Vũ Khiêu ơi hỡi Vũ Khiêu. Sao mầy lại lấy truyện Kiều chơi tao . Lời Nguyễn Du .
Xuân 2015 cụ Vũ 98 tuổi .
Kiểm lại năm 2014 đầy sự kiện của vị anh hùng này
* Cụ giáng bút ở Bình Đà:
Một tấm phù điêu - Hình Long Quân ngàn năm vẫn tỏ.
Cho hay quốc tổ: tự buổi xưa lập ấp dựng làng
Đại Việt khởi nguyên: tại Bình Đà địa linh nhân kiệt
Cho hay quốc tổ: tự buổi xưa lập ấp dựng làng
Đại Việt khởi nguyên: tại Bình Đà địa linh nhân kiệt
TS. Nguyễn Xuân Diện:
Cụ PR cho Bình Đà kinh quá: "Đại Việt khởi nguyên: tại Bình Đà địa linh nhân kiệt". Hóa ra bây giờ cả nước mới ngã ngửa ra vì nơi khởi nguyên của Đại Việt ta là Bình Đà.
Ảnh bên: Báo Thể thao Văn hóa viết: Giáo sư, anh hùng lao động Vũ Khiêu là một trong những biểu tượng sống của Việt Nam. ( Xem tại đây!) Tại lễ mừng thọ 95 tuổi của giáo sư do Bộ VHTTDL tổ chức, giáo sư được nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười viết tặng câu đối “Hai bàn tay trắng không vương bụi/ Một tấm lòng son ở với đời”; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng Giáo sư câu đối “Triết gia trong cách mạng/ Nghệ sĩ giữa anh hùng”
Hóa ra không phải một người dốt !
* Cụ thích cùng sửa truyện Kiều cùng với Đỗ Minh Xuân vô danh và ngu dốt :
Việc một tác giả vô danh, tự bốc mình với hơn 1.000 đơn vị từ tự sửa trong Truyện Kiều là "hay hơn Nguyễn Du", tôi chả quan tâm làm gì cả. Vì những người như thế ở Việt Nam ta không thiếu, nhất là cái đám văn sĩ mậu dịch nửa mùa, cho vài xu rượu vào người, còn tự tâng hay hơn cả Nguyễn Du, Puskin, Banzac... là thường. Nhưng tôi té ghế vì cái tựa sách mang tinh thần húy lạo cổ võ của ông cho tập sách "kinh hồn" kia của ông, một giáo sư với nhiều "công trạng" tai tiếng chẳng kém một nhân tội của lịch sử, mà mai này, con cháu sẽ nhìn thấu rõ, ví như công trình "bài văn bia kiểu bia về Quang Trung dán đè lên thơ Hồ Chí Minh ở Núi Quyết, hay chuyện mới đây ông này lại “giáng bút” (?) ở Bình Đà..." (Lời nhà văn Nguyễn Quang Thân).
Có một việc mà giới văn nghệ sỹ, cũng như những người yêu văn thơ bức xúc, đó là truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du gần đây đã bị xâm hại, mà người khuyến khích cho việc làm hỗn hào này, tiếc thay lại chính là ông Vũ Khiêu – giáo sư, Anh hùng lao động, nguyên Phó viện trưởng Viện khoa học xã hội Việt Nam, vẫn được tiếng (hão?) là nhà văn hóa.
Xin đừng dung tục và hạ thấp văn chương Truyện Kiều
Câu 2042: Lạ lùng nàng vẫn tìm đường nói quanh được chữa lại là Lạ lùng Kiều tạm tìm đường nói quanh rồi tự khen chữ “tạm” của mình hay hơn chữ “vẫn” của Nguyễn Du (!).
Ông còn dùng từ đơn và lẻ thay cho từ chiếc trong các câu sau đây:
Câu 1523: Người về chiếc bóng năm canh (Nguyễn Du)
Người về đơn bóng năm canh (Đỗ Minh Xuân)
Người về đơn bóng năm canh (Đỗ Minh Xuân)
Câu 1526: Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường (Nguyễn Du)
Nửa in gối lẻ nửa soi dặm trường (Đỗ Minh Xuân)
Nửa in gối lẻ nửa soi dặm trường (Đỗ Minh Xuân)
Câu 1627: Kiều từ chiếc bóng song the (Nguyễn Du)
Kiều từ đơn bóng song the (Đỗ Minh Xuân)
Kiều từ đơn bóng song the (Đỗ Minh Xuân)
….
Câu | Chữ của Nguyễn Du | Chữ thay thế của ông Đỗ Minh Xuân |
5 | Lạ gì bỉ sắc tư phong | Mỗi người thứ có thứ không |
136 | Tay khấu | cương ngựa |
156 | Một nền Đồng Tước | Buồng đào nơi tạm |
208 | Giá đành tú khẩu | Lời vàng ý ngọc |
233 | mộng triệu | mộng ấy |
235 | mộng triệu | mộng mị |
238 | đã dào mạch Tương | đã chào vừng dương |
* Chúng tôi đang băn khoăn về câu đối Thủ Tướng tặng cho cụ Vũ Khiêu không biết dịch thế nào cho phải:
Sơn Hà Linh Khí Tại
Kim Cổ Nhất Hiền Nhân
Kim Cổ Nhất Hiền Nhân
Thất luật đối, hỗn hào vô lối
* Hình như Cụ nghĩ rằng : Bất kể phi logic, bất kể ai khen chê, Cứ khen cụ Hồ thật lực vào là được …Cụ Vũ Khiêu đã viết :
THU HẾT TINH HOA KIM CỔ LẠI
XÂY CAO VĂN HIẾN NƯỚC NON NÀY
Là người Việt có tí lương tri , ai đọc cũng cảm thấy ngượng ngùng , vì làm gì có ai:
Thu hết tinh hoa kim cổ lại ???
Ngay các vĩ nhân thế giới cũng không thể có ai như thế cả …
Khen quá có khác gì chê đểu ??
Khen quá lời rõ ràng là cầu lợi , vì khen hay nịnh chỉ khác nhau ở chỗ : khen không cầu gì, nịnh chắc chắn cầu lợi .
Ngoài ra tác giả này không biết thế nào là Hán, là Nôm , đối lẫn lộn lung tung ( xin lỗi ) như một đứa trẻ mới tập làm câu đối ??
KIM CỔ hoàn toàn là chữ HÁN
NƯỚC NON hoàn toàn là chữ NÔM
Sao mà đối như vậy được
Nếu có thể sửa lại ( điều này cũng không nên vì sau đó tên tác giả là ai ??) thì chí ít có thể tham khảo câu sau của Lê Kim Giao :
GÓP TỎ TINH HOA TRỜI ĐẤT VIỆT
XÂY CAO VĂN HIẾN NƯỚC NON HỒNG
* Ngay tại đền thờ cụ Hồ ở Pắc Bó, cụ viết
LÃNH TỤ TRỞ VỀ, NHẬT NGUYỆT BỪNG LÊN TRỜI PẮC BÓ
ANH HÙNG TỤ LẠI TINH HOA RỰC SÁNG ĐẤT CAO BẰNG
Xem kỹ giá trị văn học ,tôi nhận thấy những ý sau :
- Trong có 2 dòng mà dùng hai chữ tụ một cách vô ý thức ( không phải cách chơi chữ, điệp ngữ ...) ,đó là điều tối kỵ trong các câu đối văn bia
- Chữ trở về là thuần Nôm
- Chữ tụ lại thì tụ là Hán , không thể đối nhau được
- Hai chữ Nhật Nguyệt là chỉ 2 từ ( mặt Trời , mặt Trăng )
- Hai chữ Tinh hoa chỉ dùng như một từ kép , chỉ 1 đặc tính
- Ngoài ra chữ nhật nguyệt dùng khen Cụ Hồ nên suy nghĩ thêm , nên biết
Ai đã làm thơ Đường thất ngôn bát cú , viết câu đối hẳn biết điều này , lại ở nơi thiêng,nếu có sai rất nên sửa nhanh .
Nếu một anh hùng lao động mà lao động thế này thì quả thật khó khen quá .
Nếu có thể được, Lê Kim Giao tôi xin sửa :
LÃNH TỤ TRỞ VỀ, TRÍ TUỆ BỪNG LÊN TRỜI PẮC BÓ
ANH HÙNG TÌM ĐẾN TINH HOA RỰC SÁNG ĐẤT CAO BẰNG
LÊ KIM GIAO theo Tran Nhuong.com.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét