Bài viết về bác Nguyễn Túc đã đăng từ năm ngoái (6-2009) trên Blog HM. Sắp đến ngày kỷ niệm kết thúc chiến tranh, tôi bỗng nhớ ra người đã gửi bức điện báo cáo thường lệ về Sài Gòn vào ngày 30-4-1975 từ Washington DC. Sau khi khóa tất cả các cửa, bác Nguyễn Túc ra đi và nhìn lại lần cuối tòa nhà Đại sứ. Chùm chìa khóa, bác giữ lại làm kỷ niệm.
Bác Nguyễn Túc đã mất hồi tháng 7 năm ngoái, không hiểu chùm chìa khóa tòa Đại sứ có đi theo bác về thế giới bên kia cùng bao nhiêu bí mật của cuộc chiến tranh đau đớn.
HM xin trân trọng đăng lại bài này để tưởng nhớ đến người đã khuất và mong rằng vết thương lòng của cuộc chiến được hàn gắn trong mỗi người Việt chúng ta sau 35 năm.
***********************************************************************************
“Hình bóng Quê nhà” ở DC
Anh Nguyễn Vinh Quang giới thiệu với tôi một người tên khá lạ: Thư Loan. Đã nghe tên như Thanh Loan, Hồng Loan, kể cả Đài Loan nhưng chưa thấy ai dùng đệm “Thư”.
Gặp Thư Loan lần đầu tới thăm nhà ở Vienna (Virginia,USA), tôi gọi là “em” vì trông rất trẻ. Đã sang Tây, lấy chồng Tây 18 năm nay, lại sống ở California, chắc cô này nghĩ, tôi gốc gác trai làng chính hiệu, sang tới Mỹ mà không biết xưng hô với phụ nữ thế nào cho lịch sự. Quả thật, ca sỹ không sai.
Thú thật, không mê nhạc nhẽo, tôi không biết đây là ca sỹ một thời ở Hà nội khá đình đám, vào Sài gòn năm 1975 và từng làm việc trong đoàn Trần Hữu Trang khá lâu. Lúc nói chuyện vui, ca sỹ cũng dùng đủ ngôn ngữ đời thường, nghe rất vui tai.
Từ chuyện đời, cầm ca đến chính trị, chuyện gì ca sỹ cũng khá rành. Chị kể, rất thân với Nguyễn Thụy Kha, nếu nhắc tên Thư Loan, có khi cụ Kha lại giật mình bởi lâu quá rồi vẫn còn có người nhớ tới mình. Chị tiếc mãi, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tới DC mà không biết để mời về Cali.
Thư Loan bay từ California lên Washington DC tham gia hát để chia tay một người mà chị cho là nhân chứng và pho sử sống của Hà Nội, Sài Gòn và kể cả Washington DC suốt từ năm 1923 đến nay. Đó là nhạc sỹ Nguyễn Túc 87 tuổi, hiện sống âm thầm ở Virginia. Do điều kiện sức khỏe nên cuối tháng 6 này, ông sẽ chuyển về Oklahoma với con cháu trong những ngày cuối đời.
Nhiếp ảnh gia Vinh Quang làm một việc rất quan trọng là ghi lại câu chuyện bằng hình ảnh. Sợ rằng, cụ về bang khác, và trời đất biết thế nào, nên những tấm ảnh chụp người nghệ sỹ già trong ngôi nhà nhỏ ở phố Glebe (Arlington, VA) sẽ trở thành vô giá.
Quả thật, khi xem tấm hình chụp năm 1996 với cây đàn ghi ta cự phách Tạ Tấn, khi cụ Nguyễn Túc về Hà nội sau hơn 40 năm xa cách thì tôi tin hoàn toàn là mình đã gặp một trong những pho sử còn sống giữa nước Mỹ này. Hỏi về Hà Nội cũ, Sài gòn xưa và DC hơn 30 năm trước, ông có thể kể từng chi tiết.
Trước khi tốt nghiệp Conservatoire Internationale de Musique de Paris năm 1965, cách đó 21 năm, nhạc sỹ đã cùng Tạ Tấn sáng tác bài đầu tay “Bên sông vắng” (1944) và từng dậy nhạc cùng thời với Nguyễn Thiện Tước, Hoàng Giác và Đỗ Liên. Trường Bưởi (Chu Văn An ngày nay) sinh ra lắm anh tài cho đất nước mà Nguyễn Túc từng cắp sách và chạy chơi dưới gốc bàng nơi đó.
Trong tập sách “Những chuyện chưa biết về các văn nghệ sỹ”, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết về đội kèn Tây cuối cùng của chính quyền Pháp mà ông không biết rằng có một người trong đội kèn đó còn sống. Đó chính là Nguyễn Túc mà trong căn phòng độc thân của ông treo rất nhiều loại nhạc cụ với rất nhiều cây kèn tây biểu tượng.
Trên giá sách là những sưu tập về Hà Nội, từ các bài hát, tên các đường phố đến các món ăn. Rồi phố phường Sài gòn với những sinh hoạt ca nhạc sinh động thưở nào được hiện lên trong những album ảnh đã phai mầu thời gian 7-8 thập kỷ.
Ngày 30-4-1975, chủ nhà tiếp chúng tôi, khi đó là thư ký của Đại sứ Sài gòn tại Thủ đô Washington DC, là người thảo bức điện cuối cùng gửi về Dinh Độc lập, báo cáo những việc trong ngày. Rất có thể bức điện đó không bao giờ tới được tay người nhận.
Cũng tại giờ phút đó, ông hiểu rằng, nhiệm vụ đã hết cũng như chính tòa nhà sứ quán tại phố Connecticut giữa DC này. Ông là người cuối cùng ra khỏi nơi đã từng gắn bó trong những năm 1972-1975 với biết bao khuôn mặt chính trị của miền Nam và Hoa Kỳ thời đó. Bước ra khỏi tòa nhà, với tất cả các cửa đã được khóa chặt sau lưng, nhạc sỹ bước đi trong mơ hồ mà không biết phải đi đâu.
Thế mà đã hơn 30 năm kể từ ngày ấy. Thời gian đã in dấu lên gương mặt người. Nhưng tấm lòng của ông vẫn hướng về quê mẹ. Với mấy thứ tiếng thành thạo như Anh, Pháp, nhuần nhuyễn văn hóa đông tây, ông khúc triết từng lời bẳng tiếng Việt, dù cơn tai biến mạch máu não vừa qua đã làm lạc tiếng, chỉ nói được khe khẽ. Thư Loan là người hiểu nhất nên đã “dịch” lại cho chúng tôi nghe về chuyện đời, nhạc, kể cả chuyện tình yêu với nghệ sỹ dương cầm-nhạc sỹ Linh Phương.
Chợt thấy một bản nhạc tiêu đề “Hình bóng quê nhà” cạnh cây đàn piano có lẽ đã đi theo ông suốt thời gian ở Hoa Kỳ. Giữa thủ đô Washington DC, hình bóng Hà nội, Sài gòn, Đà lạt và đất mẹ Việt Nam mà ông hẹn trong một bài hát “Mai mốt tôi về”, không bao giờ phai mờ trong ký ức người thổi kèn tây Hà Nội thuở nào.
Một lần tôi đã viết rằng người nhập cư dễ thành “tù nhân” của những giá trị mang theo từ quê hương. Hòa nhập không dễ mà quên hẳn nguồn gốc thì cũng không thể. Đó chính là sự “lênh đênh” trong chính tâm hồn những người xa xứ. Có lẽ những người như Thư Loan hay Nguyễn Túc hiểu hơn ai hết điều này.
Biết bao nghệ sỹ, trí thức ở lại phương trời xa. Họ là những nhân chứng sống của một thời ly tao loạn lạc, rất nhiều tài năng rơi vãi xứ người. Số đông đã bước vào lứa tuổi bên kia của cuộc đời, nguyên khí quốc gia theo thời gian cũng sẽ bay đi. Lớp trẻ lớn lên nơi mới nhập cư sẽ coi nơi này là tổ quốc của chính họ. Miền quê lúa xanh với đàn cò trắng của xứ Đông Dương trở nên xa lạ.
Ra về trên tầu điện ngầm, đồng hồ đã chỉ 12 giờ khuya. Đêm Washington DC êm đềm, trời đầy sao. Mảnh trăng cuối đường 66 đang hiện lên khi tầu nhô lên mặt đất. Chợt nghĩ về số phận dân tộc này long đong biết bao do những cuộc chơi cờ của những nước lớn. Đã bao nhiêu mất mát, bao nước mắt đã chảy. Những bản nhạc và lời hát nhớ quê đã viết và cất lên tại những góc biển chân trời xa đất mẹ.
Người Việt trên khắp thế giới hội tụ lại sẽ thành sức mạnh mềm cho đất nước. ”Hình bóng quê nhà” luôn nằm ở mỗi trái tim. Để cùng một nhịp đập thì cần những bản nhạc và người điều khiển tài năng, biết đặt vận mệnh của đất nước và dân tộc lên trên tất cả mọi toan tính cá nhân và lợi ích nhóm.
Quan trọng hơn cả, mỗi người biết để lại quá khứ như bài học lịch sử phía sau, giúp tương lai tiến lên phía trước như chính chiếc tầu điện đang đưa tôi về phía Vienna. Khi đó nỗi đau “quê hương” chỉ là “hình bóng” sẽ thôi dày vò tâm hồn người xa xứ.
PS. Sau khi entry đăng được vài tuần thì bác Nguyễn Túc đã mất tại nhà riêng mà chưa kịp chuyển về nơi mới như dự định. Ảnh gia Nguyễn Vinh Quang và tác giả Hiệu Minh xin thành kính phân ưu. Mong bác Túc yên lòng nơi chín suối.
Hiệu Minh. 03 June 2009
Bác Nguyễn Túc đã mất hồi tháng 7 năm ngoái, không hiểu chùm chìa khóa tòa Đại sứ có đi theo bác về thế giới bên kia cùng bao nhiêu bí mật của cuộc chiến tranh đau đớn.
HM xin trân trọng đăng lại bài này để tưởng nhớ đến người đã khuất và mong rằng vết thương lòng của cuộc chiến được hàn gắn trong mỗi người Việt chúng ta sau 35 năm.
***********************************************************************************
“Hình bóng Quê nhà” ở DC
Anh Nguyễn Vinh Quang giới thiệu với tôi một người tên khá lạ: Thư Loan. Đã nghe tên như Thanh Loan, Hồng Loan, kể cả Đài Loan nhưng chưa thấy ai dùng đệm “Thư”.
Gặp Thư Loan lần đầu tới thăm nhà ở Vienna (Virginia,USA), tôi gọi là “em” vì trông rất trẻ. Đã sang Tây, lấy chồng Tây 18 năm nay, lại sống ở California, chắc cô này nghĩ, tôi gốc gác trai làng chính hiệu, sang tới Mỹ mà không biết xưng hô với phụ nữ thế nào cho lịch sự. Quả thật, ca sỹ không sai.
Thú thật, không mê nhạc nhẽo, tôi không biết đây là ca sỹ một thời ở Hà nội khá đình đám, vào Sài gòn năm 1975 và từng làm việc trong đoàn Trần Hữu Trang khá lâu. Lúc nói chuyện vui, ca sỹ cũng dùng đủ ngôn ngữ đời thường, nghe rất vui tai.
Từ chuyện đời, cầm ca đến chính trị, chuyện gì ca sỹ cũng khá rành. Chị kể, rất thân với Nguyễn Thụy Kha, nếu nhắc tên Thư Loan, có khi cụ Kha lại giật mình bởi lâu quá rồi vẫn còn có người nhớ tới mình. Chị tiếc mãi, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tới DC mà không biết để mời về Cali.
Thư Loan bay từ California lên Washington DC tham gia hát để chia tay một người mà chị cho là nhân chứng và pho sử sống của Hà Nội, Sài Gòn và kể cả Washington DC suốt từ năm 1923 đến nay. Đó là nhạc sỹ Nguyễn Túc 87 tuổi, hiện sống âm thầm ở Virginia. Do điều kiện sức khỏe nên cuối tháng 6 này, ông sẽ chuyển về Oklahoma với con cháu trong những ngày cuối đời.
Nhiếp ảnh gia Vinh Quang làm một việc rất quan trọng là ghi lại câu chuyện bằng hình ảnh. Sợ rằng, cụ về bang khác, và trời đất biết thế nào, nên những tấm ảnh chụp người nghệ sỹ già trong ngôi nhà nhỏ ở phố Glebe (Arlington, VA) sẽ trở thành vô giá.
Quả thật, khi xem tấm hình chụp năm 1996 với cây đàn ghi ta cự phách Tạ Tấn, khi cụ Nguyễn Túc về Hà nội sau hơn 40 năm xa cách thì tôi tin hoàn toàn là mình đã gặp một trong những pho sử còn sống giữa nước Mỹ này. Hỏi về Hà Nội cũ, Sài gòn xưa và DC hơn 30 năm trước, ông có thể kể từng chi tiết.
Trước khi tốt nghiệp Conservatoire Internationale de Musique de Paris năm 1965, cách đó 21 năm, nhạc sỹ đã cùng Tạ Tấn sáng tác bài đầu tay “Bên sông vắng” (1944) và từng dậy nhạc cùng thời với Nguyễn Thiện Tước, Hoàng Giác và Đỗ Liên. Trường Bưởi (Chu Văn An ngày nay) sinh ra lắm anh tài cho đất nước mà Nguyễn Túc từng cắp sách và chạy chơi dưới gốc bàng nơi đó.
Trong tập sách “Những chuyện chưa biết về các văn nghệ sỹ”, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết về đội kèn Tây cuối cùng của chính quyền Pháp mà ông không biết rằng có một người trong đội kèn đó còn sống. Đó chính là Nguyễn Túc mà trong căn phòng độc thân của ông treo rất nhiều loại nhạc cụ với rất nhiều cây kèn tây biểu tượng.
Trên giá sách là những sưu tập về Hà Nội, từ các bài hát, tên các đường phố đến các món ăn. Rồi phố phường Sài gòn với những sinh hoạt ca nhạc sinh động thưở nào được hiện lên trong những album ảnh đã phai mầu thời gian 7-8 thập kỷ.
Ngày 30-4-1975, chủ nhà tiếp chúng tôi, khi đó là thư ký của Đại sứ Sài gòn tại Thủ đô Washington DC, là người thảo bức điện cuối cùng gửi về Dinh Độc lập, báo cáo những việc trong ngày. Rất có thể bức điện đó không bao giờ tới được tay người nhận.
Cũng tại giờ phút đó, ông hiểu rằng, nhiệm vụ đã hết cũng như chính tòa nhà sứ quán tại phố Connecticut giữa DC này. Ông là người cuối cùng ra khỏi nơi đã từng gắn bó trong những năm 1972-1975 với biết bao khuôn mặt chính trị của miền Nam và Hoa Kỳ thời đó. Bước ra khỏi tòa nhà, với tất cả các cửa đã được khóa chặt sau lưng, nhạc sỹ bước đi trong mơ hồ mà không biết phải đi đâu.
Thế mà đã hơn 30 năm kể từ ngày ấy. Thời gian đã in dấu lên gương mặt người. Nhưng tấm lòng của ông vẫn hướng về quê mẹ. Với mấy thứ tiếng thành thạo như Anh, Pháp, nhuần nhuyễn văn hóa đông tây, ông khúc triết từng lời bẳng tiếng Việt, dù cơn tai biến mạch máu não vừa qua đã làm lạc tiếng, chỉ nói được khe khẽ. Thư Loan là người hiểu nhất nên đã “dịch” lại cho chúng tôi nghe về chuyện đời, nhạc, kể cả chuyện tình yêu với nghệ sỹ dương cầm-nhạc sỹ Linh Phương.
Chợt thấy một bản nhạc tiêu đề “Hình bóng quê nhà” cạnh cây đàn piano có lẽ đã đi theo ông suốt thời gian ở Hoa Kỳ. Giữa thủ đô Washington DC, hình bóng Hà nội, Sài gòn, Đà lạt và đất mẹ Việt Nam mà ông hẹn trong một bài hát “Mai mốt tôi về”, không bao giờ phai mờ trong ký ức người thổi kèn tây Hà Nội thuở nào.
Một lần tôi đã viết rằng người nhập cư dễ thành “tù nhân” của những giá trị mang theo từ quê hương. Hòa nhập không dễ mà quên hẳn nguồn gốc thì cũng không thể. Đó chính là sự “lênh đênh” trong chính tâm hồn những người xa xứ. Có lẽ những người như Thư Loan hay Nguyễn Túc hiểu hơn ai hết điều này.
Biết bao nghệ sỹ, trí thức ở lại phương trời xa. Họ là những nhân chứng sống của một thời ly tao loạn lạc, rất nhiều tài năng rơi vãi xứ người. Số đông đã bước vào lứa tuổi bên kia của cuộc đời, nguyên khí quốc gia theo thời gian cũng sẽ bay đi. Lớp trẻ lớn lên nơi mới nhập cư sẽ coi nơi này là tổ quốc của chính họ. Miền quê lúa xanh với đàn cò trắng của xứ Đông Dương trở nên xa lạ.
Ra về trên tầu điện ngầm, đồng hồ đã chỉ 12 giờ khuya. Đêm Washington DC êm đềm, trời đầy sao. Mảnh trăng cuối đường 66 đang hiện lên khi tầu nhô lên mặt đất. Chợt nghĩ về số phận dân tộc này long đong biết bao do những cuộc chơi cờ của những nước lớn. Đã bao nhiêu mất mát, bao nước mắt đã chảy. Những bản nhạc và lời hát nhớ quê đã viết và cất lên tại những góc biển chân trời xa đất mẹ.
Người Việt trên khắp thế giới hội tụ lại sẽ thành sức mạnh mềm cho đất nước. ”Hình bóng quê nhà” luôn nằm ở mỗi trái tim. Để cùng một nhịp đập thì cần những bản nhạc và người điều khiển tài năng, biết đặt vận mệnh của đất nước và dân tộc lên trên tất cả mọi toan tính cá nhân và lợi ích nhóm.
Quan trọng hơn cả, mỗi người biết để lại quá khứ như bài học lịch sử phía sau, giúp tương lai tiến lên phía trước như chính chiếc tầu điện đang đưa tôi về phía Vienna. Khi đó nỗi đau “quê hương” chỉ là “hình bóng” sẽ thôi dày vò tâm hồn người xa xứ.
PS. Sau khi entry đăng được vài tuần thì bác Nguyễn Túc đã mất tại nhà riêng mà chưa kịp chuyển về nơi mới như dự định. Ảnh gia Nguyễn Vinh Quang và tác giả Hiệu Minh xin thành kính phân ưu. Mong bác Túc yên lòng nơi chín suối.
Hiệu Minh. 03 June 2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét