Ngày 30/4 /2014 năm nay, đề
cập nhiều đến vấn đề hoà giải – hoà hợp dân tộc.
Bản tin thời sự lúc 9h ngày 2- 5- 2014,
của VTV1 Đài truyền hình VN có đưa thoáng qua phát biểu của ông Nguyễn Thanh
Sơn, thứ trưởng ngoại giao, liên quan tới “hòa giải, hòa hợp Dân Tộc”- điều mà
báo Lề trái kêu gọi không ngớt, nhất là những dịp 30/4 hằng năm.
Sau cái lời của ông Sơn là bài hát
“Tiến về Sài Gòn” của Lưu Hữu Phước, đính kèm với hình ảnh cả dàn đại pháo của “quân ta”
không ngớt nã về phía “quân ngụy”. Chưa hết, sau bài hát hừng hực lửa chiến
tranh đó, VTV có 3 khách mời. Tại trường quay, ba vị khách được hỏi và được trả
lời về chiến tranh, về “chiến thắng vang dội” của “quân ta”…
Rồi thêm trên VTC đăng lại
bài :
Thiếu nữ ám sát Nguyễn Văn Thiệu bây giờ
ra sao?
…………………………………………………………………………………..
Trong bộ comple màu xám tro, Thiệu bước
lên lễ đài cắt băng khánh thành. Bỗng, trời nổi trận mưa giông, quân địch loạn
xạ tìm chỗ trú, đám bảo vệ loay hoay che dù cho Thiệu. Quàng vội chiếc áo mưa,
bà Mão cúi xuống giả sửa lại đôi giày, thò tay vào bụng rút khẩu K54.
Khoảng cách chỉ còn 7 – 8m, bà nhắm thẳng
Tổng thống Thiệu bóp cò. Cạch, viên đạn không nổ. Mặt bà tái dại đi, lại cúi
xuống sửa giày. Cô du kích gan dạ tiếp tục lên đạn, xuyên qua tấm nilon bóp cò
lần thứ hai. Cạch, lại không nổ.
Ngay tức khắc bà lặng lẽ hòa vào dòng
người, rút lui một cách nhẹ nhàng như chưa có chuyện gì.
………………………………………………………………………………………………
Vì dành quá nhiều công lao cho cách mạng
mà bà gác lại hạnh phúc riêng tư. Bây giờ trong căn nhà nhỏ ở Hà Xá, chỉ mỗi
mình bà vật vã với những di chứng hậu quả chiến tranh khi trái gió trở trời.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những đồng đội năm nào thường xuyên ghé thăm, động viên,
ôn lại kỷ niệm xưa đã giúp bà vơi bớt phần nào nỗi hiu quạnh, bệnh tật. Câu
chuyện ám sát hụt Nguyễn Văn Thiệu đã khắc vào tâm thức mọi người về một nữ du
kích gan dạ, dũng cảm, một lòng sắc son với lý tưởng cách mạng. Đó chính là nữ
anh hùng Trịnh Thị Thanh Mão.
Theo
VTC
Bà nữ anh hùng Trịnh Thị
Thanh Mão cuối đời (theo lời tả) : Bây giờ trong căn
nhà nhỏ ở Hà Xá, chỉ mỗi mình bà vật vã với những di chứng hậu quả chiến tranh
khi trái gió trở trời.
Hôm nay xin đăng
lại bài nầy, nhận thấy cuộc đời các nữ anh hùng nầy cuối đời sao buồn quá, bà
Trịnh Thị Thanh Mão cũng không hơn gì bà Trần Thị Minh Nguyệt nữ biệt động Sài
gòn đánh sập khách sạn Caravelle……. Đã kêu gọi hoà hợp – hoà giải thì những
việc nầy khép lại không được hay sao ? Tại sao kêu gọi xây là mình, rồi tự phá
đi cũng là mình ? (Trịnh Kim Thuấn 03/5/2014)
Mừng ngày giải phóng miền
Nam, thống nhất 2 miền Nam – Bắc, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói :”Mừng giải
phóng, trong những ngày nầy có 1 triệu người vui, cũng có 1 triệu người buồn.
Lời nói nầy không mang cái
vẽ đắc thắng của “bên thắng cuộc” mà pha trộn cái lương tri, cái nỗi niềm xót
xa trong mỗi con người, sống trong một đất nước đã trãi qua 1 cuộc chiến tranh
ác liệt, tàn khốc, nhiều gia đình, tộc họ đều có các người thân ở 2 bờ chiến
tuyến.
Hôm nay, đọc bài báo : GẶP LẠI NỮ BIỆT
ĐỘNG SÀI GÒN ĐÁNH SẬP KHÁCH SẠN CARAVELLE ( báo Pháp Luật Việt Nam
01/6/2013).
Kể lại chiến công hiển hách của : Một bà
lão tóc đã bạc trắng, da đồi mồi, thỉnh thoảng có việc con cháu chở ngang qua ,
mới ngước mắt thờ ơ nhìn khách sạn 5 sao “hoành tráng” bậc nhất Sài gòn. Bà
chính là nữ biệt động chỉ đạo trận đánh vào khách sạn CARAVELLE, rung chuyển
Sài gòn vào một ngày cuối năm 1964. . . . . . …………………………………………………………………………………..
…
Đi chừng vài phút, từ phía khách sạn Caravelle một tiếng nổ vang trời phát ra. Mãi sau ngày tiếp quản thành phố, mới biết vụ nổ đã phá sập và làm hư hại hơn 40 căn phòng khách sạn. Số lượng tử thương không rõ , nhưng nguồn tin của ta báo về nhiều sĩ quan cao cấp Mỹ - Ngụy bị chết và thương vong.
Người đàn bà tóc bạc trắng, da đồi mồi đó là Trần Thị Minh Nguyệt, giả tên là Kim Chi tình nhân của Thiếu Tá ngụy cùng với Bảy Bê (Nguyễn Thanh Xuân) mang được 37 kg thuốc nổ TNT vào khách sạn và thành công trong việc đánh sập khách sạn.
Đi chừng vài phút, từ phía khách sạn Caravelle một tiếng nổ vang trời phát ra. Mãi sau ngày tiếp quản thành phố, mới biết vụ nổ đã phá sập và làm hư hại hơn 40 căn phòng khách sạn. Số lượng tử thương không rõ , nhưng nguồn tin của ta báo về nhiều sĩ quan cao cấp Mỹ - Ngụy bị chết và thương vong.
Người đàn bà tóc bạc trắng, da đồi mồi đó là Trần Thị Minh Nguyệt, giả tên là Kim Chi tình nhân của Thiếu Tá ngụy cùng với Bảy Bê (Nguyễn Thanh Xuân) mang được 37 kg thuốc nổ TNT vào khách sạn và thành công trong việc đánh sập khách sạn.
Những năm đó, tuổi của tôi
còn nhỏ quá, không hiểu báo chí miền Nam dùng danh từ gì để tường thuật
lại vụ nổ nầy : Việt Cộng tấn công hay Việt Cộng khủng bố . . . . .
Độc giả Nguyễn Hải
Phong gửi tin nhắn: “Mong gửi tới bà Trần Thị Minh Nguyệt và ông Nguyễn Thanh
Xuân (Bẩy Bê), những người đã đánh sập ks Caravelle. Thưa ông bà, Tôi đã được
vài lần ở và họp ở ks Caravelle ngày nay, và tôi rùng mình khi nghĩ rằng chính
nơi này xưa kia đã bị ông bà tìm cách đánh sập làm chết và thương vong nhiều
người. Trong khách sạn bao giờ cũng có những nhân viên trực tầng, nhân viên
phục vụ, vậy thưa ông bà, vậy ông bà nghĩ gì khi đã đặt bom để cướp đi tính
mạng của những con người lao động vô tội đó? Liệu lương tâm của ông bà còn
thanh thản? Cái cách của ông bà làm “biệt động” nếu đúng ra phải gọi là
‘khủng bố’ mới đúng, và nhìn hình ảnh bà thờ thẫn ngồi, tôi nghĩ rằng đó là
‘nhân quả’ mà ông bà phải chịu!”
Một điều đáng ra phải nói
tới từ nhiều ngày trước, liên quan chuyện “biệt động”. Đó là nhân dịp 30/4, Đài
truyền hình VN – VTV1 liên tục chiếu bộ phim tài liệu 10 tập có tên Biệt động
Sài Gòn, của Đạo diễn Lê Phong Lan, chiếu vào “giờ vàng” sau chương trình
Thời sự 19h-20h. Thiết nghĩ, khi đem ra chiếu bộ phim này theo cách đó, không
rõ những người làm truyền hình có nghĩ tới lúc này, cả thế giới đang lên án chủ
nghĩa khủng bố, trong đó có cả VN, nơi vừa mới đây, Quốc hội đã đưa ra thảo
luận Dự luật Phòng chống khủng bố? Họ có nghĩ tới mấy chữ “hòa giải, hòa hợp
dân tộc”? Bởi vì trong toàn bộ bộ phim, rất nhiều vụ nổ bom, ám sát của “biệt
động” cộng sản được kể lại say sưa, ca ngợi hết lời, qua hai giọng đọc
nam nữ người miền Nam đầy sát khí, bất chấp một điều ai cũng biết là chắc chắn
có nhiều người dân vô tội, nhiều công chức dân sự chế độ Sài Gòn bị chết oan.
Chuyện “ngày xưa”, trong hoàn cảnh đó, nghĩ lại người ta có thể thể tất cho
nhiều điều, nhưng nay đem ra ngợi ca “vô tư” vậy, thật không nên chút
nào! Không biết nên gọi việc làm này là “vô chính trị” – ngôn ngữ tuyên
giáo phổ biến lâu nay, hay phải nói rằng họ đã nhiễm nặng một thứ tư duy chính
trị bệnh hoạn?
Cuộc chiến tranh đã qua rồi,
những năm 1978 biên giới Tây Nam với Khờ me đỏ Campuchia, năm 1979 với Trung
Quốc phía Bắc đã tiêu tốn biết bao tiền của , xương máu của nhân dân, chiến sĩ,
đau thương nào kể cho xiết . . . .
Với Trung Quốc chúng ta đã có 16 chữ vàng : KHÉP LẠI QUÁ KHỨ … trong suốt hơn 20 năm qua, không ai được nhắc đến nữa không biết hay sao ? kể cả các tấm bia ghi chiến công đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược phải đục bỏ, ngày lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ biên giới phía Bắc, chiến sĩ Hoàng sa, Trường sa cũng phải gác lại …. Thì hà cớ gì, chuyện trước đây chúng ta KHÉP LẠI QUÁ KHỨ không được hay sao ?
Với Trung Quốc chúng ta đã có 16 chữ vàng : KHÉP LẠI QUÁ KHỨ … trong suốt hơn 20 năm qua, không ai được nhắc đến nữa không biết hay sao ? kể cả các tấm bia ghi chiến công đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược phải đục bỏ, ngày lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ biên giới phía Bắc, chiến sĩ Hoàng sa, Trường sa cũng phải gác lại …. Thì hà cớ gì, chuyện trước đây chúng ta KHÉP LẠI QUÁ KHỨ không được hay sao ?
1964 – 2013 : 49 năm trôi
qua, nếu thân nhân của những người đã chết trong khách sạn Caravelle năm đó. Họ
là người bảo vệ, cô tiếp tân, chị dọn phòng, anh rữa bát … đọc bài báo nầy, họ
có bùi ngùi hay không ? Họ là những người vô tội đấy ! Chỉ là miếng cơm, tấm áo
mang về nuôi cha mẹ già, vợ dại con thơ ……
Ừ ! chiến thắng oanh liệt đấy ! chiến thắng thần thánh đấy !
Ừ ! chiến thắng oanh liệt đấy ! chiến thắng thần thánh đấy !
Rồi sao nữa . . .
Mời xem Di cảo của nhà văn
Trần Hoài Dương (do Trần Lê Quỳnh con của Trần Hoài Dương gởi) :
Một miền Nam trù phú về của
cải, năng động về cách tư duy đã mau chóng lụn bại vì đã áp dụng một cách máy
móc, giáo điều, một số chính sách vốn đã lạc hậu và đã từng thất bại ở miền Bắc
trước đây. Không hiểu sao người ta đã đem áp dụng cái chính sách cải tạo tư sản
đã quá sai lầm trước đây ở miền Bắc vào áp dụng trong Nam, gây ra biết bao đổ
vỡ khủng hoãng trong kinh tế ở vùng đất trù phú nầy ? Rồi những đợt lùa dân đi
kinh tế mới, những trại học tập cải tạo, những chính sách về văn hóa, giáo dục
. . . Tôi được chứng kiến tường tận : cụ thể một thành phố Sài gòn đầy tiềm
năng trước đây cứ xuống cấp dần, nhếch nhác, bệ rạc dần ………
……………………………………………………………………………
Chẳng hiểu sao ? nhiều chính sách sai lầm đã từng gây ra những hậu quả tai hại ở miền Bắc trước đây, bây giờ nhà cầm quyền lại đem áp dụng ở miềnNam ?
……………………………………………………………………………
Chẳng hiểu sao ? nhiều chính sách sai lầm đã từng gây ra những hậu quả tai hại ở miền Bắc trước đây, bây giờ nhà cầm quyền lại đem áp dụng ở miền
Tôi lại được chứng kiến cảnh
cải tạo tư sản, phá sập những cơ sở kinh tế hùng hậu của Sài gòn – Chợ lớn,
những cảnh ngăn sông, cấm chợ …..
Gần đây 2004, nhân một buổi tình cờ lang thang trên đường Lê Quý Đôn, gặp một anh bạn quen, chúng tôi rũ nhau ghé vào một quán cà phê trong con hẻm yên tĩnh. Không ngờ bước đến cổng hiện ra cả 1 tòa biệt thự to lớn, sang trọng với khu vườn rộng mênh mông, chủ quán đã mướn mặt bằng khu vườn rộng để làm quán. Chủ quán ngôi biệt thự ấy là một lãnh đạo cao cấp ở Hà nội, được cử vàoNam
chỉ đạo công việc đánh tư sản, ông ta đã có dinh cơ ở Hà nội, nhờ đánh tư sản,
ông ta lại thêm dinh cơ to lớn nầy.
Gần đây 2004, nhân một buổi tình cờ lang thang trên đường Lê Quý Đôn, gặp một anh bạn quen, chúng tôi rũ nhau ghé vào một quán cà phê trong con hẻm yên tĩnh. Không ngờ bước đến cổng hiện ra cả 1 tòa biệt thự to lớn, sang trọng với khu vườn rộng mênh mông, chủ quán đã mướn mặt bằng khu vườn rộng để làm quán. Chủ quán ngôi biệt thự ấy là một lãnh đạo cao cấp ở Hà nội, được cử vào
Thật đúng như trong “Trại
Súc Vật” của George Orwell nhà văn người Anh, kể chuyện bọn súc vật gồm heo,
chó, ngựa, gà, dê ...nổi lên làm cách mạng, đuổi con người đi, lập ra một quốc
gia mới. Ban đầu chúng vô cùng hễ hã, tưởng như một cuộc đổi đời đã đến. Nhưng
rồi bọn chúng bắt đầu tranh cướp nhau, “Trại súc vật” trở nên nổi loạn. Một số
trở thành bọn ăn trên ngồi trốc, phè phởn hưởng lạc, còn đa số vẫn nghèo hèn,
đói khổ. Những kẽ thấp cổ, bé họng dần nhận ra “chân lý mới”. “Tất cả mọi vật
sinh ra đều có quyền bình đẳng, nhưng có những loài được bình đẳng hơn”.
Và cuối cùng chúng kết luận :”Hóa ra cuộc cách mạng nầy chỉ là đổi chủ chứ
không đổi đời “
(Tran Nhuong.com 09/5/2013)
Đọc lại hồi ký của Nguyễn
Hộ, Nhật ký Rồng Rắn của Tướng Trần Độ, không thấy những vị nầy khoe những
chiến công hiển hách mà lại mang một nỗi niềm ray rức : nhân dân đã hy sinh quá
nhiều của cải, xương máu, thế mà giải phóng rồi, thống nhất đất nước rồi, mà
người dân vẫn chưa thật sự hưởng được : Tự do. Hạnh phúc.
Là nhà báo, nhà văn có lương
tri thì hãy viết đi, còn nhiều đề tài để viết lắm đấy như : Còn nhiều liệt sĩ
mà mấy mươi năm qua vẫn chưa được công nhận là liệt sĩ, Các thương binh túc
trực ở thủ đô khiếu kiện đất đai bị giãi phóng mặt bằng, Các bà mẹ Việt Nam anh
hùng vẫn còn thiếu thốn mọi bề, Các học sinh miền núi, vùng cao vẫn còn đu dây
qua sông đi học, bửa cơm thường nhật là nhái, chuột … Viết đi. Viết đi … Mới
đây nhất là :”Nỗi niềm thân nhân liệt sĩ” của Nguyễn Văn Dũng (Tran Nhuong.com
30/5/2013) : Tìm được hài cốt 11 liệt sĩ ở đồi A Bia (Thừa Thiên – Huế), trên
40 năm, gởi xác định AND, đến nay trên 8 tháng vẫn chưa có kết quả ? Viết đi
…..
Ở miền Nam, trước năm 1970,
có 1 nhà văn quân đội chuyên viết về đề tài chiến tranh là Nguyên Vũ, các
truyện của ông như : Đời pháo thủ, Vòng tay lửa, Thềm địa ngục. Đêm hưu chiến …
Trong Đêm hưu chiến : Ông kể về 2 nhân vật chính là bạn rất thân với nhau từ
thuở nhỏ, lớn lên mỗi người mỗi hướng : 1 anh là Đại đội trương Địa phương quân
(bên quốc gia), 1 anh là Xã đội trưởng du kích địa phương(bên Việt cộng). Vào
đêm hưu chiến, 2 anh hẹn gặp lại nhau, ngồi tâm tình, uống rượu suốt đêm, khi
chia tay, bắt tay nhau : hết hưu chiến thì “hồn ai nấy giữ” nhé. Họ dặn dò với
nhau : Dù thế nào, dẫu biết rằng : SÚNG ĐẠN THÌ VÔ TÌNH, MÀ LÒNG NGƯỜI
NÊN ĐẠI LƯỢNG .
KHÉP LẠI QUÁ KHỨ ! Được không ? Tại sao không ? Trên đời nầy còn rất
nhiều việc cần bàn, cần làm, cần viết … hà cớ gì phải khơi lại vế thương lòng
nầy mãi hay sao !!!
07/6/2013 TRỊNH KIM THUẤN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét