30 thg 1, 2015

Cam kết làm báo đàng hoàng trước bạn đọc của nhà báo Lê Xuân Trung .


 
TT
 - “Tôi nhớ năm ngoái có một tin của báo Tuổi Trẻ, trong 24 giờ đã được đăng lại 35 lần trên các trang khác” . 

Ông Joseph Freeman, tùy viên Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, nêu một trường hợp vi phạm bản quyền báo chí điển hình.

Bà Rena Bitter - tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM - phát biểu tại hội thảo - Ảnh: L.Điền

Niềm tin trong việc bảo vệ các tác phẩm nguyên bản này cho phép những người có đầu óc sáng tạo và thích đổi mới dễ phát triển và thành công.
Niềm tin đó khuyến khích họ tiếp tục suy nghĩ sáng tạo vì họ biết rằng sẽ được bảo vệ nếu những người khác lấy cắp của họ
Bà RENA BITTER (tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM)
Phát biểu này đã gây chú ý ở hội thảo “Vấn đề bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số” do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo VN và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM tổ chức hôm 28-1.


Báo chí nhái, tin tức ký sinh

Trong tham luận của mình, nhà báo Lê Xuân Trung, tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, nhắc lại trường hợp bài điều tra về hành hạ trẻ mầm non hồi đầu năm 2014 vừa đăng trên Tuổi Trẻ chưa được mười phút đã có khoảng 10 trang tin, báo điện tử đưa bài này vào trang của họ.

Có trang dẫn nguồn “theo Tuổi Trẻ”, nhưng có trang hoàn toàn không ghi bài viết xuất phát từ đâu. Có trang còn thêm thắt, thay đổi tít tựa để làm như đó là sản phẩm của mình.

Thậm chí có những bài chỉ đăng trên báo giấy, chưa kịp đưa lên báo điện tử cũng bị sao chép ngay lập tức bằng cách gõ lại một cách thủ công toàn bộ bài viết. Khi Tuổi Trẻ gọi điện nhắc nhở, tờ báo điện tử cất công sao chép đã xin lỗi và hứa không tái phạm.

Quả thật, tình trạng sao chép tin bài diễn ra khá phổ biến trên các trang tin, báo điện tử. Ông Lê Quốc Minh, tổng biên tập báo Vietnam Plus, kể lại tình trạng tin bài trên báo Vietnam Plus bị sao chép và người sao chép đã chỉnh lại giờ phát để bản tin copy mang giờ xuất bản còn sớm hơn cả giờ xuất bản của bản tin gốc, “cá biệt có trường hợp họ đẩy lên sớm đến 12 giờ”.

Từ chỗ sao chép không xin phép, tiến đến đăng tin bài sai sự thật, bịa đặt, thổi phồng quá liều lượng... là những hiện tượng trên báo điện tử hiện nay mà nhà báo Huỳnh Dũng Nhân - tổng biên tập tạp chíNghề Báo - cho rằng vì mục đích “để đạt được lợi nhuận trong kinh tế báo chí, quy trình làm tin bài ở một số báo, nhất là báo mạng, đã bỏ qua nguyên tắc cơ bản là báo chí phải điều tra, điều tra chưa rõ chưa đúng chưa viết”.

Ông Nhân cũng bày tỏ rất lo ngại trước lối làm báo kiểu “cắt - dán” hiện nay. Ðây là một vấn đề thuộc phạm vi đạo đức, và tình trạng này kéo dài có thể làm biến tướng, biến dạng đội ngũ nhà báo VN vì mang tiếng.

Cả TS Huỳnh Văn Thông, trưởng khoa báo chí - truyền thông (ÐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) và nhà báo Vũ Mạnh Cường, phó tổng biên tập báo Gia Ðình - Xã Hội, đều nhìn nhận tình trạng sao chép vi phạm bản quyền báo chí hiện nay đã làm phát sinh một dạng “báo chí nhái và tin tức ký sinh”.

Ðáng báo động là loại hình này đang trở thành một kênh quyền lực trong báo chí và là một nỗi đau nhức nhối về tình trạng vi phạm bản quyền báo chí.
Cần cởi bỏ “đồng phục sao chép”

Ông Joseph Freeman cho rằng vấn đề vi phạm bản quyền báo chí ở VN hoàn toàn có thể khắc phục. Bản quyền tác phẩm báo chí có thể được bảo vệ tốt bằng nhiều cách. Trong đó, ông đề xuất các tham khảo từ việc áp dụng nguyên tắc “sử dụng công bằng”, có thể yêu cầu Google phải dẫn link chính thức của bài báo từ nguồn xuất xứ và hủy link của các trang sao chép...

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Bảy, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo - Cục Sở hữu trí tuệ, cho rằng nếu hình dung mỗi cơ quan báo chí là một doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp có đội ngũ lên đến hàng trăm nhân viên bảo vệ để giữ gìn tài sản của mình, các cơ quan báo chí cũng nên có đội ngũ bảo vệ sản phẩm của mình trước tình trạng vi phạm đang gây lo ngại.

ra, một số báo không chỉ có quan điểm rõ ràng mà đã có hành động tích cực đối với việc bảo vệ bản quyền báo chí bởi theo ông Lê Xuân Trung, “báo chí không thể mặc đồng phục bằng cách sao chép lẫn nhau”. Bạn đọc không thể chấp nhận tin tức trên các báo được xào xáo trùng lắp, na ná nhau như vậy.

Ông Trung cho biết báo Tuổi Trẻ đã xây dựng kế hoạch về bảo vệ bản quyền, thành lập một bộ phận chuyên theo dõi, triển khai thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ bản quyền. Khi phát hiện tin bài bị sử dụng không xin phép, Tuổi Trẻ phát văn bản lưu ý, nhắc nhở và hướng dẫn liên hệ với bộ phận kinh doanh của Tuổi Trẻ để ký hợp đồng trả phí theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề cập việc sử dụng các biện pháp công nghệ để ngăn chặn sự sao chép, nhưng thường thì cách này có thể gây phiền hà cho người đọc và cũng không thể khắc phục triệt để tình trạng này. Kinh nghiệm từ Tuổi Trẻ cho thấy những nội dung thể hiện dưới dạng infographic (đồ họa thông tin) thường khó sao chép hơn.

Cũng có ý kiến cho rằng cần kiên quyết kiện ra tòa các trường hợp vi phạm, thậm chí có gợi ý rằng hiện nay một số hành vi vi phạm bản quyền nằm ở khung khởi tố hình sự, và các cơ quan báo chí hoàn toàn có thể nhờ cơ quan thừa phát lại giúp lập vi bằng để làm cơ sở khởi kiện, khởi tố.
Nhưng đồng thời cũng có người chỉ ra một thực tế khác, đó là những tờ báo sao chép qua lại cũng là đồng nghiệp với nhau, sự vị nể, cả nể trong suy nghĩ “dù sao cũng là đồng nghiệp” đã khiến đến nay chưa có vụ việc nào đưa ra tranh tụng quyết liệt.

Ông Lê Quốc Minh đưa ra một gợi ý được nhiều đại biểu tán thành, đó là các báo nên ngồi lại với nhau, thành lập một liên minh không vi phạm bản quyền của nhau. Hành động này như một cam kết làm báo đàng hoàng, trước đồng nghiệp và trước bạn đọc.

Cần ký “công ước” chống vi phạm bản quyền báo chí

Kể từ khi triển khai kế hoạch bảo vệ bản quyền đến nay, báo Tuổi Trẻ đã nhận được khoảng 150 công văn xin phép được đăng lại thông tin của Tuổi Trẻ.

Báo đã chấp thuận cho khoảng 70 đơn vị sử dụng thông tin của Tuổi Trẻ (các báo của cơ quan đảng bộ, các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội nghiên cứu khoa học, tổ chức hoạt động phi lợi nhuận...).

Việc sử dụng trên với điều kiện đăng nguyên văn, kể cả đường link, đường dẫn tại địa chỉ đã được ghi rõ và cho phép trong văn bản, đặt đường link đến tin bài gốc của Tuổi Trẻ, trích dẫn nguồn đầy đủ...

Ðồng thời cũng có văn bản trả lời không đồng ý cho khai thác thông tin với khoảng 70 đơn vị còn lại, phát các công văn cảnh cáo, nhắc nhở lần thứ hai đối với chín đơn vị liên tục vi phạm bản quyền củaTuổi Trẻ.

Tuổi Trẻ cũng đã ký hợp đồng với công ty luật, chuẩn bị các thủ tục để sắp tới sẽ khởi kiện một số trang cố tình vi phạm bản quyền dù báo đã nhắc nhở nhiều lần.

Nhờ một số biện pháp đã triển khai, một số trang tin, báo điện tử đã hạn chế sao chép, sử dụng tin bài của Tuổi Trẻ. Một số đơn vị đã ký hợp đồng, trả phí khi khai thác, sử dụng thông tin của Tuổi Trẻ. Năm 2014, báo Tuổi Trẻ đã thu được 2,4 tỉ đồng về bản quyền báo chí.

Tuy có một số kết quả đạt được nhưng theo đánh giá chung, việc vi phạm bản quyền, số lượng tin bài hay của báo bị dẫn lại, sao chép, chỉnh sửa để đăng tải trên nhiều trang khác vẫn rất nhiều.

Nếu mỗi cơ quan báo chí đều cùng cam kết không sử dụng, sao chép, “xào nấu” tin bài của báo khác thì tình trạng sao chép, vi phạm bản quyền báo chí chắc chắn sẽ được hạn chế, tiến tới xóa bỏ.

Chúng tôi đề nghị Hội Nhà báo VN đứng ra kêu gọi, vận động các báo cùng hợp sức, liên minh chống vi phạm bản quyền. Các báo có thể ký một “công ước” thỏa thuận không vi phạm bản quyền.

Khi một tờ báo thành viên của “công ước” bị vi phạm bản quyền thì tất cả thành viên cùng lên tiếng để bảo vệ, khởi kiện ra tòa tạo một sức ép tích cực về quyền sở hữu tài sản trí tuệ - nó cũng giá trị quan trọng như các loại tài sản quý giá khác.

Một khi đặt bút ký vào bản “công ước” này, chúng ta sẽ có động lực để chấp hành nghiêm quy định về bản quyền. Ðiều đó sẽ khẳng định uy tín và thương hiệu của mỗi báo trong lòng bạn đọc của mình.

Trích tham luận của nhà báo LÊ XUÂN TRUNG
 - tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ
LAM ÐIỀN


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog