(Xin được mượn ảnh minh họa của bác Nguyễn Đăng Hưng)
Đây là cái chúng ta không có, dù Việt Nam mở cửa trước Myanmar gần 20 năm. Nó làm anh Lãng nhớ lại cái bài toán nhà bát giác. Bước đầu tiên thì rất nhanh, sau đó chứ chậm dần, thoải dần, bị các đối tác phía trước bỏ xa và bị các đối tác phía sau vượt mặt.
Người dân Myanmar mặt bằng dân trí không cao bằng Việt Nam, hiểu biết về văn hóa của người Việt bình quân cao hơn họ. Nhưng hãy xem dân khí của người Myanmar qua những bức ảnh khi thực sự được quyền chọn lựa người lãnh đạo cho họ. Khí thế như rồng, đất nước này sẽ còn tiến xa.
Thein Sein, người hùng lặng lẽ, ông đã thúc đẩy lịch sử Myanmar tiến nhanh vài thập niên:
Và người phụ nữ nhỏ bé này, từng đứng thẳng mắt nhìn vào hàng lính vũ trang chĩa súng vào mình, từng bị cầm tù và quản thúc tại gia 15 năm, chỉ kém 5 năm là bằng thời gian Nelson Mandela ngồi tù, là biểu tượng của tự do của Myanmar.
Nhân đây anh bàn thêm một chút về chuyện độc tài. Anh từng đọc bài phát biểu của thượng tướng Lưu Á Châu, một tay elite trong giới quân sự Trung Quốc. Tay này có một nhận xét xác đáng, đại loại:Nền văn minh Mỹ ưu việt vì dù có đặt một thằng ngu lên vị trí đứng đầu, nó vẫn có các cơ chế để kiểm soát khả năng gây hại của thằng ngu ấy, và thay thế nó khi tới giới hạn chịu đựng. Trong khi đó, một quốc gia tập quyền có thể may mắn có những người lãnh đạo sáng suốt trong 20, thậm chí 30 năm. Nhưng sớm muộn gì cũng sẽ xuất hiện một thằng ngu, hoặc sẽ phạm phải sai lầm không thể sửa chữa.
Câu chuyện này giờ rất có ý nghĩa ở Việt Nam. Nhiều bạn giờ vẫn còn giấc mơ Việt Nam xuất hiện một Pak Chun hee, đó là điều không thể. Một hệ thống đã hỏng, dù một người sáng suốt vì lý do nào đó may mắn lọt được vào, thì cũng sẽ bị chính các đồng chí của mình loại bỏ ngay nếu anh ta dám chèo lỗi nhịp. Một cái tàu toàn người đang ăn hút, nếu bạn làm khác đi, ảnh hưởng đến quyền ăn hút của người cạnh mình, đương nhiên bạn sẽ bị những người khác túm lấy và liệng xuống biển.
Người dân Myanmar mặt bằng dân trí không cao bằng Việt Nam, hiểu biết về văn hóa của người Việt bình quân cao hơn họ. Nhưng hãy xem dân khí của người Myanmar qua những bức ảnh khi thực sự được quyền chọn lựa người lãnh đạo cho họ. Khí thế như rồng, đất nước này sẽ còn tiến xa.
Thein Sein, người hùng lặng lẽ, ông đã thúc đẩy lịch sử Myanmar tiến nhanh vài thập niên:
Và người phụ nữ nhỏ bé này, từng đứng thẳng mắt nhìn vào hàng lính vũ trang chĩa súng vào mình, từng bị cầm tù và quản thúc tại gia 15 năm, chỉ kém 5 năm là bằng thời gian Nelson Mandela ngồi tù, là biểu tượng của tự do của Myanmar.
Nhân đây anh bàn thêm một chút về chuyện độc tài. Anh từng đọc bài phát biểu của thượng tướng Lưu Á Châu, một tay elite trong giới quân sự Trung Quốc. Tay này có một nhận xét xác đáng, đại loại:Nền văn minh Mỹ ưu việt vì dù có đặt một thằng ngu lên vị trí đứng đầu, nó vẫn có các cơ chế để kiểm soát khả năng gây hại của thằng ngu ấy, và thay thế nó khi tới giới hạn chịu đựng. Trong khi đó, một quốc gia tập quyền có thể may mắn có những người lãnh đạo sáng suốt trong 20, thậm chí 30 năm. Nhưng sớm muộn gì cũng sẽ xuất hiện một thằng ngu, hoặc sẽ phạm phải sai lầm không thể sửa chữa.
Câu chuyện này giờ rất có ý nghĩa ở Việt Nam. Nhiều bạn giờ vẫn còn giấc mơ Việt Nam xuất hiện một Pak Chun hee, đó là điều không thể. Một hệ thống đã hỏng, dù một người sáng suốt vì lý do nào đó may mắn lọt được vào, thì cũng sẽ bị chính các đồng chí của mình loại bỏ ngay nếu anh ta dám chèo lỗi nhịp. Một cái tàu toàn người đang ăn hút, nếu bạn làm khác đi, ảnh hưởng đến quyền ăn hút của người cạnh mình, đương nhiên bạn sẽ bị những người khác túm lấy và liệng xuống biển.
Giải pháp duy nhất cho Việt Nam, đúng hơn là lối thoát, có lẽ chính là cách Myanmar đang đi. Phe quân sự sẽ vẫn còn ảnh hưởng lâu dài, khi có 1/4 số ghế quốc hội và nắm quyền phủ quyết hiến pháp. Nhưng đất nước ấy sẽ văn minh từ từ và chí ít, phe quân sự cũng không còn lo phải trả giá vì những câu chuyện quá khứ. Đảng cộng sản Việt nam, có lẽ thực sự cần phải tham khảo đất nước đã từng đi sau mình rất xa trong tiến trình hội nhập thế giới này. Khi tận thế đến, khó có thể an lành cho con cháu những người cố kìm kẹp lịch sử một quốc gia. Tại sao không chọn cách đóng vai trò tích cực đối với tiến trình lịch sử. Một sự hạ cánh từ từ, chuyển biến êm đẹp và các vị có thể giữ được cho mình và con cái tất cả những gì đang có?
Người Myanmar phía trước còn nhiều chông gai. Sẽ có những thế lực cầu cho Miến Điện loạn, mà không phải chỉ cầu. Ví dụ người li khai gốc Hoa đánh nhau chí chết với quân chính phủ Miến được viện trợ trực tiếp từ chính quyền địa phương Trung Quốc bên kia biên giới. Năm 2014 lính chính quy Miến Điện uất ức nhiều lần ném bom sang cả đất Trung Quốc khiến nước này mang quân áp sát biên giới. Nhưng với nỗ lực cải cách của Thanswe và Thein sein, dân Miến Điện đặt niềm tin rất cao vào chính phủ, họ xiết chặt tay và phong trào li khai buộc phải lùi bước dù được hậu thuẫn. Với cái nền tảng sử dụng Anh ngữ tốt hơn Việt Nam (Miến là thuộc địa của Anh), sau vài năm nữa, bức tranh quốc gia này sẽ hoàn toàn khác. Dân trí thúc đẩy xã hội, nhưng một thể chế tốt thì lại quay lại thúc đẩy dân trí nhanh hơn nhiều lần. Ví dụ Miến điện, giờ đây là ví dụ nguy hiểm cho chính chế độ cai trị của Trung Quốc, và tất nhiên, cả Việt Nam.
Từng có nhiều nhận xét rằng cái chính quyền Trung Quốc sợ nhất ở Việt Nam hiện nay lại chính là việc Việt Nam cải cách thể chế. Điều đó có thể tạo tác động khiến Trung Quốc nội loạn từ bên trong và thậm chí chia năm sẻ bảy và sụp đổ. Nhận xét này, có lẽ cũng không xa sự thật là mấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét