18 thg 2, 2015

LUẬN : CÂY PHÁO của Trịnh Kim Thuấn .


Xuân đã về ! Xuân đã vế… Ngày xửa, ngày xưa Xuân đi kèm với pháo, nay chỉ có Xuân chứ không có pháo, nên cảm thấy thiếu thiếu cái chi chi ….

Ngày Tết có những món ăn và không phải món ăn nhưng phải có trong ngày Tết ( của những năm về trước) :

Thịt mỡ, Dưa hành, Câu đối đỏ.
Nêu cao, tràng Pháo , Bánh chưn xanh .

Thịt mỡ, Dưa hành, Bánh chưn xanh là món ăn được, còn Câu đối đỏ, Nêu cao, tràng Pháo không ăn được nhưng không thiếu trong dịp Tết . Kể từ Tết 1995 thì không còn pháo và cây nêu nửa ( vì pháo được treo trên cây nêu để hù dọa ma quỷ, nay không còn pháo thì cây nêu mất hết ý nghĩa , dựng lên mà chi ?… ( theo Chỉ thị số 406/TTg  :  ……“ Kể từ ngày 01/01/1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước ( trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa) Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 08/8/1994 ).


Từ ấy nước Nam ngừng tiếng pháo.
Nỗi buồn lén lén chiếu vào tim …..       mượn thơ ông Tố Hữu .

Những bài thơ về Xuân có tiếng pháo, còn nhớ :

Có những ông già tóc bạc phơ/.
Rượu đào đôi chén bút đề thơ (…)
 Pháo nổ đâu đây khói rợp trời.
Nhà nhà đoàn tụ dưới hoa tươi
Lòng tôi như cánh hoa tiên ấy
 Một áng thơ đề nét chẳng phai.” (  NGUYỄN BÍNH  - Thơ xuân)

Hôm nay tạm nghỉ bước gian nan
Trong lúc gần xa
pháo nổ ran
Rũ áo phong sương trên gác trọ
Lặng nhìn thiên hạ đón Xuân sang. 
(  THẾ LỮ - Giây phút chạnh lòng ).

Thuở nhỏ, mỗi lần Tết, nghe tiếng trống múa lân, xem múa lân cùng pháo nổ, nhiều nhà treo tiền thưởng cho  đoàn lân kèm theo phong pháo đang nổ , tiếng pháo nổ, mùi khói pháo làm cho lân hăng máu lên, múa lại hay , có câu : Con Lân múa hay nhờ tiếng pháo kia mà .

Lứa tuổi các con tôi còn biết cây pháo, nay các cháu nội, ngoại khi hỏi về pháo, thì bọn chúng đều không biết…. Biết cây pháo là nhờ xem các phim truyện Hồng Kông, Đài Loan …. Cảnh đốt pháo trong các đám cưới, khai trương, khánh thành cửa hàng, công trình … mà thôi.

Nhớ lại, miền Nam trước 30/4/1975, đêm giao thừa người dân thì đốt pháo, còn các đồn bót đều đón giao thừa bằng tiếng súng, pháo sáng ( mà cấp trên cấp cho để chống “giặc” ) mặc dù quân lệnh cấm bắn súng thay pháo…. Có người quen khi qua Tết về phép còn khoe : “cấp số đạn được phát cho tao bắn hết cả, không chừa viên nào ! ! ! “. Có lẽ  đây là 1 trong lý do mà đến 30/4/1975 trở thành “BÊN THUA CUỘC” hay chăng ?

Đêm giao thừa Xuân Mậu Thân (1968), các người dân trong các thành phố miền Nam  sau khi đón giao thừa, đi ngủ thì cuộc tổng tiến công bắt đầu, dân chúng theo thói quen cho là mấy ông lính bắn súng thay pháo nữa đây….. Đến sáng thì khói lửa mịt trời, khi ấy mới biết chuyện gì đã xảy ra….. ( trừ thành phố Long Xuyên – An Giang, quân Giải phóng không đánh vào được).

Đến bây giờ, nhờ Internet, được biết dân chúng Thành phố Huế chịu nhiều mất mác và đau thương nhất ….

Đau thương hơn hết là mùa Xuân 1979….. người bạn vàng nở đành nào xua quân sang Việt Nam dạy cho Việt Nam 1 bài học …. Mấy hôm nay trên nhiều báo đều nhắc lại trận chiến đau buồn và vô cùng tủi hổ nầy ……Cái giá phải trả là hàng trăm ngàn sinh mạng binh lính của 2 phía, cùng rất nhiều người dân vô tội Việt Nam.

Nhà nước cấm đốt pháo nổ, cho rằng lãng phí tiền của rất lớn… gây cháy nổ nguy hiểm có khi chết cả người… nhưng theo tôi biết từ mùa Xuân chiến thắng 1976 đến năm 1994 cũng không có tai họa nào nghiêm trọng do pháo nổ gây ra …. Bàn tới, bàn lui có người cho rằng : “Có lẽ mấy ông nhà nước nầy sợ bạo loạn… giống như Tết Mậu Thân mấy ổng gây ra, nên cấm tuyệt cho chắc ăn…. Không biết lý do nầy có đúng  không ? Nhưng Tết mà không có pháo thì buồn thật , Giờ nầy mấy đứa nhỏ đang thậm thà, thậm thụt ra ngoài hè đốt ông lói, lâu lâu nghe 1 tiếng đùng rời rạc ( lấy chai nước bằng nhựa đã bỏ, khoét  1 lổ nhỏ, bỏ vào đấy 1 viên khí đá ( đất đèn )nhò bằng ngón tay, chế vào 1 it nước lã, độ chừng vài ba giây châm lửa vào cái lổ nhỏ là “NỔ”.  Thấy thương cho chúng nó quá .

Cho rằng đốt pháo nổ gây cháy nổ chết người, nhưng vẫn có 2 vụ chết người vì pháo hoa gây chấn động dư luận :

Về vụ nổ pháo hoa bốn người chết ở Mỹ Đình
TP - Bốn người chết, ba người bị thương trong vụ nổ hàng chục tấn pháo hoa tại Mỹ Đình (Hà Nội) ngày 6-10 vừa qua chỉ là một phần vụ việc. Trước đó, những yếu kém trong quản lý, sử dụng pháo hoa tại đây đã bị lập biên bản.  Báo Tiền Phong ngay9/11/2010 TUẤN MINH .
Toàn cảnh vụ nổ nhà máy pháo hoa ở Phú Thọ

Hàng chục tiếng nổ liên tiếp, hàng nghìn người tháo chạy, kho xưởng bị san phẳng, nhà dân hư hại, 24 người chết và gần 100 người bị thương... là những hình ảnh day dứt sau vụ nổ nhà máy sản xuất pháo hoa ở Thanh Ba (Phú Thọ) ngày 12/10. báo VNEXPRESS thứ hai 14/10/2013 của Bá Đỏ .

Năm 2014 toàn quốc xảy ra rất nhiều vụ cháy nổ lớn : nhà Giám Dốc Công An tỉnh Khánh Hòa, cơ sở sang chiết GAZ lậu, sản xuất thuốc trừ sâu lậu, các vụ cháy lớn ở các khu công nghiệp lớn …. Mà có phải do đốt pháo đâu ?

Từ chỗ Tết không có đốt pháo, nên tôi đâm ra buồn và hận đời như nhà thơ Chế Lan Viên, tôi rất ghét mùa Xuân qui vị ạ ……

Ta có chờ, có đợi đâu ?
Mang chi Xuấn đến gợi thêm sầu.
 Với ta tất cả là vô nghĩa .
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau......

Ngày xưa n hà thơ Chế Lan Viên ghét mùa Xuân vì thất tình, còn tôi ghét mùa Xuân vì không có tiếng pháo .

Luận về Pháo, chỉ biết bấy nhiêu cùng với 65 cái tết mà mình có được. Còn như con cà con kê thì còn 1001 chuyện nữa đấy .

Trong văn chương, có câu : « Văn tức là người «  , Tôi nhớ lại bài thơ « Vinh Cái pháo » của Nguyễn Hữu Chỉnh,  một danh tướng thời Lê  Trung hưng .:

Nguyễn Hữu Chỉnh (chữ Hán: 阮有整, ?-1787) là tướng thời Lê trung hưng  Tây Sơn, một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tới lịch sử Việt Nam trong thế kỷ 18. Ông là người huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, Trấn Nghệ An nay là xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, Việt NamTheo WIKIPEDIA – Bách khoa toàn thư .
a - Vịnh cái pháo
Hễ nói đến thơ văn Nguyễn Hữu Chỉnh là người ta không quên nhắc đến bài thơ "khẩu khí" làm lúc còn nhỏ của Chỉnh. Tương truyền ngày Tết Chỉnh theo cha đi mừng tuổi Thầy Ðồ, Thầy bảo vịnh cái pháo, Chỉnh ứng khẩu làm bài thơ sau đây:
Xác không vốn những cậy tay người, 
Bao nả công trình, tạch cái thôi ! 
Kêu lắm lại càng tan tác lắm, 
Thế nào cũng một tiếng mà thôi.
Người ta thường luận rằng "khẩu khí" bài này cho thấy Chỉnh không có thực tài, làm nên sự nghiệp đều "cậy tay người", song càng trèo cao càng ngã đau, rút cục chết phanh thây mà công danh cũng không còn, khác nào làm cái pháo công trình mà chỉ nổ tạch một tiếng, tan xác là hết. Trích bài Con Cắt biển của Nguyễn Thị Châu Quỳnh .
 .Bài thơ nầy cũng ứng vào cuộc đời của ông .

Được biết ông Nguyễn Bá Thanh cũng là một danh tướng đất Đà Thành vừa mất, khen cũng lắm , chê cũng có, có phải Nguyễn Bá Thanh có giống như  số phận  Nguyễn Hữu Chỉnh hay không ?

Buồn quá, nghe lại bản nhạc Xuân Muộn , ca sĩ Hà Thanh ca......... ( Hà Thanh vừa mất tết  trước )

Những ngày giáp Tết  Ngựa – Dê .    TRỊNH KIM THUẤN











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog