Năm 1988 lần đầu tiên đến Hà Nội, thăm lăng bác, thăm viếng nhà sàn của Bác, khi ở khu nhà sàn của Bác tôi khóc và thầm phục sự giản dị của Bác, một lãnh tụ lúc nào cũng lấy chữ : Cần, Kiệm, Liêm , Chính và Chí Công vô tư ..... Nếu ông Nông Đức Mạnh, người phát động phong trào : Học tập và làm theo gương Bác Hồ.... nếu ông ta gương mẫu có lẽ dân Việt Nam giờ nầy sẽ có thêm được ít người bớt nghèo khổ ..... Gót Phiêu Du .
VOA - Một bức ảnh liên quan tới người từng đứng đầu
Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt 10 năm trời đã gây ‘sốt’ các trang mạng xã
hội ở Việt Nam mấy ngày qua, và sức nóng của dư luận đã buộc một tờ báo phải gỡ
bỏ tấm ảnh gây nhiều tranh luận này.
Bài báo
viết về chuyến thăm tới chúc Tết các cựu quan chức cấp cao Việt Nam của tờ Tiền
Phong có tựa đề “Ban Bí thư Trung ương Đoàn chúc Tết nguyên lãnh đạo đảng, nhà
nước” hôm 19/2, tức mùng một Tết Ất Mùi, đã lan truyền với tốc độ chóng mặt
trên các trang mạng xã hội.
Bài viết
đăng tải những hình ảnh các bí thư thứ nhất của Trung ương Đoàn Việt Nam của
một số thời kỳ tới thăm các ông Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh và Nông Đức
Mạnh, cũng như tới thắp hương tại nhà cố đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong các
bức ảnh đó, một bức được nhiều người sử dụng mạng ở Việt Nam chú ý là bức ông
Mạnh ngồi trên một chiếc ghế lớn, chạm trổ đầu rồng màu vàng, nói chuyện với Bí
thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh.
Blogger
Huỳnh Ngọc Chênh, một người quan sát báo chí trong nước, nhận định với VOA Việt
Ngữ lý do vì sao dư luận quan tâm tới điều mà nhiều người giờ gọi là vụ “chiếc
ghế của nguyên tổng bí thư”:
“Người ta
ngạc nhiên về đời sống xa hoa của một người đã phát động chương trình học tập
và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Một người như vậy, nhưng khi bộc lộ ra đời
sống thì lại quá xa hoa trong khi đất nước còn nghèo, dân chúng còn rất đói khổ
và dân oan thì ở khắp nơi. Cái quan trọng thì cũng không phải chuyện giàu có,
xa hoa, mà còn là cái trình độ nữa. Trình độ văn hóa, trình độ thẩm mỹ thể hiện
trong cái ngôi nhà đó. Người ta thấy thất vọng. Một con người như vậy lãnh đạo
đất nước trong 10 năm thì người ta thấy thất vọng”.
Ngoài báo
Tiền phong, báo Thanh Niên và trang web của Trung ương Đoàn Việt Nam cũng đưa
tin về chuyến đi chúc Tết này, nhưng không đăng các bức ảnh cho thấy rõ nội
thất với gam chủ đạo là màu vàng bên trong nhà ông Mạnh.
Bà Lê Thị
Hiền Đức, người được mệnh danh là ‘cụ bà chống tham nhũng của Việt Nam’, cho
biết bà đã xem nhiều, chứ không phải một bức ảnh về tư dinh của ông Nông Đức
Mạnh.
Bà nói với
VOA Việt Ngữ rằng dân chúng quan tâm tới vụ việc vì “sự xa hoa của một cán bộ
đã về hưu”.
“Người dân
quan tâm đến bởi vì một người gọi là nguyên, tức là đã làm Tổng bí thư của Đảng
thì tiền ở đâu mà lại giàu đến mức như thế? Hỏi rằng tiền, cái nhà, ghế dát
vàng như thế lấy ở đâu ra? Ai thì cũng biết là còn nhiều người thế nữa, nhưng
mà những người đó là ai thì bây giờ nhân dân chưa phát hiện ra, phải nói là
chưa có dịp chứng kiến. Còn nếu có dịp chứng kiến thì chắc còn cớ nhiều nữa,
chứ không chỉ có một hai thế đâu”.
Sau khi
khiến dư luận ‘dậy sóng’, tờ Tiền Phong đã thay bức ảnh bằng một bức khác không
thấy rõ nội thất ở bên trong nơi được cho là nhà của ông Mạnh.
Tờ báo
không đính chính hay giải thích lý do gỡ bỏ hình ảnh trong bài báo từng nằm
trong các bài được nhiều người đọc nhất trên website của tờ này.
Nhiều bình
luận trên mạng cho rằng tờ báo đã vô tình “tiết lộ bí mật nhà nước”, nhưng theo
blogger Chênh, nhận định đó “hoàn toàn sai”. Người từng làm thư ký tòa soạn của
báo Thanh Niên nói:
“Cái đó thì
chỉ xâm phạm vào đời tư của cá nhân. Nhưng ở đây, ông đón tiếp một phái đoàn
thăm viếng chính thức của trung ương Đoàn đến thăm tại nhà, và cái đó thì
truyền thông được phép đưa hình ảnh đó lên. Còn không có sự thăm viếng của phái
đoàn trung ương Đoàn, tự dưng đưa hình ảnh nhà ông lên, không có sự cho phép
của ông, thì lúc đó mới gọi là xâm nhập vào đời tư cá nhân của người khác. Còn
đây là vấn đề của quần chúng, công cộng rồi, nên không có chuyện đó. Còn nếu
đứng về quan điểm của báo chí Đảng, thì việc đưa những tấm ảnh đó lên, đúng là
thiếu sự nhạy cảm về chính trị. Ở góc độ khác, người ta cho đó là một sự dũng
cảm, một cách đưa tin rất là thông minh, đưa đến cho quần chúng, cho người đọc
một thông tin về đời sống riêng tư của một cựu lãnh đạo”.
Hiện chưa
rõ là Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý báo chí trong
nước, xử lý ra sao trong trường hợp đưa tin của báo Tiền Phong.
VOA Việt
Ngữ không thể liên lạc với Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh để hỏi ý kiến của
ông về những phản ứng của dư luận trong mấy ngày qua.
Ông Nông
Đức Mạnh từng làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ năm 1992 tới năm 2001, và sau
đó, đảm trách vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 tới năm 2011.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét