Có thể, nó chỉ là bức ảnh ông thơm cháu để tỏ lòng iu quí, vậy nhưng những cảm nhận của mọi người dường như đều ra ngoài cái hình ảnh thường tình ấy. Đủ biết, văn hóa giao tiếp kiểu phương Tây- ôm hôn phụ nữ- nó đòi hỏi sự tinh tế, sự lịch thiệp đến mức nào. Chứ không phải là sự thể hiện trần trụi của một cái hôn đầy bản năng- cho dù đó là của một người già.
Thì hôm nay, bạn bè iu quí lại gửi cho bài viết có bức ảnh đó. Nhưng không phải bàn về hành động giao tiếp, mà bàn về chữ nghĩa của câu đối cụ GS Vũ Khiêu tặng cô bé hoa hậu Kỳ Duyên.
Đúng là kỳ lạ, “chạy trời không khỏi nắng”. Nay xin đăng bài viết để bạn đọc chia sẻ. Thú thực, mình ái ngại cho một người già như cụ với những thị phi không đáng có. Nhưng văn hóa hay những giá trị của văn hóa thì nhiều khi đòi hỏi sự rạch ròi, sòng phẳng đến lạnh lùng. Đành chịu vậy!
Ông Vũ Khiêu cũng gần đất xa trời rồi, thơm hoa nàng hoa hậu 1 tí mà sao ì xèo thế ? Gót Phiêu Du .
Bức ảnh GS Vũ Khiêu “thơm má” hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã gây nhiều bàn cãi. Tuy nhiên, một độc giả rất am tường về Hán học của PetroTimes lại không quan tâm nhiều đến hình ảnh “thơm má” mà chú ý nhiều hơn đến câu đối mà giáo sư tặng hoa hậu Việt Nam.
Độc giả T.L ở Hà Nội viết:
“Giáo sư Vũ Khiêu là một vị đạo cao đức trọng, học thức uyên thâm và đã nổi tiếng về tài làm câu đối. Nhưng trong trường hợp này khi giáo sư làm câu đối tặng Kỳ Duyên thì quả thật đây là đôi câu đối rất dở:
“Trí như bạch tuyết tâm như ngọc/Vân tưởng y thường hoa tưởng dung”.
Vế thứ 2 “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” là một câu thơ của Lý Bạch trong bài “Thanh bình điệu”.
Còn vế thứ nhất thì không hiểu là câu thơ của ai hay là câu của GS Vũ Khiêu. Nhưng đọc kỹ thì thấy “Trí như bạch tuyết” – không hiểu giáo sư có định mỉa mai Kỳ Duyên không khi nói rằng trí tuệ của cô trắng như tuyết. Một bộ óc mà trắng như tuyết thì có nghĩa là… chẳng biết gì!
Về luật đối âm, đối chữ ở trong đôi câu đối này cũng sai. Chẳng ai đi đối “Trí” với “Vân”, “Bạch tuyết” với “Y thường”… Những ai có chút hiểu biết về luật đối có thể dễ dàng nhận ra.
Thế mới biết đụng chạm đến chuyện chữ nghĩa thì chớ nên đùa. Chữ nghĩa không phải là má cô hoa hậu để mà thơm lúc nào cũng được.
T.L theo Kim Dung Kỳ Duyên .————
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét