17 thg 11, 2014

Công Phượng: chuyện buồn về cách đối xử với một tài năng của Hà Văn Thịnh/ Một thế giới


Ảnh bên:Cuộc sống của Công Phượng này vẫn chưa được để yên. Ảnh: Bạch Dương (TNO) 

Cứ nghĩ rằng một trong những nguyên nhân làm cho miền Trung nghèo là do sự ghen ăn, tức ở, níu chân nhau, ganh tỵ mất đoàn kết đã thành ‘truyền thống’ nhưng qua câu chuyện về tuổi thậtcủa cầu thủ bóng đá tài năng Công Phượng, mới thấy rằng cách nghĩ đó là sai mà, sự thật, đó có lẽ là thói quen thật xấu xưa nay của… người Việt?

Có một ‘truyền thuyết’ trong dân gian hiện đại kể rằng một người muốn tìm mua thứ cua ở miền Trung có hương vị đậm đà hơn so với cua ở miền Nam giữa chợ Bến Thành. Anh ta được chỉ dẫn là cứ tìm cái thùng đựng cua nào không đậy nắp, đó đích thị là cua miền Trung: Bởi ‘thứ cua’ đó có thói cứ níu kéo nhau, con nào trèo gần lên đến miệng thùng, ngay lập tức sẽ bị cả bầy cua kéo xuống…
 
Trên FB, một giảng viên trẻ của Đại học Ngoại ngữ Huế là Đoàn Minh Triết bày tỏ sự bức xúc rất đúng rằng, Công Phượng 19 hay 21 tuổi thì đâu có là gì để hết dư luận này đến dư luận kia lao vào xăm xoi tìm vết?
 
Giả sử nếu như cái tuổi 19 không đúng đi nữa thì có sao vì đội U19 có quyền bổ sung 3 cầu thủ quá tuổi. Hơn nữa, nếu như sau cùng, ‘chứng cứ lịch sử’ khẳng định Công Phượng 21 tuổi thì đó cũng đâu phải là lỗi của cầu thủ trẻ này?
 
Khai sinh là việc của mẹ cha và tuyển chọn từ nguồn là quyền của Hoàng Anh Gia Lai, người ta đã ‘cho qua’ từ khi Công Phượng còn nhỏ, chẳng ai biết sau này em ấy sẽ thành danh để đến nỗi chịu cái kiếp nạn ‘hội đồng’ tốn biết bao nhiêu là giấy mực…
cong phuong hinh anh
Công Phượng thấy buồn cười về nghi án gian tuổi của mình

Như là ‘định mệnh’, chuyện lùm xùm của Công Phượng xảy ra gần như cùng một lúc với chuyện ông nông dân Hai Lúa Trần Quốc Hải (cụm từ 5 chữ này là tên gọi trìu mến của bà con nông dân Tây Ninh dành cho Đại tướng quân Trần Quốc Hải) được nhà nước Campuchia tặng huân chương Đại tướng quân vì có đóng góp đặc biệt trong việc sửa chữa xe bọc thép do Liên Xô cũ sản xuất: Nhiên liệu tiết kiệm được 50% mà các tính năng kỹ thuật lại vượt trội - hỏa lực mạnh hơn, cơ động hơn…

 Cái đau và cái xót là ở chỗ, Hai Lúa Trần Quốc Hải không phải là người từ trên trời rơi xuống, ‘sau một đêm ngủ dậy làm ra cả tập thơ thần’ như ai đó, mà phát minh của ông chỉ là sự tiếp nối cả một chuỗi phát minh, cải tiến từ rất lâu rồi nhưng không được… cua miền Trung chấp nhận!
 
Hàng vạn kỹ sư, TS, PGS… của nước mình dường như chẳng có một ai chịu thừa nhận rằng có những người không có bằng cấp vẫn có thể giỏi hơn những cái bằng hư danh của họ. Đây không hề là điều mới bởi cách đây hàng ngàn năm, Chúa Jésuse đã phải đau đớn mà kêu lên rằng “Tiên tri nào cũng bị hắt hủi ở ngay chính quê hương mình”.
 
Làm sao đội ngũ bằng cấp đông như quân Nguyên có thể chấp nhận nổi một người chỉ lo làm mà không nói, khác xa với rất nhiều những người khác nói hay, nói nhiều mà không chịu làm bởi không biết làm gì khác ngoài mớ lý thuyết kinh điển vừa nặng, vừa dày? Họ quên mất Thomas Edison (1847-1931) dù bị đuổi học ngay trước khi kết thúc tiểu học vẫn có hơn 1.500 bằng phát minh, Bill Gates chỉ mới học đến năm thứ ba đại học nhưng lại tài giỏi phi thường và giàu nhất thế giới…
 
Hai Lúa Trần Quốc Hải đích thị là một nhà phát minh: Chỉ riêng việc tiết kiệm được 50% nhiên liệu cho chiếc xe bọc thép được ra đời từ công trình nghiên cứu của vô số kỹ sư, phó TS, TS của Liên Xô cũ đã là một giá trị rất đáng tôn vinh rồi. Một con người vừa tài năng vừa khiêm tốn như thế sao phải lâm vào cảnh đất dữ đất buồn chim khó ở chim bỏ chim phải bay đi?
 
Chưa thấy bất kỳ một nhà khoa học nào trong nước lên tiếng (trừ các GS người Việt ở nước ngoài) – có nghĩa là mãi đến lúc này, vẫn chẳng có ai muốn thấy – thừa nhận một ‘con cua’ xứng đáng vượt thoát ra khỏi cái thùng tức tưởi, vì sự tức ở xót xa…
 
Nếu như mỗi chúng ta ít phải vật vã hơn với những câu thành ngữ cay đắng như thói ghen ăn, tức ở, đâm bị thóc, chọc bị gạo; gắp lửa bỏ tay người; thọc gậy bánh xe; ném đá giấu tay…, thì chắc hẳn, cuộc sống sẽ ấm êm hơn, sự phát triển sẽ lành mạnh hơn. Một bậc thầy về nghề báo có ‘định nghĩa’: Xe cán chó không phải là tin mà chó cán xe mới đích thị là tin. 
Thật buồn 

MỘT THẾ GIỚI   theo QUÊ CHOA .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog