Hồng Beo - Ba mươi, chưa phải là Tết
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Hai, ngày 11 tháng 1 năm 2016 | 11.1.16
1. Tứ trụ
*** Việc chuẩn bị nhân sự cho các chức danh hàm bộ trưởng khóa 2015-2020, tương đối thuận buồm xuôi gió. 3 bộ rường cột quốc gia Quốc phòng, Ngoại giao, Công an đều nhận được sự đồng thuận rất cao với Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Thượng tướng Tô Lâm.
Việc chọn Tứ trụ, hoàn toàn ngược lại. Nó diễn ra gần như chưa có tiền lệ trong suốt lịch sử 85 năm của Đảng cộng sản Việt Nam, khiến phát sinh HN TW 14 khai mạc hôm nay.
Một nguyên tắc bán thành văn của Đảng cộng sản là tính kế thừa. (Thành văn là đường lối, bất thành văn là nhân sự). Chủ trương ban ra, tứ trụ khóa này sẽ có 3 thành viên mới và 1 cũ.
Sau hội nghị TW 13, 3 nhân vật nhận được số phiếu cao nhất (ko theo thứ tự) là Trần Đại Quang, Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc.
Phút chót, Nguyễn Phú Trọng tự đề cử mình vào vị trí “kế thừa”, xin tiếp tục ở lại làm TBT. 3 lý do được chính Trọng đưa ra: TBT phải là nhà lý luận; Phải là người Bắc; Trọng ở lại để bảo vệ sự đoàn kết nội bộ.
Vì sao có thể nói sự việc diễn ra gần như chưa có tiền lệ ? Đây là lần đầu tiên, tiếng nói của bộ chính trị không còn sức nặng quyết định trong TW. Những nhân vật do bộ chính trị giới thiệu, đã bị các UVTW phủ quyết (Đinh Thế Huynh, Phạm Quang Nghị...).
Tiếc thay, đó lại không phải là những dấu hiệu lành mạnh của tiến trình dân chủ hóa trong nội bộ Đảng CS.
Điểm nhanh lại ưu-nhược 4 gương mặt của nhiệm kì (sắp) cũ.
Đánh giá ưu-nhược của bậc nguyên thủ phải dựa trên tiêu chí phấn đấu phát triển của quốc gia. Mô hình xã hội đang tồn tại là một nhà nước của dân- vì dân- do dân. Có 2 nguyện vọng chính đáng và phổ quát nhất hiện nay của dân Việt là: - Bảo vệ chủ quyền đất nước; - Bảo đảm sự phát triển phồn thịnh của kinh tế dẫn tới DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH. Ai đáp ứng tốt nhất 2 nguyện vọng trên, người đó xứng đáng (hơn cả) làm vị trí gạch nối giữa các thế hệ lãnh đạo.
Riêng Nguyễn Phú Trọng, tôi đánh giá bằng chính 3 tiêu chuẩn ông đưa ra khi xin tại vị.
Thứ nhất, tính vùng miền, ông người Bắc. Đây là ưu thế mang tính truyền thống, không phải ưu điểm.
Thứ nhì, TBT phải là người có lý luận. Ở đây, ông tự nhận mình là một nhà lý luận Mác-xít.
Thế giới, ngay sau khi Liên Xô tan rã (1991) đồng thời chấm dứt chiến tranh lạnh và, đồng nghĩa chấm dứt chiến tranh về ý thức hệ. Ngay nay, người ta không còn bàn cãi hay quan tâm (như người Việt bao gồm cả trong và ngoài nước vẫn luẩn quẩn quan tâm) về tư bản hay xã hội chủ nghĩa, về cộng sản hay phi cộng sản. Thế giới hiện nay vận hành bởi ba trục chính Mỹ-Trung-Nga. Tất cả các nước còn lại xoay quanh họ tồn tại và phát triển, kể cả những nước cực kì phồn vinh như Nhật hay giàu truyền thống lịch sử như châu Âu.
Vậy, lý luận của ông Trọng ở đây là gì và đảng do ông cầm đầu đã vận dụng những lý luận ấy áp cho thực tiễn Việt nam ra sao?
KHÔNG-GÌ-CẢ.
Tôi không hàm hồ khi kết luận bằng ba chữ in hoa như trên bởi tôi đã nỗ lực đến tuyệt vọng đi tìm những công trình nghiên cứu hay nhỏ bé hơn, tìm những bài viết thể hiện tư tưởng chủ đạo, xứng danh xưng một nhà lý luận của ông. Ví dụ, bài nói chuyện tại Cuba là giọng điệu từ giáo trình xây dựng Đảng cách nay chí ít 35 năm, thời tôi còn học đại học, đã rất làu.
Chiểu theo bằng cấp, ông chuyên ngành xây dựng đảng. Hiện trạng tổ chức chính trị này 5 năm nay dưới sự lèo lái dẫn dắt của ông ra sao, thiết nghĩ, tôi viết thêm bất cứ chữ nào cũng bằng thừa.
Để tình trạng mất đoàn kết kéo dài trong nội bộ, ông là người chịu trách nhiệm chính. Ông không đủ cả uy lẫn lực (nhất là lực) gắn kết các mối quan hệ, vì một sự phát triển chung.
Và cuối cùng, ông không đủ cả đạo đức khi suốt một thời gian dài song- hành- tưởng- như với ông Trương Tấn Sang, giờ chót ông đá giò lái đồng đội bằng việc xin tại vị. Hơn cả thế, nếu không được tại vị, ông cũng giới thiệu người thay thế là ông Nguyễn Sinh Hùng, chứ không phải ông Sang.
Ưu điểm lớn nhất của ông, đó là sự trong sạch về kinh tế, khộng tham gia vào các "nhóm lợi ích" (tạm gọi). Tuy nhiên, điều nghiễm nhiên này chỉ được gọi là ưu điểm khi đặt trong bối cảnh VN hiện nay. Nó giống như chúng ta khen cảnh sát giao thông không nhận hối lộ vậy.
Đánh giá ưu-nhược của bậc nguyên thủ phải dựa trên tiêu chí phấn đấu phát triển của quốc gia. Mô hình xã hội đang tồn tại là một nhà nước của dân- vì dân- do dân. Có 2 nguyện vọng chính đáng và phổ quát nhất hiện nay của dân Việt là: - Bảo vệ chủ quyền đất nước; - Bảo đảm sự phát triển phồn thịnh của kinh tế dẫn tới DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH. Ai đáp ứng tốt nhất 2 nguyện vọng trên, người đó xứng đáng (hơn cả) làm vị trí gạch nối giữa các thế hệ lãnh đạo.
Riêng Nguyễn Phú Trọng, tôi đánh giá bằng chính 3 tiêu chuẩn ông đưa ra khi xin tại vị.
Thứ nhất, tính vùng miền, ông người Bắc. Đây là ưu thế mang tính truyền thống, không phải ưu điểm.
Thứ nhì, TBT phải là người có lý luận. Ở đây, ông tự nhận mình là một nhà lý luận Mác-xít.
Thế giới, ngay sau khi Liên Xô tan rã (1991) đồng thời chấm dứt chiến tranh lạnh và, đồng nghĩa chấm dứt chiến tranh về ý thức hệ. Ngay nay, người ta không còn bàn cãi hay quan tâm (như người Việt bao gồm cả trong và ngoài nước vẫn luẩn quẩn quan tâm) về tư bản hay xã hội chủ nghĩa, về cộng sản hay phi cộng sản. Thế giới hiện nay vận hành bởi ba trục chính Mỹ-Trung-Nga. Tất cả các nước còn lại xoay quanh họ tồn tại và phát triển, kể cả những nước cực kì phồn vinh như Nhật hay giàu truyền thống lịch sử như châu Âu.
Vậy, lý luận của ông Trọng ở đây là gì và đảng do ông cầm đầu đã vận dụng những lý luận ấy áp cho thực tiễn Việt nam ra sao?
KHÔNG-GÌ-CẢ.
Tôi không hàm hồ khi kết luận bằng ba chữ in hoa như trên bởi tôi đã nỗ lực đến tuyệt vọng đi tìm những công trình nghiên cứu hay nhỏ bé hơn, tìm những bài viết thể hiện tư tưởng chủ đạo, xứng danh xưng một nhà lý luận của ông. Ví dụ, bài nói chuyện tại Cuba là giọng điệu từ giáo trình xây dựng Đảng cách nay chí ít 35 năm, thời tôi còn học đại học, đã rất làu.
Chiểu theo bằng cấp, ông chuyên ngành xây dựng đảng. Hiện trạng tổ chức chính trị này 5 năm nay dưới sự lèo lái dẫn dắt của ông ra sao, thiết nghĩ, tôi viết thêm bất cứ chữ nào cũng bằng thừa.
Để tình trạng mất đoàn kết kéo dài trong nội bộ, ông là người chịu trách nhiệm chính. Ông không đủ cả uy lẫn lực (nhất là lực) gắn kết các mối quan hệ, vì một sự phát triển chung.
Và cuối cùng, ông không đủ cả đạo đức khi suốt một thời gian dài song- hành- tưởng- như với ông Trương Tấn Sang, giờ chót ông đá giò lái đồng đội bằng việc xin tại vị. Hơn cả thế, nếu không được tại vị, ông cũng giới thiệu người thay thế là ông Nguyễn Sinh Hùng, chứ không phải ông Sang.
Ưu điểm lớn nhất của ông, đó là sự trong sạch về kinh tế, khộng tham gia vào các "nhóm lợi ích" (tạm gọi). Tuy nhiên, điều nghiễm nhiên này chỉ được gọi là ưu điểm khi đặt trong bối cảnh VN hiện nay. Nó giống như chúng ta khen cảnh sát giao thông không nhận hối lộ vậy.
Hồng Beo
(Blog Beo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét