14 thg 3, 2014

TẠI SAO CHẾT ??? của TRỊNH KIM THUẤN.


 SINH CÓ HẠN ;  TỬ BẤT KỲ .

Vẫn biết sinh tử là lẽ thường, đã là người thì không ai tránh khỏi. Nhưng có những cái chết, khi chết rồi người chết vẫn không hiểu vì sao mình lai chết .

“ BẰNG CHỨNG CỤ THỂ : GIẾT SỐNG : Mùa mưa lũ 2013, người dân nghèo Đắc Lắc lại có thêm 1 bằng chứng không còn che dấu về cái đáy mà họ đang phải đối mặt, cú xả lũ vào vùng trũng lòng dân của Tập đoàn điện lực (EVN) vào giữatháng 9/2013 là 1 chứng thực mang tính bất chấp như thế.



Vụ việc nhẫn tâm nầy xảy ra tại địa bàn xã K’bang , huyện Ea Súp, nơi có đến 11 người mất tích trong khi đi làm rẫy tại vùng giáp ranh với xã Ia Lơi. Theo tường thuật báo Lao động trong số người mất tích, lực lượng cứu hộ chỉ tìm thấy thi thể người chết treo trên ngọn cây, nhưng do nước chảy xiết nên vẫn chưa đưa vào bờ được.
…………………………………………………………………..


Phú Yên những năm trước đã là 1 điển hình cho sự vô lương tâm chưa hề có đáy. Liên tiếp những cú xả lũ của thủy điện Sông Hinh và thủy điện sông Ba Hạ đã làm cho gần hết Tuy Hòa ngập chìm trong biển nước. Một người đàn ông bị lật xuồng và một người phụ nữ khác bị lũ cuốn trôi. Nhưng đau đớn đến tận cùng là những nạn nhân tuổi còn đi học bị lũ cuốn phăng tuổi xuân khi dắt xe qua cầu.


Khi nước lũ rút, hàng xóm tìm thấy thi thể ba người cùng 1 gia đình quấn chặt nhau bằng dây. Thì ra trong phút lâm chung, những người hấp hối vẫn không muốn bị mất xác nhau ………………………………………….
…………………………………………………………………………
Không thể nói khác hơn, một trong một ít việc còn lại để hy vọng lấy lại những gì đã mất là phải mổ, xẽ đến tận cùng hành vi bị coi là tội ác của EVN đối với nhân dân. Không cần và không còn thời gian bàn về “ qui chế phối hợp xả lũ” nữa. Mưa lũ vẫn tiếp diễn , ập xuống từ  trên trời, nhưng cũng sẽ dội lên từ lòng đất. Sẽ còn những cái chết, những sinh mạng bị đánh cắp và đánh cướp.

Phải có án cho những kẻ gây án ! (Xả lũ “giết sống” ở Đắc Lắc : Phải có án cho những kẻ gây án. Phạm Chí Dũng  theo BVN – VietStudies)
Chuyện rõ mười mươi, nhưng khi ngài Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu : Các đập thủy điện xã lũ đúng qui trình ….
Còn ông Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nói 1 câu (theo các báo “ai hiểu là chết liền !” :  “Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương… Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.
Như thế đến nay mấy mươi người chết vì thủy điện xã lũ đúng qui trình, người dân chết không đúng qui trình, vẫn chưa biết vì sao mình chết . Chắc chắn số người chết vì việc nầy còn tiếp diễn dài dài, chưa ngừng lại được đâu !
Vụ sập cầu Chu Va 6 – Lai Châu :
Từ trưa ngày 24/2, các báo Việt Nam ào ạt viết về vụ tai nạn ở cầu Chu Va 6, Tam Đường, Lai Châu: Đoàn người đưa tang đang qua cầu thì cầu bị lật sang một bên như – đỉnh màn bị đứt mất một dây treo. Ngay hôm đó trên các báo đã thấy ảnh ốc neo bị rời ra làm hai. Giống như khi xảy ra tai nạn cầu cánh ngầm trên tuyến Sài Gòn – Vũng Tàu, tiến sĩ Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã tới ngay hiện trường để chỉ đạo, tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục hậu quả. Các báo đều đăng rằng ông đã phát hiện cầu được xây dựng không trùng với thiết kế và chỉ thị cho cán bộ trong ngành phải kiểm tra độ an toàn của tất cả các cầu treo trong nước nhất là ở vùng sâu vùng xa. Tiếp tục tìm kiếm đầy đủ các nguyên nhân gây ra “sập” cầu đây là việc làm rất có trách nhiệm cảu người đứng đầu ngành giao thông vận tải của Việt Nam. Xong, tiếc rằng việc triển khai tìm kiếm nguyên nhân đang có vấn đề.

Trước hết cây cầu treo này không sập mà chỉ đứt ốc neo – dân dã gọi là đứt dây chằng. Hàng trăm bức ảnh chụp ốc neo đứt đôi cho ta thấy chất lượng của ốc rất kém kể cả từ vật liệu cho tới công nghệ tạo ra nó. Với  ba ốc neo còn lại chúng ta có thể xác định được: độ chịu căng dãn, độ chịu nén, độ chịu uốn và độ chịu xoắn của mỗi con ốc. Tôi đảm bảo rằng dù có kéo bốn cái ốc neo này với một lực bằng tổng trọng lượng cầu, trọng lượng những người đi qua và quan tài ốc neo cũng không thể tách làm đôi với mặt cắt rất phẳng như vậy vì bốn ốc neo này có thể chịu được lực kéo dãn còn lớn hơn rất nhiều lần. Đây là hiện tượng vật lý không thông thường, không được học trong trường phổ thông, đại học, mà chỉ có những người nghiên cứu áp dụng xung lực lớn trong thời gian ngắn để bẻ gãy những thnah gang lớn mới biết đến – tôi đã giảng về bài học này cho các học viên khoa xe năm 1977 trong chương trình “sức bền vật liệu”. Nói khác đi việc ốc neo tách làm hai không phải do nguyên nhân quá tải như ông Thiếu tướng, Giám đốc công an Lai Châu hoặc ông trưởng phòng cảnh sát điều tra của sở công an này yêu cầu các phóng viên tạm coi là như vậy. (theo  Không được đỗ lỗi cho dân của Nguyễn Văn Khải – Ông già Ozôn)
I- Tuần qua, chỉ có một chữ “treo” mà làm nghiêng ngả cả xã hội.  

Đó là vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại chiếc cầu treo Chu Va 6 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường- Lai Châu), khi người dân đưa đám tang một cán bộ xã vừa bị tai nạn giao thông, phải đi qua chiếc cầu mới sử dụng đúng hơn 01 năm. 

Không giống như câu chuyện phim ảnh kinh điển “Bốn đám cưới và một đám ma” của đạo diễn người Anh Mike Newell nổi tiếng, đem lại tiếng cười sảng khoái cho người xem, hiện trường “một đám ma và tám cái chết, gần 40 người bị thương” xảy ra hệt kỹ xảo điện ảnh, khiến người dân cả xã Sơn Bình rơi nước mắt, xã hội đau xót bàn luận trước những cái chết oan uổng và thương tật của gần 50 người dân vô tội. 

Đạo diễn của chiếc “cầu treo tử thần” này là một lô một lốc đơn vị: Chủ đầu tư- UBND huyện Tam Đường; Công ty TNHH tư vấn công nghiệp Lào Cai (tư vấn thiết kế); doanh nghiệp tư nhân xây dựng Ký Hoa (nhà thầu thi công); Ban QLDA huyện Tam Đường (tư vấn giám sát); và chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về GTVT trên địa bàn là Sở GTVT tỉnh Lai Châu. Đây là công trình do Đan Mạch đầu tư và cấp vốn xây dựng, với số tiền 1 tỷ 247 triệu đồng, trọng tải 1,5 tấn. 
………………………………………………………………………………………………

Và sự hé lộ của con “ốc neo” bí ẩn bước đầu bị lôi ra ánh sáng, khẳng định nghi ngờ của các chuyên gia có cơ sở. Khi ngày 25/2, một tổ điều tra gồm các cán bộ của Bộ GTVT và UBND tỉnh Lai Châu được thành lập. Cuộc điều tra xem xét tại hiện trường cho thấy, đầu dây cáp gắn với hố neo, chiếc tăng đơ (ốc neo) bằng sắt, to bằng cổ chân người lớn đứt đôi như gạch vỡ. Chính từ điểm đứt gãy này, cáp bị lôi đi làm nghiêng mặt cầu, hất văng toàn bộ người trong đám tang xuống cầu.

“Thảm họa chỉ từ một con ốc” là tên bài báo Tiền phong (ngày 26/02), hay thảm họa từ chính con người?

Thảm họa đó chưa dừng lại? Mới đây, xã hội lại chấn động vì một phát hiện mới nhất- nhiều khả năng trụ cầu Chu Va 6 được xây bằng gạch ống nung thay vì đổ bê tông như thiết kế ban đầu. Kết quả kiểm tra của ngành GTVT Lai Châu tại hiện trường sơ bộ cho thấy, cầu Chu Va 6 vẫn đổ trụ bê tông cốt thép theo đúng thiết kế. Tuy nhiên, do trụ bê tông không bằng phẳng nên Ban QLDA huyện Tam Đường ‘đã yêu cầu nhà thầu ốp thêm một lớp gạch ống bên ngoài cho bằng phẳng, rộng hơn trụ thiết kế’. (theo Cầu treo, Biệt thư và “treo” danh dự của Kim Dung).

Như thế 8 mạng người và 1 cái quan tài không biết tại sao mình chết. Được biết ngài Đinh La Thăng Bộ trương Bộ GTVT đã đề nghị khởi tố vụ án, nhưng tình hình đến hôm nay vẫn im hơi lặng tiếng … Hôm xảy ra tai nạn, ông Thăng đã đến ngay hiện trương, điện thoại ngay cho bà Bộ trưởng Y Tế cung cấp Y,Bác sĩ để cứu chữa các nạn nhân, điện thoại ngay cho Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhờ cấp cho mấy chuyến trực thăng chở các Y, Bác sĩ , việc làm nầy được dư luận cả nước hoan nghênh, thôi thì ngài Đinh La Thăng ở Hà Nội nên gặp ngay ông Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị cho khởi tố vụ án ngay đi, chứ để ở Lai Châu thì e rằng ……  vì 8 mạng người  và còn khoảng 20  nạn nhân bị bệnh nặng, sức khỏe khó phục hồi, cuộc sống của họ sau nầy e rất khó khăn, phải bênh vực cho họ chứ !

CHUYỆN CÁC CÂY CẦU TREO Ở AN GIANG :

Người ta thường gọi anh Phạm Ngọc Quý là “vua cầu treo”. Với tôi, Sáu Quý còn được gọi là “dân anh chị”, vì anh hay mặc đồ bà ba, để tóc búi sau ót, nhìn từ phía trước thấy râu ria gọi là “anh”, nhìn từ phía sau dễ tưởng lầm là “chị”. Sáu Quý còn nghĩ ra và làm nhiều chuyện lạ đời hơn người ta như chế ra chiếc “bo bo “ tương tự như vỏ tắc ráng nhưng có hình dáng thon dài giống trái bom để gắn “ máy đuôi tôm” phóng bay bay như tên bắn trên mặt đồng ruộng mênh mông và các kênh rạch quê nhà. Và bên cây đàn gi ta phím lõm, giọng hát Sáu Quý không xuất sắc lắm nhưng vừa đàn, vừa hat thì đúng là một nghệ sĩ thứ thiệt của phong trào đờn ca tài tử vùng nông thôn Nam bộ. Và khi nói về làm cầu treo thì anh hào hứng lắm ….

An Giang có nhiều tuyến kênh rạch chằng chịt và khó có thể đếm hết  để biết có bao nhiêu cây cầu tre hay cầu ván tạm bợ. Đời sống phát triển, đi lại nhiều phải thay những cây cầu ấy bằng những chiếc cầu vững chắc, an toàn hơn.

An Giang thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc xây dựng nông thôn mới. Nhu cầu xây dựng cầu được ra dân bàn bạc, góp ý, tính toán chi phí, tự nguyện đóng góp, tham gia giám sát thi công và nghiệm thu “  công trình “ của mình trên tinh thần thực thi dân chủ cơ sở và những cây cầu treo xuất hiện ngày càng nhiều… Trong phong trào ấy nổi lên  một “ngôi sao “ anh Phạm Ngọc Quý, 42 tuổi ở ấp Hưng Thạnh, xã Đào Hữu Cảnh mà người dân An Giang phong làm “Vua cầu treo “ (bài viết năm 2004 – nay anh Quý đã 52 tuổi )  …………………..
……..………………..  Và ai cũng biết những cây cầu quê tôi được Sáu Quý dựng nên không tốn tiền thuê nhà tư vấn, tiền thiết kế, tiền phần trăm huê hồng khi mua vật tư …. Và có cây cầu Sáu Quý làm giúp địa phương không tính tiền công … nên giá đầu tư thi công rất rẽ. Bà con tự đóng góp , tự đi mua vật tư, công khai tài chính và góp thêm công lao động cùng anh xây dựng cầu cho mình.

Giờ đây sau khi quan sát nghiên cứu từ mô hình cầu dây văng Mỹ Thuận, những chiếc cầu treo sau nầy đã được anh Sáu Quý cải tiến ngày càng chắc chắn, kiên cố hơn với những trụ bê tông thay vì trụ gỗ, dây văng căng ra trên đỉnh bốn trụ bê tông không còn treo trên những dây cáp nữa . Anh cũng đã đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ xây dựng cầu, tạo được ê kíp thợ hồ, thợ mộc quen việc, nên giờ đây anh đã rút ngắn thời gian xây dựng và ngày càng có nhiều chiếc cầu treo xuất hiện ở nhiều tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Và ở đâu người ta cũng kêu anh là “ Vua cầu treo “
(theo Báo Tuổi Trẻ, mục phóng sự và ký sự  “VUA CẦU TREO “ ngày thứ năm 05/02/2004 của Mai Bửu Minh . Mai Bửu Minh hiện là Chủ tịch Phân hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh An Giang).
Số lượng cầu treo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có đã là hàng ngàn chiếc, chủ yếu là nhân dân góp công, góp sức làm nên và đến nay chưa hề có một sự cố nhỏ nào……..


Nghe nói : khi các người chết, hồn đến Quỉ môn quan phải khai báo lý lịch, khai xong mới được đến Diêm đình, nơi đây sẽ xếp loại, ai ở, ai đi và đi về những đâu … trong phần khai lý lịch có mục :

LÝ DO CHẾT .

Như lý lịch của : Trương Văn Cam : Lý do chết : Trùm xã hội đen, bị xử bắn. Chết.
Ông Trịnh Xuân Tùng . Lý do chết : Không đội nón bảo hiểm, bị Công an đánh . Chết .
Cô Lê Thị Thanh Huyền . Lý do chết : Đi sửa sắc đẹp, gặp phải bác sĩ dởm. Chết
Ông Phạm Quí Ngọ : Bị ung thư gan . Chết đẹp .
Các nạn nhân của thủy điện xã lũ và sập cầu Chu Va 6 : Lý do chết : Không biết.

Được biết còn rất nhiều cây cầu treo tương tự như cầu Chu Va 6 nầy .

Bá ban xảo kế tề thiên địa.
Duy hữu tử sinh tạo hóa quyền .

Ở Việt Nam sao có lắm chuyện để nói và có lắm chuyện buồn thế ?.

10/3/2014  TRỊNH KIM THUẤN

.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog