngày 07/5 Lễ mừng 60
chiến thắng Điện Biên Phủ ờ thành phố Điện Biên, cũng là ngày cái giàn khoan
981 đã kéo vào thềm lục địa Việt Nam, dùng vòi rồng tấn công các tàu chấp pháp
của Việt Nam. Thời gian thấm thoát trên 20 ngày đến nay giàn khoan vẫn chưa đem ra, vòi rồng
xịt cứ xịt, Việt Nam
la cứ la….
Hôm nay xem bài báo : Ai đang hất đổ đi bát
nước đầy trên báo Điện tử Chính phủ xin có đôi lời mạn bàn với ông
Kim Tuấn, tác giả bài báo :
(Chinhphu.vn)
– Người Việt vẫn dặn nhau “ăn ở như bát nước
đầy” và trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn thực tâm giữ gìn, thậm chí
nâng niu bát nước tình nghĩa ấy. Nhưng đáng tiếc là bát nước đang bị người láng
giềng lớn hơn tìm cách hất đi và như một câu nói khác, khi bát nước đã đổ đi
thì không thể lấy lại được nữa.
Tại các diễn đàn trong nước
và quốc tế, khi nhắc đến mối quan hệ láng giềng Việt Nam-Trung Quốc,
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng gợi lại cách ứng xử từ bao đời nay của người
Việt Nam, hai người láng giềng với nhau, anh lớn hơn tôi, anh không phải với
tôi, thì cần nói chuyện với nhau đã, không được thì mới nhờ đến hàng xóm
can gián, phân xử, nhưng trước hết phải chiếu vào hương ước vừa có lý, có tình
và cực chẳng đã mới phải đưa nhau... ra tòa. Bởi đã mang nhau ra tòa rồi thì
cũng như đem bát nước tình nghĩa mà đổ đi vậy.
…………………………………………………………………………………………
Lời bình : Câu tục ngữ : “ Ăn ở nhau như bát nước đầy” Kim Tuấn viết rõ
bát nước tình nghĩa Việt Nam thực tâm giữ gìn, thậm chí nâng niu… nhưng đáng
tiếc đang bị người bạn láng giềng lớn hơn tìm cách hất đi và như câu nói khác “
Bát nước đã đổ đi thì không thể lấy lại được nữa” Chuyện đã như thế,
thậm chí nguy ! thậm chí nguy, bát nước đã bị anh láng giềng hất mẹ đi rồi, thế
tại sao : Ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam còn do dự chưa chịu đi kiện tên cướp
ngang tàng nầy ( không thể gọi là láng giềng nữa), vì Bởi đã mang nhau ra
tòa rồi thì cũng như đem bát nước tình nghĩa mà đổ đi vậy. Trời ạ ! Trong chén nước có còn giọt nữa nào đâu mà lại sợ
?
Cạnh nhà giàu đau răng ăn cốm…
Người Việt nói “bán anh em xa, mua
láng giềng gần”, “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” và cười chê thói
“cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”. Người Việt còn
coi trọng, chú ý giữ gìn quan hệ láng giềng với các lân quốc hơn thế nữa, bởi
người ta có thể “chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở”, hàng xóm xấu bụng có thể dọn
đi nơi khác, nhưng bên cạnh
một nước láng giềng lớn mà cứ hay chơi xấu thì phải gồng mình chịu đựng chứ
biết dọn đi đâu!
“Cạnh nhà giàu đau răng ăn cốm, gần kẻ
trộm ốm lưng chịu đòn”. Chỉ riêng trong vụ giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải
Dương 981), đã có rất nhiều những bằng chứng cho thấy Trung Quốc “la làng” như
thế nào. Và cũng không ít hơn những bằng chứng khẳng định Việt Nam đã
kiên trì, kiên nhẫn tìm cách giải quyết vụ việc bằng các biện pháp hòa bình,
tôn trọng luật pháp quốc tế ra sao.
Lời
bình : Các câu tục ngữ : Bán anh em xa, mua láng giềng gần ; Hàng
xóm tối lửa tắt đèn có nhau ; Cháy nhà hàng xom bình chân như vại ; Đèn nhà ai
nấy rạng ; Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở . nhưng tác giả viết câu nầy sao nghe thấy
đau lòng quá : hàng xóm xấu bụng có thể dọn đi nơi khác,
nhưng bên cạnh một nước láng giềng lớn mà cứ hay chơi xấu thì phải gồng mình
chịu đựng chứ biết dọn đi đâu! Nước Việt Nam ở cạnh Trung quốc không phải
mới đây, lâu lắm lắm rồi ngài ạ, đến mấy nghìn năm cơ ! nó chơi xấu mình thì mình chơi xấu lại, nó đánh
mình thì mình đánh lại, ai biểu ông gồng mình
chịu đựng, rồi than thở ,rồi không biết dọn đi đâu ? Xem ra ông thua xa Bà Trưng đuồi thái thú Tô Định về Tàu,
Bà Triệu : Đạp cá kình , cưỡi cơn sóng dử ở biển Đông, chứ không chịu làm nô
lệ.. , câu “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” kia mà, còn nhớ chị Út Tịch mới năm
nào : “Đánh giặc chỉ còn cái lai quần cũng đánh ‘ kia hay sao ? Nước Việt thời
Ngô Quyền bao lớn, nhà Nam Hán bao lớn, khi Thái tử Hoằng Tháo mang quân sang
đánh, Ngô Quyên có tính chuyện dời nhà hay không ? Giậc Mông Cổ vó ngựa chinh
phạt từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu … đến cả vùng Ba Tư rộng lớn… Ba lần vào
đất Việt kết quả ra sao hẳn ông cũng biết ;
Hiên
ngang thay một Hưng Đạo kiên cường
Cười
đắc thắng bên bờ sông lịch sử.
Đó là nói về việc chống giặc, còn việc
đánh giặc thì ông Lý Thường Kiệt lại mang quân sang phạt Tống kia mà, mà phạt
Tống thành công vẻ vang nữa chứ. Vua Quang Trung sau khi chiến thắng vẻ vang
năm 1789 (Kỷ Dậu), sau đó đã tập trung phát triển kinh tế, văn học, đặc biệt là
rèn luyên binh mã để chuẩn bị mang quân đi đánh nhà Thanh chơi ! Kim Tuấn nên
nhớ nhà Thanh khi ấy được trị vì bởi vua Càn Long, vị vua xuất sắc của nhà
Thanh, và nước Thanh trong thời kỳ thạnh trị , hùng cường ,tiếc thay khi sứ
sang Thanh để xin cưới công chúa và đòi lại đất Lưỡng Quảng ( 1 cái cớ để gây
chiến ), thì nhà vua bách chiến, bách thắng của nước ta bị bạo bệnh qua đời ……
“Cạnh
nhà giàu đau răng ăn cốm, gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn”. Lời
bình : Thú thật câu tục ngữ nầy tôi chả hiểu, chẳng lẽ các ngài
đang lãnh đạo tuyệt vời đất nước nầy mấy mươi năm qua, danh vọng, cao sang các
Ngài hưởng trọn, ăn trên, ngồi tróc ,khi sự thể xảy ra bắt chúng tôi ăn cốm và
chịu đòn hay sao ?
………………………………………………………………………………….
Người Việt Nam có câu “ăn quả nhớ kẻ trồng
cây”. Vì thế Việt Nam
biết ơn và không bao giờ quên những gì mà Trung Quốc đã ủng hộ và giúp đỡ. Yếu
tố “láng giềng” có mặt cả trong “4 tốt” và “16 chữ ” đã được xác định là phương
châm của quan hệ Việt-Trung. Nhưng với Việt Nam, cũng như các quốc gia khác,
độc lập, chủ quyền thiêng liêng phải là ưu tiên cao nhất bởi “Không có gì quý
hơn độc lập tự do”, như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lời
bình : Ôi đến giờ nầy
tác giả còn cho rằng : Người Việt Nam có câu “ăn quả nhớ kẻ trồng
cây”. Vì thế Việt Nam
biết ơn và không bao giờ quên những gì mà Trung Quốc đã ủng hộ và giúp đỡ. (Câu nói nầy làm tôi nhớ đến ông Đại tá
GS.TS Trần Đăng Thanh quá ! ) Đồng chí Lê Duẩn từng nói : “Đánh Mỹ là đánh cho
Liên Xô, Trung quốc, Việt Nam là tiền đồn của khối XHCN chận đứng làn sóng tư
bản kia mà ,Việt Nam hy sinh biết bao nhiêu tiền của, xương máu của cả 2 miền
Nam, Bắc, để bảo vệ vững chắc cho hậu phương Trung quốc, thì Trung quốc phải
mang ơn ta chứ, tại sao ta phải mang ơn họ . Gương sờ sờ trước mắt là là trận
chiến 6 tỉnh biên giới phía Bắc, khi hoa mai, hoa đào chưa kịp tàn, chưa kịp
rụng vào mùa Xuân 1979, Đặng Tiểu Bình
mang 600 ngàn quân sang dạy cho Việt Nam 1 bài học . ngoài sự tàn phá huỷ
diệt ghê gớm do quân xâm lược Trung quốc gây ra, dã man nhất , giờ nầy mà tác
giả còn nhắc lại : Yếu tố “láng giềng” có mặt cả trong “4
tốt” và “16 chữ ” đã được xác định là phương châm của quan hệ Việt-Trung. Câu nói nầy ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ
tướng chính phủ đã quăng nó vào sọt rác rồi tác giả chưa hay hay sao ? . Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng :
“nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ
hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Tội ác chúng còn rành ràng đây :
Thảm khốc
Trên đường tấn công, quân Trung Cộng nã súng không thương tiếc
đối với bất kỳ ai, bất kỳ vật gì mà họ gặp trên đường tiến quân.
Sư đoàn 163 của họ nhận được lệnh từ cấp trên là “sát cách vô
luận” tức“ giết người không bi buộc tội” do vậy lính Trung Cộng đã thẳng tay sử
dụng đại bác, hỏa tiển, súng phun lửa, mìn và kể cả xăng để tiêu diệt từ làng
này sang làng khác, hết chục người này đến trăm, đến ngàn người khác.
Nếu như, ở Bát Xát, thuộc Lào Cai, hàng trăm phụ nữ bị hãm hiếp,
bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang, thì
tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9/3/1979,
trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người gồm 23 phụ nữ, 20 trẻ em,
trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai.
Tất cả đều bị giết bằng dao. 10 người bị ném xuống giếng, hơn 30
người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.
Theo THUỶ GIANG BBC ngày
17/2/2013.
Trận chiến năm
1979 tuy bất ngờ (Việt Nam
bị đánh lén nhưng có thua đâu), tại sao là dân Nam lại không nhớ câu :
Tiệt nhiên
định phận tại thiên thư.
Như hà
nghịch lỗ lai xâm phạm.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Lý Thường Kiệt)
Tôi còn nhớ, khi
còn học bậc tiểu học, khi học bài Sử vế Lý Thường Kiệt đánh Tống, thầy giáo còn đọc thêm câu ca dao
:
Mấy đời châu chấu đá xe.
Tưởng rằng chấu
ngã, ai dè xe nghiêng.
Tâm địa độc ác
của Trung quốc thể hiện từ lâu rồi, nhưng vì cái : 4 tốt và 16 chữ vàng mà dân
ta phải chịu khổ hàng chục năm nay, nhất là các ngư dân các tỉnh ven biển, lớp
bị tàu lạ bắn, bị cướp, bị đâm chìm tàu lắm xót xa . Ôi mấy tiếng : Tàu lạ, tàu
lạ……
Trong tình hình
hiện nay, đúng ra tác giả bài báo phải viết khác đi chứ, phải hùng hồn lên hun
đúc tinh thần các chiến sĩ Cảnh sát biển, các kiểm ngư viên đang chiến đấu hàng
giờ với đội tàu hung hản của Trung quốc…..
thì ông lại cho rằng ở gần anh láng giềng quá xấu bụng phải gồng mà chịu chứ
biết dọn nhà đi đâu ? Giặc đã vào nhà rồi không lo chống đỡ, lại than thở không
biết nên dọn nhà đi đâu ? Xem ra ông thua cái lai quần của chị Út Tịch rồi ông
ạ !
Có 1 dòng tin
rất ngắn trên Viet Studies ngày 28/5/2014 : Ác mộng của THD : Tập Cận Bình ra lệnh quét dọn lại ngôi biệt thự ở
Bắc Kinh mà Hoàng Văn Hoan từng ở. Theo tôi có lẽ đợt nầy cần nhiều, nhiều biệt thự hơn chứ ?
29/5/2014 TRỊNH KIM
THUẤN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét