KIM DUNG : Bác Nguyễn Khắc Mai lại vừa có “Thư mở kính gửi Hội nghị BCHTW 10″, đăng trên BVN. Do thư dài, Blog KD/ KD xin trích đăng phần giải pháp. “Năm chữ Dân”- có lẽ đó cũng là năm chữ mà bất cứ thể chế văn minh, tiến bộ nào cũng phải đặt lên hàng đầu.
.Title bài do chủ Blog đặt lại và đã biên tập một vài chỗ cho phù hợp tinh thần Blog .
————-
Ảnh: Trên mạng
Chính Mác và Ăng Ghen trong tuyên ngôn các đảng cộng đồng đã nói rõ: “thay cho những cộng đồng kiểu cũ, là những cộng đồng kiểu mới, trong đó phát triển tự do cá nhân là tiền đề để có tự do của toàn xã hội”.
Người xưa nói danh không chính thì ngôn không thuận, mọi việc tiếp theo sẽ lầm lỗi, rối loạn…Trong khi ban lãnh đạo đảng bác bỏ xã hội dân sự, coi đó là phản động, cấm cả nghiên cứu, thì Mác khẳng định: Nhà nước chính trị có cơ sở tự nhiên là gia đình và cơ sở nhân tạo là xã hội dân sự! Mác còn một câu nói rất hay nữa là: Không phải nhà nước chế ước và quyết định xã hội dân sự, mà xã hội dân sự chế ước và quyết định nhà nước.
Rõ ràng những nguyên tắc xây dựng nhà nước được nhận thức qua 11 Đại hội không có gì là Mác cả.Tôi không muốn làm nhàm tai các anh chị thêm, chỉ xin nói một sự thật. Đó là các đảng Xã hội-Dân chủ, mà những kẻ theo chủ nghĩa gọi là Mác-Lênin coi là phản động, thì chính họ lại thành công nhất khi ứng dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen, cùng những nhà tư tưởng xã hội cổ điển và hiện đại vào chính sách phục dựng châu Âu trong suốt thế kỷ vừa qua. Điều quan trọng là họ thông minh và dân chủ khi vận dụng, không hề có tâm thức nông dân lạc hậu, mê tín kiểu giáo điều như chúng ta, để rồi coi trọng xây dựng chủ nghĩa hơn là xây dựng đất nước, dân tộc.
Phải kiếm tìm những tư duy nhân văn, khoa học, tiên tiến, thuận lòng người và thời đại, để xây dựng triết lý mới phục hưng dân tộc. Đừng tự ái, thấy sai mà không dám dũng cảm sửa sai. Người xưa nói, không sợ xấu hổ khi học kẻ kém hơn mình, huống nữa lại đi học những người trước đây cũng như mình, nay nhờ khôn ngoan hơn, đã vượt qua mình trở thành liền anh liền chị trong khu vực và thế giới.
Tôi tin rằng nếu thành tâm sửa chữa lỗi lầm, trở lại với những giá trị nhân văn tiến bộ, hợp lý của Dân Việt, biết làm những Hội Nghị Diên Hồng cho Toàn dân, chứ không phải chỉ cho một nhóm cánh hẩu, các anh chị cũng sẽ nhân lên nhiều lần kiến thức đặng vì dân vì nước mà thay đổi thể chế cho nhân văn tiến bộ hơn, phù hợp với lợi ich lâu dài để chấn hưng Đất nước. Đây không phải lần đầu tiên mới đặt ra vấn đề này, đây là câu chuyện của lịch sử xây dựng đảng. Có điều chưa bao giờ vấn đề này lại trở nên sống còn như hiện nay.
Tôi tin rằng nếu lấy Năm chữ Dân sau đây làm tiền đề, chúng ta sẽ tìm ra lối thoát cho tình trạng hiện nay.
1. Dân tộc. Có lần Anh Năm Xuân tâm sự với tôi ở hành lang quốc hội, anh nói, cứ khi nào mình dân tộc- mình đúng; khi nào mình giai cấp- mình sai.
2. Dân chủ. Cụ Hồ nói rất hay về dân chủ, nào là dân chủ triệt để, dân chủ mới, dân chủ thật sự, dân phải dùng được, hưởng được… Nhưng đáng tiếc cái thể chế mà cụ sao chép và cũng ra sức xây đắp đã không tương thích với những ham muốn tột bực của cụ. Đó là một bi kịch của đất nước, của Đảng. Phải hóa giải cái thể chế cũ kỹ này từng bước mạnh mẽ, nhất định sẽ thực hiện được khát vọng 100 năm trước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh: Tranh được Độc lập rồi mà không có dân quyền thì cũng vô nghĩa; của khởi nghĩa Tháng Tám: “Lập quyền Dân tiến lên Việt Nam”, hoặc của cụ Hồ: Có độc lập, thống nhất rồi mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì cũng vô nghĩa.
3. Dân Quyền. Thật sự đây là tiêu chí để đánh giá một chính đảng thật sự vì Dân hay chỉ vì một thư chủ nghĩa viển vông. Chúng ta đang đánh tráo khái niệm, tùy tiện hạn chế Quyền dân một cách quá đáng. Chưa bao giờ các ban lãnh đạo muốn hỏi ý kiến dân, làm những cuộc trưng cầu đúng nghĩa, chân thành, không hình thức. Hồ Chí Minh nói rất hay “Bao nhiêu quyền hành thuộc về Dân”. Thế mà ngày nay nhiều vị đang biến cụ Hồ chỉ là người nói được mà không làm được!
4. Dân sinh. Cái lý thuyết dân sinh hạnh phúc đã được các bậc tiền bối của khởi nghĩa Tháng Tám đưa thành tiêu chí quan trọng của nhà nước của chúng ta. Nhưng điều mà Phan Châu Trinh và sĩ phu của Đông kinh nghĩa thục, từng chủ trương “Hậu dân sinh”, nghĩa là làm cho sâu dày cho tử tế, cho đầy đủ cuộc sống của Dân, với những chủ trương và quan niệm lạc hậu của chúng ta, đời sống của nhân dân ngày càng thấp kém.(so với yêu cầu, so với khả năng, so với khu vực…). Dân sinh là “hòn đá” thử cho mọi người, mọi lực lượng thật tâm yêu nước thương nòi.
5. Dân trí. Đây là tài sản của quốc gia của từng người, nó không bị hao mòn, luôn được tái sinh, phát triển. Hiện nay tổng số năm học của dân tộc ta chỉ là khoảng 8 năm. Trong khi đó nhiều quốc gia họ đã đạt tới 15,18 năm. Tuy nhiên vấn đề then chốt của dân trí lại là dân khí, nghĩa là nhân cách tự do dân chủ của con người. Có những nguyên nhân sâu xa đã khiến cho dân trí dân khí của chúng ta xuống cấp, nhiều trường hợp thật đáng xấu hổ.
Dân tộc, Dân chủ, Dân quyền,Dân sinh, Dân trí. Phải chăng đây là những tiêu chí mà cuộc cách mạng do những người cộng sản Việt Nam tiến hành ngót cả gần thế kỷ vẫn chưa chắc thực hiện được?
Nếu đóng góp cho một sự chuyển mình thật sự của Đại Hôi XII, làm cho Đại Hội này thật sự đánh dấu một bước chuyển đổi cơ bản để Dân tộc cũng như đảng CSVN thoát khỏi mô hình “xô viết toàn trị, lạc hậu và đã phá sản” đi trên con đường thênh thang như những con rồng con hổ đang gia nhập vào xu thế chung của nhân loại, các anh các chị sẽ xứng đáng được nhân dân và lịch sử ghi công. Nếu còn níu giữ những giá trị giả, những tư duy lạc hậu, những lợi ích nhất thời và ích kỷ, sẽ là có lỗi với Đất nước.
——
Nguồn: BVN
.
Tôi tin rằng nếu lấy Năm chữ Dân sau đây làm tiền đề, chúng ta sẽ tìm ra lối thoát cho tình trạng hiện nay.
1. Dân tộc. Có lần Anh Năm Xuân tâm sự với tôi ở hành lang quốc hội, anh nói, cứ khi nào mình dân tộc, mình đúng, khi nào mình giai cấp mình sai.
2. Dân chủ. Cụ Hồ nói rất hay về dân chủ, nào là dân chủ triệt để, dân chủ mới, dân chủ thật sự, dân phải dùng được, hưởng được… Nhưng đáng tiếc cái thể chế mà cụ sao chép và cũng ra sức xây đắp đã không tương thích với những ham muốn tột bực của cụ. Đó là một bi kịch của đất nước, của Đảng. Phải hóa giải cái thể chế hư hỏng cũ kỹ này từng bước mạnh mẽ, nhất định sẽ thực hiện được khát vọng 100 năm trước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh: Tranh được Độc lập rồi mà không có dân quyền thì cũng vô nghĩa; của khởi nghĩa Tháng Tám: “Lập quyền Dân tiến lên Việt Nam”, hoặc của cụ Hồ: Có độc lập, thống nhất rồi mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì cũng vô nghĩa.
3. Dân Quyền. Thật sự đây là tiêu chí để đánh giá một chính đảng thật sự vì Dân hay chỉ vì một thư chủ nghĩa viển vông. Chúng ta đang đánh tráo khái niệm, tùy tiện hạn chế Quyền dân một cách quá đáng. Chưa bao giờ các ban lãnh đạo muốn hỏi ý kiến dân, làm những cuộc trưng cầu đúng nghĩa, chân thành, không hình thức. Hồ Chí Minh nói rất hay “Bao nhiêu quyền hành thuộc về Dân”. Thế mà ngày nay nhiều kẻ đang biến cụ Hồ chỉ là người nói được mà không làm được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét