"The
only real prison is fear, and the only real freedom is freedom from fear.
Chỏ có sự
sợ hãi mới là nhà tù thực sự, và chỉ có tự do thực sự khi giải thoát được nỗi
lo sợ"
Aung San
Suu Kyi
Hôm nay, cả
nước Miến Điện đi bầu cử tự do trong một cuộc bầu cử mà có tới 90 đảng phái
tham gia tranh cử. Nhưng 2 đảng lớn ở Miến Điện sẽ tranh nhau trong cuộc bầu cử
này là đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ - NLDP: National League for
Democracy Party - của bà Aung San Sun Kyi, và đảng Liên minh Đoàn kết và Phát
triển - Union Solidarity and Development Party - của nhóm quân đội cầm quyền do
tổng thống đương nhiệm Thein Sein lập ra.
Gọi là tự
do bầu cử vì, 25 năm trước -1990 - cũng một cuộc bầu cử đa đảng như hôm nay, có
quan sát viên quốc tế và các nhà báo, kết quả bà Aung San Suu Kyi đã chiến
thắng, nhưng các tướng lĩnh đã thay đổi kết quả, và sau đó là suốt 20 năm bà bị
quản thúc quản chế tại nhà, ngay cả chồng bà qua đời tại Luân Đôn trong một
bệnh ung thư, bà cũng không dám đi lo tang cho chồng, vì sợ chính phủ độc tài
Than Shwa không cho phép bà quay lại Miến Điện! Năm 2010, cuộc bầu cử cũng đã
một lần nữa mà đảng của ông Thein Sein đã bị cáo buộc gian lận.
Cuộc bầu cứ
hôm nay, có đến hơn 10 ngàn quan sát viên quốc tế tham gia kiểm phiếu. Với 40
ngàn cảnh sát tham gia gìn giữ trật tự cho cuộc bỏ phiếu.
Dù tổng
thống Thein Sein tuyên bố rằng, kết quả cuộc bầu cử sẽ được công bố công khai
minh bạch, không có tình trạng gian lận như năm 1990 lập lại, nhưng những người
lớn tuổi đã trả qua 50 năm độc tài ở Miến Điện vẫn lo ngại rằng: "Tôi
không chắc rằng, liệu họ có chấp nhận kết quả bầu cử hay không?" - theo
ông Khin May Oo, 73 tuổi bỏ phiếu cho đảng của bà Aung San Suu Kyi, nói với phóng viên Reuter.
Mặc dù thế,
vẫn có người hy vọng rằng, thế giới bây giờ không thể gian lận được. Nhưng dù
sao đi nữa, thì ở Miến Điện hôm nay đã có ít nhất 2/3 tự do đầu phiếu. Và các
tướng lĩnh của chính quyền Miến Điện muốn trao quyền điều hành dân sự cho đảng
thắng cử, vẫn giữ lại quyền lực quân đội để bảo vệ biên cương, và cảnh sát để
giữ nội an.
Nhưng hiến pháp Miến Điện không cho phép bà Aung San Suu Kyi làm tổng thống. Nhưng nếu, đảng của bà muốn thắng trong cuộc tranh cử này thì đảng của bà có thể cử người đứng ra nhận chức tổng thống. Bà đã phát biểu trước tranh cử rằng, "Tôi sẽ là sức mạnh đằng sau tổng thống mới của đảng NLDP bất kể hiến pháp rất ngớ ngẩn do các nhà độc tài soạn ra".
Nhưng hiến pháp Miến Điện không cho phép bà Aung San Suu Kyi làm tổng thống. Nhưng nếu, đảng của bà muốn thắng trong cuộc tranh cử này thì đảng của bà có thể cử người đứng ra nhận chức tổng thống. Bà đã phát biểu trước tranh cử rằng, "Tôi sẽ là sức mạnh đằng sau tổng thống mới của đảng NLDP bất kể hiến pháp rất ngớ ngẩn do các nhà độc tài soạn ra".
Để có ngày
bầu cử tự do hôm nay, Miến Điện đã được cải tổ từ năm 1990 sau thất bại của các
tướng lĩnh độc tài. Họ tiếp tục đàn áp phong trào biểu tình, giam cầm và thủ
tiêu những nhà tranh đấu, kể cả những nhà sư xuống đường. Và họ đã âm thầm thay
đổi thể chế chính trị. Bắt đầu là xây dựng và dời đô từ Yangoon đến Nay Pyi Daw
năm 2006, Tiếp đến là thả bà Aung San Suu Kyi tự do hoạt động chính trị vào
ngày 13/11/2010. Sau đó một năm, ông Thein Sein tiếp tục cho tự do báo chí. Năm
qua, ông thả toàn bộ tù nhân chính trị. Bây giờ là tự do bầu cử. Họ đã làm kinh
ngạc cả thế giới, đến ông tổng thống Hoa Kỳ Obama cũng phải đến thăm 2 lần, và
xóa cấm vận cho Miến Điện, trong khi đó, năm 2009, Miến Điện được xem là quốc
gia độc tài thứ 2 toàn cầu và có nguy cơ sụp đổ chính trị cũng hàng thứ hai thế
giới chỉ sau Lybia.
Cuộc oằn mình mang nặng đẻ đau nào cũng phải trả giá, nhưng cuộc cách mạng Áo Vàng của Miến Điện hoàn toàn không có sự trả giá nào. Một bài học dành cho bất kỳ quốc gia độc tài nào muốn chuyển đổi cần nghiên cứu.
Nhưng công lao lớn cho cuộc chuyển đổi không đổ máu ở Miến Điện trong 5 năm qua phải kể đến những trí thức Miến Điện trong nước kết hợp với trí thức tha hương tỵ nạn. Họ đã tạo ra một cầu nối trung gian làm việc hòa hợp, hòa giải dân tộc giữa chính quyền độc tài quân sự và các đảng phái đối lập vì tự do dân chủ.
Sự góp ý và đóng góp của trí thức lưu vong và trong nước đã giúp nhà cầm quyền quân đội ở Miến Điện đã thay đổi hiến pháp vào ngày 10/5/2008 với 3 mục tiêu sáng tạo: "Dân chủ, kỷ luật và hưng thịnh". Hiến pháp 2008 đã là tiền đề để họ đổi tên nước thành Cộng hòa Liên bang Miến Điện, sau đó là hàng loạt cải cách chính trị đến không ngờ.
Bài học trung gian hòa giả của trí thức Miến Điện sẽ là bài mho5c trung gian hòa giải cho tình hình người Việt bị phân hóa thù hằn sau biến cố 30/4/1975, tại sao không?
Cuộc oằn mình mang nặng đẻ đau nào cũng phải trả giá, nhưng cuộc cách mạng Áo Vàng của Miến Điện hoàn toàn không có sự trả giá nào. Một bài học dành cho bất kỳ quốc gia độc tài nào muốn chuyển đổi cần nghiên cứu.
Nhưng công lao lớn cho cuộc chuyển đổi không đổ máu ở Miến Điện trong 5 năm qua phải kể đến những trí thức Miến Điện trong nước kết hợp với trí thức tha hương tỵ nạn. Họ đã tạo ra một cầu nối trung gian làm việc hòa hợp, hòa giải dân tộc giữa chính quyền độc tài quân sự và các đảng phái đối lập vì tự do dân chủ.
Sự góp ý và đóng góp của trí thức lưu vong và trong nước đã giúp nhà cầm quyền quân đội ở Miến Điện đã thay đổi hiến pháp vào ngày 10/5/2008 với 3 mục tiêu sáng tạo: "Dân chủ, kỷ luật và hưng thịnh". Hiến pháp 2008 đã là tiền đề để họ đổi tên nước thành Cộng hòa Liên bang Miến Điện, sau đó là hàng loạt cải cách chính trị đến không ngờ.
Bài học trung gian hòa giả của trí thức Miến Điện sẽ là bài mho5c trung gian hòa giải cho tình hình người Việt bị phân hóa thù hằn sau biến cố 30/4/1975, tại sao không?
Bác sĩ HỒ
HẢI .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét