P/s: Bài này mà nhà
báo Như Thổ đọc xong chắc sẽ không viết nổi tuyệt tác "Ông là thống đốc"...
Đất Việt - Sự dịch một khoản tiền lớn, trong khoảng
thời gian ngắn có thể đe dọa an ninh tiền tệ, kéo đổ cả một nền chính trị của quốc
gia đó.
Sau khi báo
Đất Việt đăng tải bài viết của chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt nguyên chuyên
viên cao cấp của Liên hợp quốc, đã chỉ ra một con số giật mình, 33 tỷ USD của
Việt Nam đã bị chảy ra nước ngoài không hợp pháp chỉ trong vòng 6 năm qua. Phía
sau con số ấy, theo TS Vũ Quang Việt là nhập lậu và có dấu hiệu tham nhũng.
Về hiện
tượng này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đã đưa ra những ý kiến phân tích
theo góc nhìn của cá nhân ông.
Rửa tiền,
tham nhũng… không có gì ngạc nhiên!
Ai cũng
biết, hiện đang có một lượng tiền rất lớn hàng năm vẫn được chuyển ra nước
ngoài qua nhiều hình thức. Nhưng tôi chắc rằng không ai biết chính xác con số
đó là bao nhiêu, kể cả tôi và ngay cả các cơ quan quản lý nhà nước. Tất cả số
liệu hiện có được chỉ là phỏng đoán hoặc dựa trên những thống kê từ những kênh
quản lý chính thống.
Việt Nam đã
có chính sách kiểm soát hối đoái, đã có Luật tiền tệ, nếu muốn mang được một
lượng tiền lớn ra nước ngoài qua con đường chính thức là vô cùng khó khăn.
Người có tiền muốn chuyển tiền ra nước ngoài phải chứng minh được nguồn gốc, lý
do hoặc phải thông qua con đường nhập khẩu hàng hóa, những dự án đầu tư, kinh
doanh đã được Chính phủ cho phép.
Nếu vậy, số
lượng tiền lớn như vậy đã được chuyển ra nước ngoài chỉ có thể bằng con đường
bất hợp pháp. Hay nói cách khác là thông qua việc rửa tiền và tham nhũng. Việc
này không có gì ngạc nhiên.
Vậy, những
con đường bất hợp pháp đó là gì?
Trước hết,
là hình thức rửa tiền thông qua buôn lậu, nhất là buôn lậu tại các cửa khẩu với
Trung Quốc. Theo số liệu thống kê, năm 2013, Việt Nam thống kê nhập khẩu từ
Trung Quốc 28,8 tỉ đôla Mỹ, trong khi số liệu của Trung Quốc là 34 tỉ (cao hơn
18%); số liệu của Việt Nam về xuất khẩu sang nước này là 12,8 tỉ đôla Mỹ, trong
khi Trung Quốc lại ghi nhận con số 16,2 tỉ (cao hơn 26,6%). Ngay cả những con
số thống kê chính thức giữa hai quốc gia đã có sự sai biệt lớn.
Nguyên nhân
của sự chênh lệch này là do các báo cáo hải quan của mỗi nước với những cách
tính và phương pháp tính khác nhau, nhưng cũng xuất phát từ lượng hàng hóa xuất
khẩu, Nhập khẩu lậu qua biên giới không được khai báo, trốn thuế mà mỗi cơ quan
thống kê có những ước tính riêng
Qua số liệu
chênh lệch được công bố có thể ước lượng đã có một lượng tiền rất lớn được
chuyển ra nước ngoài đồng thời cũng có một lượng ngoại tệ không nhỏ đã được
chuyển vào trong nước qua con đường buôn lậu. Con số này chính xác là bao nhiêu
tôi không biết. Tôi chắc rằng cũng không ai biết ngay cả các cơ quan quản lý,
bởi vì đó là tất cả những hoạt động ngầm trong bóng tối của thị trường đen.
Cho tới lúc
này, tôi cũng không biết nhà nước sẽ có được chính sách gì để quản lý, kiểm
soát được tình trạng buôn lậu. Khi tình trạng buôn lậu chưa được tiêu trừ thì
vấn đề quản lý dòng tiền ra vào trong nước là vô cùng khó khăn.
Thứ hai, có
một lượng ngoại tệ cũng không nhỏ đã được chuyển ra nước ngoài không bằng con
đường nhập lậu nhưng lại dưới hình thức hoán đổi nội tệ với ngoại tệ trực tiếp
thông qua giao dịch trung gian.
Cụ thể như
sau: Khi ở California tôi đã chứng kiến nhiều người Việt chồng cả vali tiền mặt
(có khi lên tới hàng trăm ngàn USD) để mua nhà, mua biệt thự ở đây. Câu hỏi đặt
ra là tiền mặt ở đâu mà lớn thế?
Rất nhiều
phương tiện truyền thông đã nói tới những hình thức rửa tiền nhằm hợp thức hóa
lượng tiền chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam.
Đây là một trong những cách đó.
Bản chất của
loại hình này là có giao dịch với đồng nội tệ và ngoại tệ được dịch chuyển tại
hai quốc gia nhưng lượng tiền không được chuyển dịch qua hai lãnh thổ. Ví dụ
một người A ở trong nước, có người thân là B ở nước ngoài. Người A muốn chuyển
ngoại tệ cho người B chỉ cần giao dịch qua người C ở trong nước và người C sẽ
giao dịch với người D ở nước ngoài.
Giao dịch
được thực hiện khi người A chuyển tiền cho người C trong nước một lượng tiền
nội tệ tương đương với số ngoại tệ người A muốn B sở hữu ở nước ngoài. Sau đó
người C sẽ ra lệnh cho người D ở nước ngoài chuyển cho người B một số ngoại tệ
tương đương. Cuối cùng người B nhận được một số ngoại tệ theo mong muốn của
người A và người A thanh toán sòng phẳng cho người C .Dĩ nhiên người C và người
D có những quan hệ tài chính với nhau.
Theo kịch
bản này đồng nội tệ được dịch chuyển ở trong nước và đồng ngoại tệ được chuyền
tay ở nước ngoài. Sau đó nếu những tài sản tại nước ngoài đó được bán đi hay
thế chấp thì số tiền thu được từ những giao dịch trên trở thành tiền sạch và
tha hồ được sử dụng tránh khỏi sự truy sát của các cơ quan an ninh tiền tệ.
Thực chất
của hình thức giao dịch này là rửa tiền, ngay cả khi ngoại tệ không được tuồn
ra nước ngoài nhưng vẫn có một lượng ngoại tệ đã được dịch chuyển tại nước ngoài.
Đó là một cách rửa tiền có vẻ hợp pháp để người trong nước có thể rửa tiền với
sự đồng lõa của những Việt kiều nước ngoài để thực hiện những giao dịch có giá
trị rất lớn thậm chí hẳng triệu đô la cho mỗi giao dich mà rất khó phát hiện.
Hình thức thứ
ba, là thông qua một loại tiền ảo tồn tại dưới dạng mật mã trên máy tính, ví dụ
như đồng Bitcoin hay các loại đồng tiền ảo khác.
Đồng tiền
này được sử dụng nhiều trong giao dịch qua hệ thống điện tử, không chịu sự quản
lý của cơ quan nào. Hình thức này buộc người ta phải dùng tiền thật để mua tiền
ảo qua mạng. Số tiền này sẽ được quy đổi ra ngoại tệ chuyển qua ngân hàng hoặc
qua hình thức nhập lậu chuyển ra nước ngoài.
Bằng hình
thức này, rất nhiều người giàu có trong nước có thể chuyển tài sản của mình qua
tài khoản của người khác ở nước ngoài. Bằng nhiều hình thức số tiền từ tài
khoản của người khác sẽ được chuyển về tay họ.
Thứ tư,
thông qua đầu tư BĐS và hay bất cứ tài sản có giá trị cao nào trong nước cũng
là lỗ hổng tạo cơ hội biến đồng tiền bẩn thành đồng tiền sạch. Nếu họ đem một
va ly tiền “bẩn” đi mua nhà, mua đất, mua xe ô tô và khi mua được rồi lại đem
bán đi (có khi phải chấp nhận chịu lỗ hay trả lệ phí phần trăm cao cho giao
dịch đó) thì người mua trả tiền cho họ lại là tiền “sạch” vì thường người bán
sẽ đòi người mua chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, thế là xóa được hết các
dấu vết của tiền “bẩn” trước đó.
Với những
cách chuyển vận dòng tiền và tài sản như thế có lẽ cũng không khó khăn để thấy
được là tiền bẩn từ nước ngoài có thể tuồn về Việt Nam qua qui định cho phép
người nước ngoài mua tậu BĐS tại Việt Nam. Chính vì thế, chủ trương cho người
nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cần phải được xem xét một cách thận trọng, bên
cạnh đó phải có những chính sách quản lý chặt chẽ.
Khó lòng
kiểm soát
Cho đến bây
giờ, Việt Nam mới đang quan tâm nhiều tới câu chuyện kiều hối về nước chứ chưa
có được một sự quan tâm đầy đủ trong quản lý dòng tiền chảy ra. Hiện tại, tất
cả việc kiểm soát dòng tiền này đang được áp dụng theo chính sách kiểm soát hối
đoái. Đối với dòng tiền được chuyển ra ngoài phải được chứng minh nguồn gốc, lý
do và phải được phép của Chính phủ. Đó cũng là một cách để ngăn chặn.
Nhưng, như
đã phân tích ngoại tệ chuyển ra nước ngoài không chỉ thông qua các kênh chính
thức mà chủ yếu là thông qua hình thức buôn lậu, rửa tiền “bốn bên, hai bên”,
hoặc là thông qua một loại tiền ảo tồn tại dưới dạng mật mã trên máy tính, ví
dụ như đồng Bitcoin hay các loại đồng tiền ảo khác. Ngay cả việc những người đi
du lịch sử dụng thẻ tín dụng Visa hay Master Card để mua hàng hóa ở nước ngoài
và thanh toán bằng đô la cũng không thể kiểm soát được.
Bởi vì giao
thương tiền tệ nằm trong bối cảnh thị trường mở, khi Việt Nam tham gia ASEAN,
WTO, TPP vấn đề mậu dịch, giao dịch ngoại thương ngày càng lớn. Trong một nền
kinh tế như vậy sẽ rất khó để kiểm soát thị trường hối đoái.
Nhưng trên
thực tế, chưa có một quốc gia nào dám khẳng định có thể kiểm soát được dòng
tiền ra vào một cách hoàn hảo, ngay cả Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ có những rào cản về
luật pháp, các tổ chức tài chính đều nhận thức được những mối nguy hại từ những
dòng tiền này, do đó họ luôn đề cao cảnh giác.
Luật chống
rửa tiền của Mỹ rất nghiêm nhặt và đưa ra những sự trừng phạt kinh tế và hình
sự rất lớn. Các cơ quan chức năng từ FBI đến IRS, OFAC đều tham gia trong công
tác chống rửa tiền. Ở Việt Nam cũng phải làm được như vậy, vì nếu chỉ dựa vào
các rào cản luật pháp là bất khả kháng. Quan trọng hơn là vấn đề tội phạm cần
phải được kiểm soát và tiêu trừ bởi tất cả các cơ quan quản lý và an ninh..
Giải pháp
cuối là phải làm sao tăng được giá trị của đồng tiền nội tệ và đồng tiền này sẽ
phải được thả nổi trên thị trường ngoại hối trong tương lai. Khi đó đồng tiền
Việt Nam được thế giới công nhận và được hoán đổi với các đồng tiền khác. Để
làm được như vậy, nền kinh tế Việt Nam phải đủ mạnh, kinh tế phải được trả lại
cho thị trường quyết định, khi đó tự cơ chế thị trường sẽ đào thải những khó
khăn mà Việt Nam đang vướng phải.
Đe dọa chủ
quyền tiền tệ
Trong bối
cảnh nội lực nền kinh tế yếu, vấn đề tội phạm chưa được tiêu trừ, nếu thả nổi
để ngoại hối tuồn ra ngoài Ngân hàng trung ương không kiểm soát được, nền kinh
tế sẽ rơi vào khủng hoảng. Chủ quyền tiền tệ sẽ bị đe dọa.
Cách đây 20
năm, một nhà kinh tế học đã có bài phân tích “Một thế giới không còn chủ quyền
quốc gia”. Giả thuyết có thể xảy ra trong tương lai với một vài quốc gia trên
thế giới khi hàng ngày vẫn có một lượng tiền dịch chuyển từ hàng triệu đến hàng
ngàn tỉ đô la từ quốc gia này sang quốc gia khác. Sự dịch chuyển này tùy vào
khẩu vị và quyết định của các nhà kinh doanh, nhà đầu tư, các định chế tài
chính. Khi điều đó xảy ra trong một thời gian ngắn với một lượng tiền đủ lớn có
thể làm rung chuyển toàn bộ thị trường tài chính của một quốc gia và gây ảnh
hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Đó chính là
sự sụp đổ của đồng peso xảy đến trong bối cảnh nền kinh tế yếu ớt, giá dầu
thấp, và các khoản nợ ngày một chồng chất của Mexico vào khoảng năm 1993.
Hiện tượng
này hình như đang hình thành đâu đó tại một số quốc gia trên thế giới, trên thị
trường Châu Âu, Châu Phi và có thể là ở Nga… nhà kinh tế đó đã nhận định, nếu
điều đó xảy ra nó có thể ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, ảnh hưởng đến cả nền
kinh tế-xã hội. Thậm chí còn có thể kéo đổ cả một nền chính trị tại quốc gia đó.
TS Nguyễn Trí Hiếu theo Phước Béo .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét