30 thg 4, 2013

XE CHÍNH CHỦ LẠM BÀN HAI CHỮ : NGU - KHÔN




VẾ I : XE CHÍNH CHỦ

Kể từ ngày 10/11/2012 Nghị quyết 71 thực hiện : Phạt  vi phạm luật giao thông, trong đó có khoản XE CHÍNH CHỦ. Người chạy xe phải là chủ của chiếc xe đang chạy. Tình hình sôi động lên ngay, phản ứng xã hội gay gắt, có 1 đại biểu Quôc hội thốt lên : ngồi ở trên trời làm chánh sách . Đọc nhiều bài phân tích trên các báo, thì thấy có 2 nguyên nhân phải ban hành luật nầy là : Đám cướp giật gây án phải dùng XE CHÍNH CHỦ, khi gây án thì ngành Công an dễ phá án và khi mua bán xe  các bên sang tay nhau mà chạy chứ không sang tên, gây thất thu 1 khoản tiền tiến lớn cho Ngân sách nhà nước.

TRANG THƠ : TÔI MUỐN VỀ THĂM THÔN XÓM EM




Tôi muốn về thăm thôn xóm em.
Một chiều thu nhạt nắng êm đềm.
Khi quê hương hết hờn chinh chiến.
Cho mắt người thương … lóng lánh thêm .

                Mình kể nhau nghe vạn ý tình …
                Để không còn nữa … những mong manh.
                Những đêm gió rét ngồi thao thức.
                Lòng vấn vương bao chuyện chúng mình

29 thg 4, 2013

TRUYỆN NGẮN ĐẶC SẮC : VỊ PHỒN THỰC của nhà văn VŨ NGỌC TIẾN




- Tôi tỉnh dậy sau một đêm dài mộng mị. Hắn và cả cái phòng tranh quái đản, trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật cứ ám ảnh tôi suốt đêm, không sao chợp mắt được, đầu óc rối tinh, bộn bề những kỷ niệm về tình bạn giữa tôi với hắn một thời lửa máu. Ngần ấy năm bầu bạn thân thiết, tôi chỉ biết hắn đã từng làm thơ, viết văn, rồi vì thứ của nợ ấy hắn dính đòn, bị đẩy ra mặt trận, thành lính trinh sát pháo binh, cùng tiểu đội với tôi ở chiến trường khu Năm ác liệt. Đành rằng hắn có chút hoa tay, vẽ sơ đồ các cứ điểm của địch chuẩn xác và sinh động đến kỳ lạ, nhưng để làm họa sĩ lại là chuyện khác. Thơ hắn tứ lạ, lời đẹp mà hắn lại gác bút mấy chục năm, rồi chuyển sang nghề vẽ, làm tôi ngỡ ngàng…

GIẢI PHÓNG của Tiến Sĩ LÊ HIỂN DƯƠNG


GIẢI PHÓNG : Nỗi kinh hoàng của người dân Miền Nam   của   TS Lê Hiển Dương .

(Bài viết nầy được viết vào 29/5/2010, nay đọc lại, liên kết một số vụ gần đây như Đoàn Văn Vươn Tiên Lãng-Hải Phòng, Văn Giang – Hưng Yên, Dương Nội – Hà Nội, Mỹ An – An Giang … tính thời sự vẫn còn , nhân dịp 30/4/2013 xin đăng lại mọi người cùng xem. Xin cám ơn TS LÊ HIỂN DƯƠNG .  TKT)

Ngày nay hu như nhân loi trên khp hoàn cu đu ly năm Chúa Kitô giáng sinh làm mc đnh thi gian, chúng ta đang vào năm 2010, tc là 2010 năm k t ngày Chúa giáng thế. Nhiu s kin khoa hc hay lch s cũng được xác đnh da trên mc thi gian này cho dù nhng d kin đó hoàn toàn không liên quan gì đến nim tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Chng hn nhà toán hc Pythagore sinh năm 580 và mt năm 500 trước Công Nguyên, T Hoàn Công tr vì t năm 685 đến năm 643 trước Công Nguyên

NHỮNG CÂU NÓI HAY : ÔNG HUỲNH PHONG TRANH TỔNG THANH TRA NHÀ NƯỚC .

"Công tác thanh tra là bạn của dưới, tai mắt của trên "

Câu nói không hay :  " Đối với các đoàn (khiếu kiện) đông người quá khích, đặc biệt là những đoàn mang màu sắc chính tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh yêu cấu phải tiến hành cưỡng chế "

28 thg 4, 2013

THƠ XƯA : NHỮNG BÓNG NGƯỜI TRÊN SÂN GA của nhà thơ NGUYỄN BÍNH


Những cuộc chia lìa khởi từ đây, 
Cây đàn sum họp đứt từng dây. 
Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc, 
Lần lượt đưa nhau suốt tháng ngày. 

Có lần tôi thấy hai cô bé. 
Sát má vào nhau khóc sụt sùi. 
Hai bóng chung lưng thành một bóng, 
"Đường về nhà chị chắc xa xôi." 

CHUYỆN TÂM LINH của TRỊNH-KIM-THUẤN


Đại lễ giỗ tổ Hùng Vương , hôm khai lễ có chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dự, lễ giỗ năm nay hoành tráng hơn mọi năm, đặc biệt là đón nhận “ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ “ công nhận là “ Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “ là con dân nước Việt Nam ai không mừng và tự hào ?
Năm nay lễ giỗ cũng có nhiều việc không hay như : theo bản tin của các báo .
- Tỉnh Phú Thọ nhạo báng tổ tiên, lừa gạt đồng bào cả nước.
- Báo động đền Hùng loạn ấn .
- Rởn tóc gáy : hình ảnh lễ cúng ở đền Hùng.
- Tỉnh Phú Thọ : chữ nghĩa sai be bét ở đền Hùng.
- GS.TS Nguyễn Thị Doan Phó chủ tịch nước vô lễ và cực kỳ thiếu văn hóa với tổ tiên (tintuc hangngay 20/4/2013).
- Hòn đá lạ ở đền Hùng là một đạo bùa hổn loạn về TÂM LINH

27 thg 4, 2013

THÁNG TƯ MIÊN MAN TÙY BÚT của nhà văn VŨ NGỌC TIẾN


Giờ đã là giữa tháng 4/2010, sắp đến ngày tròn 35 năm đất nước thống nhất từ đỉnh cổng trời Hà Giang đến đất mũi Cà Mau. Cái giá phải trả cho sự kiện này không nhỏ: 1,1 triệu liệt sĩ, trong đó 500 ngàn người có mộ được quy tập đủ danh tính, 300 ngàn người phải chịu nằm dưới mộ vô danh và 300 ngàn người vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Ở phía bên kia cuộc chiến, các con số tương đồng cũng đâu có thua kém và họ cũng là con dân nước Việt cả thôi! Là người viết văn, nhưng có thói quen điều tra xã hội học, ghi chép lại làm lưng vốn cho ngòi bút của mình nên trong đầu tôi miên man ám ảnh bởi những con số, trôi ra thành câu chữ trăn trở trên mặt giấy giữa tháng tư lịch sử này…

THƠ VUI : NGÀY XƯA và HÔM NAY của KD

Ngày xua  như sắt như đồng
Như đinh đóng cột, như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
10 thang Minh Mạng (*) vẫn chua ngẩng đầu 
Hơn nửa thế kỉ dãi dầu
Tháng ngày oanh liệt còn đâu nữa mà

26 thg 4, 2013

TRANG THƠ : NGƯỜI - HIỆN THÂN GIỮA ĐỜI THƯỜNG của BÙI VĂN BỒNG



TRÍCH BÀI : SAO LẠI CÓ ĐẠO BÁC HỒ (BVBONG ngày thứ sáu 26/4/2013)

NGƯỜI - HIỆN THÂN
GIỮA ĐỜI THƯỜNG
                                                               * Bùi Văn Bồng
Bác Hồ xắn quần lội ruộng
Áo nâu tươi ấm nắng mai hồng
Cùng nông dân gieo trồng
Cùng nông dân gặt hái
Nhổ từng cây cỏ dại
Thăm từng bông lúa thơm

PHIẾM LUẬN CHUYỆN TIẾU LÂM : CẦM CHẦU


Khoãng năm 1965 – 1966 (lúc đó tôi học đệ ngũ hay đệ tứ lâu quá nhớ không rõ) tôi có đọc 1 loạt bài của tuần san Tiểu Thuyết Thứ Tư, xuất bản ở Sài Gòn viết về Tiếu Lâm Tây và Tiếu Lâm Ta.

Chi tiết thì không nhớ được, chỉ nhớ tác giả bài viết phân tích sự khác biệt của Tiếu Lâm Tây và Tiếu Lâm Ta như sau :

Tiếu Lâm Tây :  đọc lên, hoặc nghe kể vui, cười thoải mái, xong là quên, không có hậu ý châm chọc ai.

Tiếu Lâm Ta :  đọc lên hoặc nghe kể vui, cười thoải mái, nhưng phải dè chừng vì có 1 số chuyện, người kể chuyện có ý châm chọc 1 trong số người đang ngồi nghe, có thể nghe xong cười xòa, nhưng suy nghĩ lại thì nó xỏ xiên mình đấy, có khi vì một câu chuyện tiếu lâm vui lại gây nên sự oán hận lâu ngày với nhau nữa.

Dân uống rượu (dân nhậu) có lẽ ai cũng biết chuyện tiếu lâm nầy

SẮC MÀU CUỘC SỐNG : MỘT GIỜ CỦA CHA


Đây là một cuộc đối thoại giữa con trai và người cha sau khi anh đi làm về.
- Bố ơi, con có thể hỏi bố một câu được không?
- Được chứ, gì vậy? - Người cha đáp.
- Bố, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền?
- Đó không phải là chuyện của con, tại sao con lại hỏi bố như vậy? 
- Con chỉ muốn biết một giờ bố kiếm được bao nhiêu tiền thôi mà, nói cho con nghe đi, bố - Cậu bé nài nỉ.
- Nếu con cần phải biết thì bố nói đây, bố làm được 100 USD một giờ.
- Vậy hả bố - Cậu bé cúi mặt đáp - Con có thể mượn bố 50 USD được không?

THƠ XƯA : MÀU TÍM HOA SIM của HỮU LOAN


"MÀU TÍM HOA SIM " là một trong những bài thơ tình thuộc loại hay nhưng có âm hưởng buồn nhất trong nền thi ca nước nhà, đến mức nhà văn VŨ BẰNG đã phải thốt lên " Cơn sầu của nhà thơ HỮU LOAN được coi là tha thiết không kém cái sầu của Đường Minh Hoàng sau cái chết của Dương Quí Phi, một cái sầu " mang mang vô tuyệt kỷ "

Nàng có ba người anh
Đi bộ đội
Những em nàng còn chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh.

Tôi là người chiến binh
Xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới,
Tôi mặc đồ quân nhân

24 thg 4, 2013

BÀI THƠ NHẤT ĐỊNH THẮNG của TRẦN DẦN.


Hôm nay đọc 2 bài thơ : Đất nước những tháng năm thật buồn của Nguyễn Khoa Điềm và ĐIỀM ời ! của Lê Duy Xuân thêm bài viết Đất nước có bao giờ buồn như thế chăng ? của Trần Mạnh Hảo. Chợt nhớ đến bài thơ NHẤT ĐỊNH THẮNG của Trần Dần, ý thơ của Trần Dần và Nguyễn Khoa Điềm buồn … buồn ... như nhau, nhưng số phận 2 người khác nhau xa, dù thời gian cách nhau 58 năm trời , biết nói sao hai từ VINH và NHỤC ?  (Trịnh-Kim-Thuấn)

Tôi ở phố Sinh Từ
Hai người
Một gian nhà chật,
Rất yêu nhau sao cuộc sống không vui ?
Tổ quốc hôm nay
                          tuy gọi sống hòa bình
Nhưng mới chỉ là trang thứ nhất
Chúng ta còn muôn việc rối tinh

ĐẤT NƯỚC CÓ BAO GIỜ BUỒN NHƯ THẾ CHĂNG ? của nhà văn TRẦN MẠNH HẢO

Lời mào đầu của tác giả: Tôi viết bài thơ này sau khi đọc bài thơ “ Đất nước những tháng năm thật buồn” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Xin cám ơn nhà văn Nguyễn Quang Lập đã đăng bài thơ này trên trang web Quê choa ngay sau khi tác giả gửi đến. ( tại đây)
Cũng xin cám ơn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã gợi hứng cho tôi viết bài thơ “Đất nước có bao giờ buồn thế này chăng ?”.

HAI BÀI THƠ ĐẶC BIỆT : Bài 2


Điềm ơi !

Lê Duy Phương
Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2013 5:11 PM

Khi Điềm còn ở trên cao
Cái buồn thế sự đã vào chúng tôi
Bây giờ trời đã chiều rồi
Ngẫn ra thì muộn khóc cười làm chi
Phố phường vẫn lắm người đi

HAI BÀI THƠ ĐẶC BIỆT : Bài 1


Đất nước những tháng năm thật buồn

Nguyễn Khoa Điềm
Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2013 11:19 AM
Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả

23 thg 4, 2013

NHỮNG CÂU NÓI HAY : Ông Nguyễn Sự Bí Thư Thành Ủy Hội An


CHUYỆN VUI CA DAO : CÂU TÔM


Tôi xin kể câu chuyện vui về CA DAO VIỆT NAM có thật, nhân vật trong chuyện hiện nay vẫn còn sống, dù lớn tuổi.

Câu ca dao  :   Tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát,
                        Xuồng câu tôm đậu sát mé nga.

TRÊN RĂNG , DƯỚI CHÍNH CHỦ của VŨ HUY CHU .



Đoạn đường vắng, viên Cảnh sát giao thông thổi còi yêu cầu một thanh niên dừng xe máy để kiểm tra.
Thanh niên hấp tấp, lắp bắp:
- Thưa anh, em là sinh viên… Dạ, đây là thẻ sinh viên của em ạ.
Cảnh sát:
- Tôi không hỏi nghề nghiệp anh. Yêu cầu anh cho kiểm tra Giấy đăng kí xe.
Sinh viên:
- Dạ, xe em không chính chủ.
Cảnh sát:
- Bằng lái xe.

22 thg 4, 2013

ÔNG VÕ VĂN KIỆT và TÔI của nhà văn LỮ PHƯƠNG


Tôi gặp ông lần đầu tiên sau ngày 30-4-1975 vào thời kỳ thành phố Hồ Chí Minh còn trong tình trạng quân quản, trong một cuộc họp của Thành uỷ do ông chủ trì bàn về vấn đề “bài trừ văn hoá phản động đồi truỵ”. Nói cho thật đúng lúc bấy giờ tôi chỉ thấy ông chứ không gặp vì thật sự tôi chưa hề biết mặt ông. Tôi được Bộ Thông tin Văn hoá miền Nam (lúc ấy chưa bị giải thể) chỉ định đi họp, vào họp tôi thấy ông đang say sưa nói ở trên bàn chủ toạ, một lúc sau tôi đưa tay xin phát biểu, và gọi ông bằng “đồng chí” trống không, tưởng như nói với một cán bộ vô danh nào đó rồi cứ thế mà thao thao. Tôi đoán có lẽ ông cũng không biết tôi là ai, nhưng nghe cái giọng tranh cãi có phần hung hăng của tôi nên đã nghểnh tai, chăm chú tỏ vẻ hơi ngạc nhiên khi thấy tôi quyết liệt phản bác hẳn ý kiến của Trần Trọng Tân bấy giờ đang phụ trách Ban Tuyên huấn Thành uỷ.

CHUYỆN VUI : TỬ HÀ CƯỜNG HỈ


Ngày xưa, có một ông thầy đồ, nổi tiếng khắp nơi là người dạy học giỏi cho nên có rất nhiều học trò tới theo học, thầy đồ này có một cô con gái rất xinh mà lại giỏi văn chử. Trong số các đệ tử nam học sinh, có một anh chàng học cũng rất giỏi và rất chăm chỉ nên được cô con gái của thầy đồ để ý.

CHUYỆN VUI : CÁC BÀI HỌC THUỘC LÒNG do Trịnh Kim Thuấn ghi lại


Vào thập niên 1950 – 1960 , ở Miền Nam, bậc Tiểu học có 1 số bài học thuộc lòng, ông Thầy hoặc Cô đọc và dạy, bon tôi chỉ nghe và đọc lại 1 lần là thuộc ngay, xin chép lại 3 bài :
                                     Thằng bé và con chim.
                                                      Riêng tặng ông Tưởng Năng Tiến
                                      Thằng bé tay cầm cái lồng,
                                      Miệng mời chim hỡi vào trong lồng nầy.
                                      Không đâu tươi tốt hơn đây,
                                      Nước trong, gạo trắng : sẳn đầy hai lon.
                                      Nào gác tía, nào giường son,
                                      Phong lưu đúng mực, chẳng còn lo chi,
                                      Chim khôn đang đậu cành si.

DANH NGÔN

HỌC MÀ BẤT LƯƠNG THÌ CHỈ LÀ SỰ HỦY HOẠI TÂM HỒN

                                                            Nhà văn  RABELAIS .

Truyện ngắn DỐC ĐẦU LÂU nhà văn VŨ NGỌC TIẾN


. Đã ngót bốn chục năm rồi, người dân vùng này vẫn không thể quên được ấn tượng kinh hoàng về cuộc chiến đẫm máu giữa mùa hè năm 1972. Ta ém quân cả một trung đoàn chủ lực chuẩn bị đánh lớn. Nơi ém quân là cánh rừng rậm ở thung lũng phía Tây Bắc thị xã, ba bề là núi, một bề là sông. Binh pháp cổ xưa gọi đó là thế đất tử địa. Đã thế, quân ta chỉ có thể bố trí mấy chốt yểm trợ ở lưng chừng núi vì các điểm cao quan trọng quân địch chiếm giữ. Kế hoạch không may bị lộ. Quân địch tập trung hỏa lực cho máy bay ném bom rải thảm, pháo lớn các loại nhả đạn liên hồi vào từng mắt lưới tọa độ.

NHÂN LỰC - THIÊN LỰC của Trịnh Kim Thuấn


Riêng tặng cô HIỀN  TP. VŨNG TÀU.

Khoãng thời gian 1965 -1975, ở Miền Nam có phát hành nguyệt san HƯƠNG QUÊ thuộc chương trình khuyến nông của Chánh quyền thời ấy, nguyệt san nầy được phổ biến  đến tận xã, ấp (không bán). Các mục chính là hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi , kế là thường thức gia đình , chăm sóc sức khỏe

SẮC MÀU CUỘC SỐNG : MẸ LẠNH LẮM PHẢI KHÔNG ?


Vào một đêm Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị . Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa.

CƯƠNG QUYẾT KHÔNG ĐI THEO AI, ĐỂ ĐẾN CÁI NƠI MÀ MÌNH KHÔNG HỀ BIẾT cùa Hạ Đình Nguyên



1. Từ câu chuyện nhỏ
Cách đây đã khá lâu, khi quét dọn căn phòng trọ, tôi nhặt lên một mảnh nhật báo cũ ai đó bỏ rơi. Dừng chổi, tôi đọc lướt qua một câu chuyện rất ngắn, có tựa đề : “ nhớ về một chuyện đụng xe” của Nhà văn NQS. Câu chuyện nhỏ theo tôi đến tuổi già. Chuyện như sau, lược theo trí nhớ

20 thg 4, 2013

TRANG THƠ : THƯƠNG AI thơ tự trào



                        THƯƠNG   AI

                                           Riêng tặng Trần Thị Ngọc Thủy, Trần Thị Sương .... TP.Long xuyên.
                
                Gió lạnh nhẹ hôn những má hồng,
                Hổn hào chi thế hỡi Chúa Đông ?
                Dừng chân đứng lại nghe ta bảo :
                Chớ ghẹo làm chi gái chửa chồng .

KHÔNG NHẬN THÊM 1 ĐÔ LA NÀO .



Hoa Kỳ đang trải qua cơn đại suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử: đại suy thoái năm 1929. Do sản xuất thừa mứa, thị trường bị bão hòa không tiêu thụ nổi, nạn đầu cơ tiền tệ vọt quá mức. Người thất nghiệp xếp hàng dài dằng dặc trước các quầy phát súp bố thí.

TRANG THƠ : NHỚ QUÊ


---------------  NHỚ   QUÊ   --------------------------------

Ta nhớ quê hương ta thiết tha.
Mõng đôi cánh trắng giữa chiều tà .
Xao xác đàn cò trong lữa đạn,
Tái tê bao nổi giữa hồn ta.

PHIẾM BÀN : VĂN HÓA và HỌC VẤN





Vế 1 : VĂN HÓA .

Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh : Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn ở và các phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tác và phát minh đó là VĂN HÓA (theo Khoa Nhân Học- Trường Đại học QG. TP.HCM Huỳnh Ngọc Thu biên soạn)

19 thg 4, 2013

CA DAO



CA DAO TRONG TUỒNG CẢI LƯƠNG

                                       Riêng tặng Dương Bửu Hoàng và Nhan Thị Mai

+ PHÁC HỌA VỀ CẢI LƯƠNG :  Miền Nam khoãng thời gian 1960 – 1975 có hai ông thầy tuồng (còn gọi là soạn giả) nổi tiếng  là HÀ TRIỀU – HOA PHƯỢNG . Hai ông nầy soạn rất nhiều tuồng cải lương, đa số là tuồng hay, ăn khách, cũng là hai người có số tuồng cải lương hay nhất trong năm, đoạt Giải THANH TÂM nhiều nhất (so với các soạn giả khác), thời ấy vàng ở miền Nam giá rất rẽ và nhiều, không hiểu tại sao Ban Giám Khảo không đặt tên cho giải thưởng nầy là HUY CHƯƠNG VÀNG nhỉ ?

DANH NGÔN

CÁCH  TRỊ NGƯỜI CỦA THỜI ĐẠI : CHỈ KHI NÀO LÀM CHO NGƯỜI TA SỢ THÌ NGƯỜI MỚI THUỘC VỀ TA   -   Trần Mạnh Hảo  -  Lời Vàng Danh Ngôn .

18 thg 4, 2013

TƯ MÃ THIÊN : Điển cố " Cửu ngưu nhất mao " của THÁI DOÃN HIẾU


Tư Mã Thiên là nhà sử học, nhà văn kiệt xuất của Trung Quốc cổ đại. Ông người đất Long Môn, Thiểm Tây, là con trai Tư Mã Đàm một thái sử công uyên bác. Hồi nhỏ Tư Mã Thiên học với cha trong ý thức truyền nghề, học rất thông minh.  Mười tuổi ông đã thông cổ văn. Hai mươi tuổi đã đi khắp miền Đông Bắc Trung Quốc.

Truyện THIỀN SƯ KIẾN ĐỨC nhà văn VŨ NGỌC TIẾN



1. Đảo Mắt Rồng xưa vốn là thương cảng sầm uất của miền Hoan- Ái, nhưng từ thời chiến tranh Nam- Bắc triều giữa hai nhà Lê- Mạc đã thành hoang đảo thâm u, kỳ bí. Ngôi chùa nhỏ trên đảo từng in dấu Phật hoàng Trần Nhân Tông ghé thăm và giảng kinh trên đường Ngài hành hương vào phương Nam cũng đã thành phế tích.

THƠ XƯA NHỚ RỪNG của Thế Lữ .



SẮC MÀU CUỘC SỐNG : HAI CON CHIM GÁY


Có hai con chim gáy rất thân với nhau. Hết tha thẩn xuống đồng lượm từng hạt lúa, chúng lại bay lên ngọn tre râm ran tiếng gù. Cứ tha hồ mà dồn dập, mà khoan thai có khi nhẹ nhàng như lời tình tự. Bỗng chẳng may một anh bị con người bẫy được đem về nuôi. Anh kia liền đi tìm bạn mới.

17 thg 4, 2013

VĂN HÓA KHU DI TÍCH ĐỀN HÙNG : SOS ! SOS !




                                     Các Vua Hùng có công dựng nước .
                                     Bác cháu ta cùng nhau giữ nước .

Câu nói trên được Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói vào sáng ngày 19/9/1954 tại cửa Đền Giếng trong khu Di tích Đền Hùng trước các cán bộ Đại Đoàn Tiên Phong .

KHAI MẠC LỄ HỘi ĐỀN HÙNG NĂM 2013 :

Tối ngày 13/4/2013 (tức mùng 4/3 âm lịch) tại khu di tích Đền Hùng, UBND Tỉnh Phú Thọ tổ chức khai mạc lễ hội Đền Hùng năm 2013 và là lễ tôn vinh đón bằng của UNESCO công nhận :”Tín ngưỡng thờ cúng HÙNG VƯƠNG ở Phú Thọ” là : Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại .

16 thg 4, 2013

TÁC HẠI CỦA VIỆC NÓI DỐI




"Mẹ ơi, con không mua được rau, con bị xe máy đâm ở ngã tư gần nhà mình ấy, mẹ ra đây với con" ..giọg nó cố tỏ ra run run, sau khi cúp máy nó cười khúc khích vì nghĩ mìh đã lừa được mẹ trong ngày cá tháng 4..còn mẹ nó nghe vậy tưởg thật liền bỏ lạj hết nhữg việc đag làm dang dở để chạy ra ngã tư với đứa con mìh.

TRANG THƠ Đoàn xe vào thành phố .


Đoàn xe vào thành phố
                                                Lâm Sơn Dũng

Đoàn xe vào thành phố.
Đêm đen lạnh chiến bào.
Tiếng động buồn rần rộ.
Lưỡi lê buồn dựng cao.

GIANG VĂN MINH vị sứ thần anh hùng của Nguyễn Chính Viễn

Giang Văn Minh (1573 – 1638  ) tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, là quan nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.

15 thg 4, 2013

PHIẾM LUẬN : Chuyện làm đĩ và ông Nghị viên HOÀNG HỮU PHƯỚC của Trịnh-Kim-Thuấn

Vừa qua Tết, trên các báo và các trang mạng sôi động, ầm ĩ lên : vụ nghị viên Hoàng Hữu Phước trên trang mạng Emotino phê phán “Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ “ (tứ đại ngu). (không thua gì việc ông P. Giáo sư , Tiến Sĩ Đại Tá Trần Đăng Thanh dạo nọ).

DANH NGÔN

Thủ Tướng không có chính sách chung, thì ai làm Bộ Trưởng cũng được, miễn biết mặc complet và đóng dấu ký tên.     U TƠ TÔI   ( trích LỜI VÀNG - DANH NGÔN )

14 thg 4, 2013

TẢN VĂN CHUYỆN NHỎ NHƯNG KHÔNG NHỎ .




                                             Chiếu hoa đem trãi cạnh đền.
                                             Muốn vô làm bé : có bền đặng không ?


Thời gian qua trên trang Trannhuong.com có 2 bài viết của nhà văn Nguyễn Hiếu :

1/- Cái ác đang hoành hành (ngày 04/01/2013 )    mảng xã hội.
2/- Trí thức lỏng                  (ngày  29/03/2013 )   mảng văn hóa ..

Làm ray rức nỗi lòng , chưa nguôi ngoay nay lại có chuyện mới :

CÁC TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN, HAY do TRỊNH KIM THUẤN sưu tầm .


LÒNG NHÀN

Cậu con trai đi làm được gần một năm, mỗi tháng tiền lương được bao nhiêu không biết. Mà mình cũng không hỏi. Hỏi để làm gì ? Ngày ngày vẫn về ăn cơm nhà một bữa. Có hôm không. Như mọi khi thôi. Nghĩ : con đã trưởng thành. Yên lòng được rồi.

Truyện ngắn ANH CU BỊP của nhà văn Nguyễn Quang Lập.



Mình biết anh cu Bịp từ năm 1967, anh hơn mình gần chục tuổi, năm đó mình 11 tuổi, anh đã 19, 20 tuổi rồi. Vào khoảng tháng 8 năm đó nhà mình  được tin anh Huy chết trôi ở huyện Tuyên. Anh Huy là anh thứ tư của mình, nhà nghèo quá học hết lớp 7 anh bỏ học đi làm công nhân đường bộ cho gia đình đỡ một miệng ăn. Anh Huy đi làm được 7 tháng  nhà mình mới nhận được thư, mạ mình mừng quá cầm thư anh khoe khắp làng.

13 thg 4, 2013

TRANG THƠ : THƠ XƯA.


Tống biệt
Lá đào rơi rắc lối thiên thai,
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi!
Nửa năm tiên cảnh,
Một bước trần ai,
Ước cũ duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt,
Nước chảy, huê trôi,
Cái hạc bay lên vút tận trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi.
Cửa động,
Đầu non,
Đường lối cũ,
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi

         TẢN  ĐÀ

Các Vị Bộ Trưởng Và Danh Hiệu




Từ chức vụ Phó Chủ Tịch UBND TP.HCM ra Thủ đô nhận giữ chức Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục ĐT, ông Bộ Trưởng nầy tương đối trẻ (so với các vị tiền nhiệm) dáng dẽ thông thái, có bằng Đại học nước ngoài chính quy, tôi nghĩ rằng nền giáo dục nước nhà có lẽ sẽ khá hơn sau nhiều năm trì trệ.

SỰ BÌNH YÊN



Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên.  Nhiều họa sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình.  Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.

12 thg 4, 2013

SẮC MÀU CUỘC SỐNG : Việc làm của một người bình thường




Một bà cụ nặng nhọc lê bước trên phố. Bà cụ đi chân đất. Trên tuyết. Một đôi trẻ, tay xách lỉnh kỉnh những túi to- vừa nói chuyện vừa cười đến nỗi không để ý thấy bà cụ.

Một người mẹ dẫn hai đứa con nhỏ tới nhà bà ngoại. Họ quá vội nên cũng không để ý.

Một viên chức ôm một chồng sách đi qua. Mải suy nghĩ nên cũng không để ý.

TÙY BÚT : ĐÊM GIAO THỪA NHỚ MẸ của TRẦN MẠNH HẢO



Thứ bảy, ngày 09 tháng hai năm 2013


Thật hạnh phúc cho những ai ngoài tuổi tri thiên mệnh vẫn còn có mẹ, để ngày tết còn niềm nương tựa và an ủi lớn nhất trong đời. Mẹ ngồi đó, tóc bạc như hoa mơ hoa mận, bên nồi bánh chưng quây quần con cháu. Trong mắt mẹ, tôi dù bao nhiêu tuổi vẫn cứ là trẻ thơ, vẫn còn nằm trong tã lót của tình mẹ thuở lọt lòng. Và đêm giao thừa, trước ngọn lửa, mẹ đồng nghĩa với tuổi thơ tôi. Ôi những ngày thơ bé, những tết nghèo thơm nức ổ rơm, chiều ba mươi tết tôi như con chó con ngồi bên mẹ

TRANG THƠ : TIỄN ĐƯA

                                      TIỄN   ĐƯA

                                                MƯỜNG  KHA .

DANH NGÔN .

NHÌN SẮC MẶT DÂN ĐÓI, NÊN TRÁCH CỨ KẺ LÀM VUA .
                                                                    KHỔNG TỬ .

THƠ CÁCH TÂN của Lão thi sĩ ĐÀO ANH KHA nhà văn VŨ NGỌC TIẾN


Lời thưa của nhà văn Vũ Ngọc Tiến: 
Dịch giả- Nhà thơ- Họa sĩ- Nhà quốc tế ngữ Đào Anh Kha (1923- 2012) quê ở Triệu Phong- Quảng Trị, từng bị giặc Pháp cầm tù năm 1943, ra tù, ông tắm mình trong các hoạt động cách mạng suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, có thời gian là thư ký riêng cho ông Lê Duẩn tại chiến khu miền Đông. Sau ngày tập kết (1954), vì bản tính kiên cường, trực ngôn nên suốt đời ông chịu nhiều thiệt thòi, bị lũ người cơ hội vô văn hóa chèn ép. Lứa thanh niên học sinh, trí thức Thủ đô Hà Nội những năm 60 thế kỷ trước ngưỡng mộ và coi những bản dịch tác phẩm của Sếch-pia do ông thực hiện là mẫu mực về dịch thuật. Ông cũng là người sáng lập và là Chủ tịch nhiều năm của Hội quốc tế ngữ Việt Nam. Thơ ông viết bằng song ngữ Việt- Pháp từ trẻ đến già đều rất tài hoa, thấm đẫm tinh thần triết học Hiện sinh, nhuyễn với Đạo học của Lão Tử và Thiền học của Trúc Lâm tam tổ. Nhiều lần ông thủ thỉ với nàng thơ bằng tiếng Pháp mà thực chất là tuyên ngôn thơ của ông theo tinh thần Hiện sinh chủ nghĩa rất mới lạ.

11 thg 4, 2013

TÂM TÌNH MỘT CON ĐĨ .


Thư gửi Ông Nghị viên Hoàng Hữu Phước




Ông Nghị viên kính mến !
Em tên là Đạm Tiền, cháu 15 đời của Đạm Tiên, xin có đôi lời bộc bạch cùng ông.
Thời gian mấy ngày Tết, bọn chùng em bận làm ăn. Xuân mà … khách tây, khách ta đều có. Rãnh rỗi đọc báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên … vào mạng VN.info, VietNamnet …thấy dấy lên luồng dư luận ông nghị đả kích ông nghị Dương Trung Quốc mang tội Tứ Đại Ngu, trong nầy ông nghị đụng chạm đến bọn em : bọn LÀM ĐĨ, viết rất rõ ràng, theo cách viết của ông nghị thì có thể ông nghị có thời gian sống ở các phố đèn đỏ Thái Lan, Singapore ….
Ông nghị và ông Dương Trung Quốc có ân oán chi thì giải quyết trên nghị trường, chứ tung lên mạng lôi bọn em ra làm cái nề thì tội cho chúng em quá (nếu 1 số em nhỏ còn đi học vào đây thì nguy hiểm quá !
Xin thưa với chư vị :
- Có ai muốn làm cái nghề nầy đâu, hoàn cảnh mà ! thường thường nghe ai gọi là gái lầu xanh, là gái điếm là lòng buồn rồi, nay bị gọi là đĩ đực, đĩ cái, đĩ ấu nhi … buồn nhiều hơn nữa. Có ai muốm thế đâu, chẳng qua :
                                       Ma đưa lối, quỹ đưa đường.
                                       Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi .

DANH NGÔN.

CÔNG LÝ KHÔNG CÓ SỨC MẠNH LÀ BẤT LỰC, SỨC MẠNH KHÔNG CÓ CÔNG LÝ LÀ BẠO TÀN .    PASCAL.
CÁI BẪY CHUỘT
.
Một con chuột nhòm qua kẽ tường xem người nông dân và vợ anh ta đang mở gói gì đó. “Không biết cái hộp đó chứa thức ăn gì nhỉ?” con chuột tò mò. Và rồi nó hoảng hốt nhận ra đó là cái bẫy chuột.

Chạy ra sân nông trang, con chuột loan báo: “Có cái bẫy chuột trong nhà đấy nhé! Có cái bẫy chuột trong nhà đấy nhé!”

Gà thấy vậy lục cục ậm ừ, ngẩng đầu lên bảo: “Ngài chuột ơi, tôi thấy đây quả là mối nguy cho ngài đấy, nhưng nó lại chẳng hề hấn gì với tôi. Tôi chẳng bận tâm về nó đâu”.

Chuột quay sang lợn bảo: “Có cái bẫy chuột trong nhà đấy! Có cái bẫy chuột trong nhà đấy!”. Lợn tỏ ra thông cảm nhưng cũng bảo: “Tôi cũng rất tiếc, ngài chuột ạ. Nhưng tôi chẳng biết làm gì hơn ngoài việc cầu nguyện cả. Hãy cứ yên tâm là tôi sẽ luôn cầu nguyện cho ngài”.

Chuột bèn quay sang bò cái bảo, “Có cái bẫy chuột trong nhà đấy! Có cái bẫy chuột trong nhà đấy!”. Bò cái đáp: “Ồ, ngài chuột. Tôi lấy làm tiếc cho ngài lắm, nhưng điều đó chẳng liên quan gì tới tôi”.

Vậy là chuột lại quay vào trong nhà, gục đầu chán nản vô cùng khi phải một mình đối mặt với cái bẫy chuột của người nông dân.

Cho tới rất khuya đêm hôm đó, một âm thanh vang to khắp căn nhà, hệt như âm thanh khi cái bẫy sập được con mồi. Vợ người nông dân vội chạy tới xem con gì đã sập bẫy. Trong bóng tối, bà không thấy con rắn độc đã bị kẹp đuôi vào cái bẫy đó. Con rắn đớp ngay bà. Người nông dân vội vàng đưa vợ tới bệnh viện, khi trở về nhà, bà lên cơn sốt.

Ai cũng biết, người ta thường trị sốt bằng súp gà tươi, thế là người nông dân liền bắt con gà mái ghẹ để làm súp. Nhưng cơn sốt không dứt, vậy là bè bạn và hàng xóm tấp nập kéo tới thăm bà. Để mời họ ăn cơm, người nông dân đã giết thịt con lợn. Nhưng rồi vợ ông cũng không thể qua khỏi, bà chết. Có rất nhiều người đã tới viếng đám tang bà, và người nông dân lại phải tiếp tục mổ thịt con bò cái để có đủ thịt mời tất cả mọi người.

Con chuột buồn bã vô cùng khi chứng kiến tất cả những chuyện này qua kẽ tường.

Bạn thấy không, nếu lần tới, khi bạn nghe thấy ai đó nói rằng họ đang phải đối mặt với rắc rối nào đó và nghĩ rằng nó chẳng liên quan gì tới bạn, hãy nhớ tới câu chuyện này. Khi ai đó trong chúng ta bị đe dọa, tất cả chúng ta đều sẽ gặp nguy khốn. Bởi chúng ta đều liên đới với nhau trong một hành trình chung gọi là cuộc đời. Hãy để ý quan tâm tới nhau, giúp đỡ, khuyến khích nhau. Mỗi chúng ta chính là một sợi chỉ quan trọng trong tấm vải dệt của người khác

10 thg 4, 2013

TỪ HẢI không đầu hàng và chết đứng .





Đọc bài “Chủ Nghĩa Đầu Hàng” của ông Nguyễn Hưng Quốc (Chủ Nghĩa Đầu Hàng – Nguyễn Hưng Quốc – 04/01/2013), trong bài Ông Quốc đề cập đến Hoài Thanh, nhà phê binh văn học nổi tiếng với nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều.

Lúc đầu thì Hoài Thanh ca tụng, tôn sùng nhân vật Từ Hải là người anh hùng, nhưng thời gian sau khi Tố Hữu và ông Hồ Chí Minh chê trách Từ Hải là người đầu hàng, là người tệ thì Hoài Thanh cũng chê theo.

Về nội dung bài viết của ông Nguyễn Hưng Quốc, tôi không có ý kiến, ý cò chi cả, tôi xin kễ lại chuyện Từ Hải không có đầu hàng và không chết đứng như trong Truyện Kiều.

9 thg 4, 2013

Truyện ngắn SỐ PHẬN HAI NGƯỜI LÍNH Minh Diện


Anh Nghĩa vê điếu thuốc lào to bằng hạt ngô cho vào nõ điếu, châm lửa,  hóp má hít một hơi dài. Anh xòe tay vỗ đánh bộp vào miệng điếu cho bã thuốc bắn ra, rồi hit tiếp. Chiếc điếu cày rít lên những tiếng sòng sọc, lại có pha tiếng như thổi sáo. Người ta nói đó là loại điếu cày của người hút sành điệu. Nghĩa từ từ nhả làn khói xanh mù mịt, đầu  lắc lư,  mắt lim dim  nhìn bóng hàng cau dưới sân.
             Mỗi lần hút một điếu thuốc lào, Nghĩa lại lâng lâng như thế. Anh nói vui,  bỏ vợ được chứ thuốc lào cóc bỏ được! Nghĩa chép miệng, rồi lắc lư: Nhớ ai như nhớ thuốc lào / Đã chôn diếu xuống lại đào điếu lên…
             Tôi hỏi:
             - Ở Mỹ cả tháng có nhớ thuốc lào không?

Truyện ngắn GÀ Ô TỬ MỴ của VŨ NGỌC TIẾN




Câu chuyện đầy tính sắp đặt. Nói thẳng ra là giả, là giả tưởng. Kĩ thuật dẫn truyện có chỗ hơi vụng. Giá dùng một lối viết khác, (biết đâu) sẽ khắc phục được nhược điểm này. Song đây là một tác phẩm viết về chiến tranh. Viết về chiến tranh mà không hề có... chiến tranh mới là một điều... xưa nay hiếm. Bởi nó nói lên cái “đạo” của chiến tranh. Và như thế đối với một truyện ngắn, tưởng đã là... quá đủ.
Vũ Phong Lưu


Đã gần chín giờ sáng. Những tia nắng ban mai qua khung cửa kính nhích dần, bò dần tới nửa gian phòng khách của ngôi biệt thự sang trọng. Cường uể oải vươn vai ngồi dậy. Anh lẳng lặng vào trong phòng tắm, ngâm mình trong bồn nước. Tiếng ro ro của các tia nước từ hai bên thành bồn tắm xói vào lườn gây một cảm giác lâng lâng, đê mê. Thời đại văn minh thật thú vị. Đến bồn tắm cũng làm được viêc massa thay bàn tay của các cô gái. Các huyệt đạo được khai thông, âm dương giao hòa, khiến anh chìm dần vào lạc thú như được ai ve vuốt chiều chuộng. Một gã trí thức nghèo hèn, nhét đầy bụng chữ mà vợ bỏ, con khinh, nếu không có cơ hội làm đầy tớ bất đắc dĩ cho bạn, sức mấy anh được hưởng cái lạc thú nhân tạo này. Hai tuần qua đi, có lẽ Cường chỉ thích nghi với bồn tắm này và công việc chăm sóc gà ô cho bạn. Ngoài ra, cả biệt thự sang trọng cùng các tiện nghi khác đều xa lạ với anh. Đến cả việc ngủ trong phòng kín có máy điều hoà giữa tháng năm oi bức Cường cũng không thể quen được. Anh đành cắp gối ra ngủ ở đi văng phòng khách thoáng đãng khí trời. Gió từ hồ Tây thổi qua hoa viên biệt thự vào phòng khách vẫn thú hơn gió lạnh từ máy điều hoà.

NHỮNG CÂU CA DAO HAY, VUI


BỨC TRANH ĐỒNG QUÊ QUA CA DAO

Ngày xửa, ngày xưa … cũng không xưa lắm, xin kể lại vài câu ca dao thể hiện lại một bức tranh đồng quê hiền hòa, mộc mạc, còn về mặt văn hóa, đạo đức xin mời quí vị cho điểm vậy.

Cô kia bới tóc đuôi gà,
Nắm tay cô lại, hỏi nhà ở đâu ?
-         Nhà tôi ở dưới đám dâu,
Ở trên đám đậu, đầu cầu ngó qua,
Ngó qua đám bắp trổ cờ,
Đám dưa trổ nụ, đám cá trổ bông.

DANH NGÔN

" Tất nhiên chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nổi đau của con người mà chăm lo cho bộ da của mình ... " (Chuyện tử tế của Trần Văn Thủy)

BÍ MẬT KHÔNG THỂ NÓI : TỔNG THỐNG OBAMA VÀ VỢ



Một đêm, Tổng thống Obama và phu nhân Michelle đã quyết định thay đổi không khí và đi ăn một bữa ăn tối giản dị tại một nhà hàng không quá sang trọng.
.
Khi họ đang ngồi, chủ nhà hàng đưa một lời đề nghị bí mật tới Tổng thống rằng ông có thể nói chuyện riêng với đệ nhất phu nhân được không. Tổng thống đồng ý và vợ ông, bà Michelle đã có một cuộc trò chuyện với chủ nhà hàng.
.
Sau khi cuộc nói chuyện kết thúc, Tổng thống Obama đã hỏi Michelle “Tại sao anh ấy có vẻ quan tâm đến việc nói chuyện với em vậy?” Michelle nói rằng trong những năm niên thiếu, chủ nhà hàng này đã thích bà một cách điên cuồng. Sau đó, Tổng thống đùa rằng: “Nếu em mà kết hôn với anh ấy, chắc hẳn giờ em đã là chủ sở hữu của nhà hàng đáng yêu này rồi.” Michelle trả lời: “Không, nếu chuyện đó xảy ra, hiện giờ anh ấy đã là Tổng thống”.

8 thg 4, 2013

GIẢI PHÓNG của Bùi Minh Quốc .


Thuở bé, tôi đã cùng các bạn trong đội nhi đồng Tháng Tám hát vang: “Đoàn giải phóng quân một lần ra đi…” (Nhạc và lời Phan Huỳnh Điểu)…Và hát: “Lập quyền dân, tiến lên, Việt nam !” (Nhạc và lời Văn Cao).

             Tôi chưa thể tự biết, nhưng dường như mơ hồ cảm nhận được, một lẽ sống lớn, cũng là hạnh phúc lớn mà Cách mạng Tháng Tám đã gieo vào trái tim trong trắng của mình: Đoàn Giải phóng quân ra đi để đáp lời sông núi, để lập quyền dân, để Việt Nam tiến lên.
             Tôi lớn lên theo lẽ sống ấy.
             Tiếp bước cha anh, tôi phải đáp lời sông núi Việt Nam.Non sông Việt Nam đòi tôi phải trở thành người chiến sĩ Giải phóng.
“Có thể nào yên, hỡi miền sâu thẳm của lòng ta !”.

7 thg 4, 2013

KÝ SỰ MIỀN TÂY.


Ký sự : MIỀN TÂY.

TRÍCH : Anh Trần Nhương thân mến ! …. Và cuối cùng ta sẽ đi Đồng Tháp, Long xuyên, nơi anh Trịnh Kim Thuấn cùng các bạn văn đang nóng lòng chờ đón tôi và anh. Đi nhé ! …  THƯ Sài Gòn 1 Vũ Ngọc Tiến .

Đến hẹn lại lên, buổi chiều ngày 02/4/2013 chúng tôi gặp lại nhau trong 1 quán nhỏ bên bờ sông Vàm Cống : Anh Tiến, anh Hoàng, anh Quang, anh Khánh, thầy Màu Phân hội VHNT H.Lấp vò và tôi. Thế sự tâm tình … kể từ giửa năm 2011 đến nay mới tái ngộ, nên trong đám chúng tôi ai đều có ít, nhiều việc để hỏi anh Tiến …. Chiều xuống nhanh quá vẫn không hết chuyện … phố thị lên đèn, trước khi chia tay, hẹn sáng mai khởi đầu chuyến phiêu du .

Sáng ngày 03/4 gặp tại nhà anh Khánh (anh Tiến, anh Hoàng nghỉ tại đây) uống trà, cà phê, điểm tâm tại quán bún thịt nướng (quán không tên) ở bến phà Vàm Cống củ.

6 thg 4, 2013

MỘNG DU Nhà văn VŨ NGỌC TIẾN


MỘNG DU
Vũ Ngọc Tiến



Tặng T Cá Sấu & bác chủ Web TN

1. Đạo vừa nhận căn hộ 17.02 ở khu đô thị dành cho các đại gia được dăm ngày, nhưng tiện nghi chẳng thiếu thứ gì, toàn loại hàng hiệu. Giao giấy tờ sở hữu căn hộ cho anh xong thì Lý tất bật ra sân bay tháp tùng Sếp đi công cán ở nước ngoài. Các bạn “chiến hữu” của hai vợ chồng, nói chính xác hơn là những người chịu ơn Lý đã nhiệt tình mua sắm, lên đời mọi thứ tiện nghi cho xứng với căn hộ cao cấp của anh. Có vợ làm thư ký riêng cho ông lớn, Đạo nghiễm nhiên bước vào giới thượng lưu, được các đại gia săn đón, cầu cạnh thì mấy thứ quà biếu xén kia chỉ là chuyện vặt. Những xấp tiền “đô” thơm phưng phức, liền số, cùng seri cứ nối tiếp nhau chui vào két, cả anh và Lý có lúc không kịp đếm. Mới có mấy năm mà Đạo đã ba lần thay đổi chỗ ở, lần sau rộng rãi, sang trọng hơn lần trước và đương nhiên vị trí căn hộ cũng đắc địa hơn. Lý bảo, nàng rất tâm đắc lời của một đại gia trong làng kinh doanh bất động sản: “Xét giá trị một căn hộ thì thứ nhất- vị trí, thứ nhì- vị trí và thứ ba cũng vẫn là vị trí.” Lần này Lý tháp tùng Sếp đi công cán ở châu Âu khá lâu vì gặp đúng dịp lễ Giáng Sinh và Tết dương lịch. Giá như nàng chịu nghe lời, sinh cho anh một đứa con thì cũng đỡ  nhớ, nhưng nàng bảo hãy thư thư để tận hưởng cuộc sống thêm vài năm cũng chưa muộn, vả lại làm thư ký cho Sếp phải tiếp khách thường xuyên mà vác cái bụng vượt mặt thì khó coi lắm!…

CÔ GIÁO THOMPSON.


Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tai trường tiểu học của một thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp 5, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu thương tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. "Teddy trông thật khó ưa".

Chẳng những thế, 
cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thập rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém)

LẠI NÓI VỀ NƯỚC MỸ .


Ừ nhỉ, đi Mỹ làm quái gì cơ chứ.

Nguyễn Đại Hoàng dịch


TNc: Xin gửi đến bài viết thú vị về nước Mỹ qua giọng văn châm biếm của một người Trung Quốc. Bản tiếng Việt do anh Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ kèm lời giới thiệu.
Dẫn : Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo, bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận. Nội dung tưởng như châm chích cười cợt mỉa mai nước Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, sơ khai và ngây ngô, nhưng thực ra lại là lời phê phán sắc sảo sâu cay thú vị về chính Trung Quốc ! Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch , biên tập lại những phần đinh nhất của bài viết nói trên. Chúng tôi xin giới thiệu sau đây bản chuyển ngữ của Nguyễn Đại Hoàng. 

Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại ! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách tới được cái xứ sở siêu cường đó.

TRANG THƠ


L Ẽ  L O I 
                                Nguyễn Thanh Nhàn

Xuân qua tự bao giờ.
Tàn rồi một giấc mơ.
Trôi đi và trôi mãi.
Kiếp sống chịu bơ vơ.
                                                Xin ai đừng nhắc nhỡ.
                                                Mẫu chuyện của ngày xưa.
                                                Ta hận đời bạc bẽo .
                                                Trao ta kiếp sống thừa.
Lặng bước trong đêm trường
Còn đầy một vết thương.
Tâm tư khơi dĩ vãng.
Dĩ vãng đã thành đường.
                                                          Ta mong mùa Xuân thắm.
                                                          Về với tấm lòng ta .
                                                          Cho đời thôi nước mắt.
                                                          Quê hương nầy nở hoa.
Ta chọn Xuân là bạn .
Nhưng Xuân đã trôi đi.
Thân ta giờ cô lẽ.
Non nước giờ phân ly .
                                                           Lạc loài nơi đất khách .
                                                           Làm bạn với phong sương .
                                                           Ta vui đời xông lướt .
                                                           Nhà ta khắp bốn phương .
Ta mơ ngày nào đó .
Đời ta hết lẽ loi .
Khi hai miền non nước.
Chinh chiến tắt lịm rồi .

( Bài thơ nầy được làm năm 1969 của nhóm học sinh lớp NHỊ C – trường Trung học công lập Thoại Ngọc Hầu Long xuyên = An Giang , mời xem bài Trường cũ – Tình xưa Tran Nhuong. Com) .

DANH NGÔN .

Danh ngôn  : Điều làm tôi kinh hãi không phải là sự đàn áp của kẻ ác, mà là sự thờ ơ của kẻ thiện .  Mục sư  Martin Luther King.

CÂU CA DAO BUỒN Trịnh-Kim-Thuấn .



Chủ nhật ngày 30 tháng 12 năm 2012 8:20 PM
                                   Rau răm dễ bứng, khó trồng.
                                   Dẫu thương cho lắm cũng chồng người ta.
Nhà văn, nhà báo PHAN KHÔI nổi tiếng ai cũng biết, nhưng éo le thay buộc với văn nghiệp của ông lại là bài thơ TÌNH GIÀ, có thể 1 lúc bất chợt nào đó, có người hỏi Phan Khôi là ai ? à … phải nghĩ 1 tí đã, nhưng nhắc đến bài thơ TÌNH GIÀ thì trả lời ngay đó là Phan Khôi, phải không quí vị ?
                     “ Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa,
                        Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ.
                        Hai mái đầu xanh, kề nhau than thở “

3 thg 4, 2013

NGƯỜI CHƠI CÁ ĐỘ HAY NHẤT



Trong thời kỳ đại suy thoái kinh tế ở Mỹ, một anh chàng vào một quán rượu nói với chủ quán:
- "Tôi muốn đãi rượu tất cả mọi người ở đây."
Chủ quán đáp lời:
- "Được thôi, nhưng chúng ta đang trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Tôi muốn nhìn thấy tiền của anh trước."

Anh chàng liền rút ra một nắm tiền đặt lên quầy. Không thể tin vào mắt mình ông ta hỏi:
- "Anh lấy số tiền đó ở đâu vậy?"

2 thg 4, 2013

DỐT ĐẶC HƠN CHỮ LỎNG


Tản văn  :  DỐT ĐẶC HƠN CHỮ LỎNG

                       Đôi lời xin tâm tình với nhà văn Nguyễn Hiếu.


Văn chương VIỆT gần đây phong phú quá, đôi khi phải giật mình, như : Nhân trường hợp cô KỲ “ĐẠI DU” (nguyenphunepal.blogspot.com 23/3/2013), mới biết là cô Lý Nhã Kỳ là Đại sứ Du lịch của nước Việt Nam ta, gọi tắt là cô KỲ “ĐẠI DU”… mới nhất bài TRÍ THỨC LỎNG của nhà văn Nguyễn Hiếu (trannhuong.com ngày 29/3/2013).

Ôi 1 đất nước có 33.000 Tiến sĩ, Giáo sư, Phó giáo sư, cao nhất khu vực Đông nam Á …lại có rất ít bài viết về nghiên cứu : xã hội, văn hóa, y học, khoa học ….

Nhân ngày hôm nay Tòa Án Huyện Tiên Lãng xử vụ Đoàn Văn Vươn, xin đăng lại bài VỤ TIÊN LÃNG : Anh em họ ĐOÀN có công hay có tội của Ông Nguyễn Minh Nhị.


Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh AnGiang)                       (NLĐO) “ Chống người thi hành công vụ “ về hình thức thì rõ ràng là có tội, nhưng về bản chất thì là chống người làm sai, cướp phá tài sản của công dân thì lại là có công .
                      Luật pháp được đặt ra để bảo vệ quyền lợi công dân và trật tự xã hội. Luật pháp quy định những việc nhà nước phải làm và công dân không được làm.
Xét theo tinh thần nầy thì chính quyền nhà nước huyện Tiên Lãng và TP Hải Phòng đều sai. Từ cái sai có tính mở đường dẫn đến cái sai của anh em ông Đoàn văn Vươn “Chống người thi hành công vụ”
                    Sự việc đã được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận tại buổi làm việc chiều ngày 10/02 . Bây giờ dư luận chờ xem chính quyền Hải Phòng xử sai và sửa sai cán bộ, công chức của mình như thế nào và tòa sẽ xử anh Vươn vào tội danh nào ?
                     Xét ra hai việc này có mối quan hệ biện chứng rất chặt chẽ với nhau. Vì nguyên nhân ông Vươn phạm tội chống người thi hành công vụ là do chính quyền làm sai , ức hiếp dân nên “tức nước vỡ bờ “

Tìm thông tin blog