7 thg 3, 2014

CHUYỆN KHAI PHONG PHỦ Ở VIỆT NAM của TRỊNH KIM THUẤN.


  Riêng tặng nhà văn Đắc Trung .

Hôm rày xem phim Bao Thanh Thiên trên Truyền hình Vĩnh Long 1 , Bao Công xử án Quách Què (Ly miêu tráo chúa), Bao Công xử án Trần Thế Mỹ (Phò mã)… vào Tran Nhuong . com xem bài :

Ước gì TTCP được như Phủ Khai Phong  của nhà văn Đắc Trung.


     Mỗi lần đạp xe qua trụ sở " Thanh tra Chính phủ " trên phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội tôi lại nghĩ đến " Phủ Khai Phong " trong phim " Bao Thanh Thiên " của Trung Quốc được phát sóng nhiều lần trên các kênh truyền hình Việt Nam.
      " Phủ Khai Phong " thuộc triều Tống do Bao Công đảm chức Phủ doãn; là biểu tượng của sức mạnh và sự bền vững của nhà nước pháp quyền có chức năng thanh tra, điều tra phá án, xét xử nghiêm minh mọi hành vi phạm pháp.

      Thủ tục rất đơn giản: người kêu oan hoặc khiếu kiện chỉ việc đến tự đánh vào mặt quả trống lớn treo trước phủ, lập tức được mời vào. Có đơn thì trình, không có đơn hoặc mù chữ thì nói. Bao Công đích thân nhận và nghe. Công Tôn Sách ghi chép đầy đủ. Ai nghèo từ xa đến còn được phủ giúp nơi ăn ở hoặc lộ phí đi về. Xét thấy có án là khẩn trương điều tra.
………………………………………………………………………………………….
      " Phủ Khai Phong " là biểu tượng điển hình của kỷ cương pháp trị. Triều Tống tồn tại hơn ba trăm năm. Xã tắc yên ốn, quốc thịnh dân an là nhờ các bậc minh vương như Tống Thái Tổ, Tống Thái Tôn, Tống Nhân Tôn, Tống Thần Tôn luôn kiên trì chủ trương trị quốc bằng pháp luật; nhờ những quan tư pháp thanh liêm chính trực như Bao Công, Vương An Thạch; nhờ những cơ quan công quyền như " Phủ Khai Phong ".
……………………………………………………………………………………………..

Thật ra ở Việt Nam ta  ngày xưa, triều vua Tự Đức cũng có treo trống để dân đến kêu oan như :

ĐANH TRỐNG KÊU OAN CHO CHỒNG .

Vụ án Láng Thé

Trà Vang là một địa bàn cộng cư của các tộc người Kinh, Hoa, Khmer, nhưng đông nhất là tộc người Khmer.
Nguyên trước kia, vào năm 1783, khi chúa Nguyễn Phúc Ánh (về sau là vua Gia Long)bị quân Tây Sơn đánh đuổi phải về đây trú ẩn, không những chúa được người Khmer chia sẻ lương thực mà còn tình nguyện theo phò giúp. Vì vậy, khi lên ngôi, vị chúa ấy đã xuống chiếu miễn thuế vĩnh viễn cho tất cả người Khmer đến khai thác nguồn lợi thủy sản ở rạch Láng Thé thuộc huyện Trà Vang. Thấy nguồn lợi lớn, một số địa chủ người Hoa đã đem tiền lo lót Tổng đốc Uyển và Bố chánh Truyện để giành quyền khai thác cá tôm ở con rạch trên.
Bị bức ép, tháng 10 năm Mậu Thân (1848), một số người Khmer do ông trưởng Sóc Nhêsrok dẫn đầu đã kéo đến gặp Tri huyện Bùi Hữu Nghĩa để khiếu kiện. Biết được hành động tham gian của quan trên và hành động ỷ quyền của nhóm người Hoa, ông phán xử:
Việc tha thuế thủy lợi là ơn huệ của vua Thế Tổ (Gia Long) ban cho dân Thổ (Khmer), nay ai nhỏ hơn vua Thế Tổ mà dám đứng bán rạch ấy, thì có chém đầu nó cũng không sao!".
Nghe vậy, những người dân Khmer kéo nhau đến nhà những người Hoa tranh cãi dẫn đến xô xát, làm phía người Hoa chết 8 người.
Nhân cơ hội này, Tổng đốc Uyển và Bố chánh Truyện cho bắt những người Khmer gây án, đồng thời bắt luôn Bùi Hữu Nghĩa giam ở Vĩnh Long rồi giải về Gia Định, đệ sớ lên triều đình tố cáo ông đã kích động dân Khmer làm loạn và lạm phép giết người. Nhận được tin dữ, vợ ông là Nguyễn Thị Tồn, đã quá giang ghe bầu, vượt sóng gió ra Huế.
Bấy giờ, Phan Thanh Giản đang làm Thượng thư bộ Lại, Nguyễn Thị Tồn tìm đến tư dinh ông Phan trình bày hết mọi việc, rồi nghe theo lời khuyên, bà đến Tam pháp ty gióng trống “kích cổ đăng văn” (đánh trống, đội đơn) kêu oan cho chồng.
Sau sự kiện chấn động này, Bùi Hữu Nghĩa được vua Tự Đức tha tội chết, song phải chịu “quân tiền hiệu lực”, tức bị đày làm lính ở đồn Vĩnh Thông (thuộc Châu Đốc), đoái công chuộc tội.  (theo WIKIPEDIA)

Việc người dân thời Tống bên Tàu bị oan ức, đến Khai Phong phủ gióng trống để mong gặp được Bao Chuẩn xử án , người gây án dù quyền cao chức trọng, hoàng thân quốc thích gì nữa Bao Chuẩn đều chơi tới bến , không hề sợ…

Ổ Việt Nam, hiện nay số dân khiếu kiện, kêu oan thì quá nhiều rồi, có người đội sớ hằng mấy chục năm ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng…vẫn chưa được đoái hoài ….  Nếu nhà văn Đắc Trung ước ao nhà nước sẽ treo trống để người dân đến đánh  kêu oan, thì tôi e rằng không đủ trống để treo và các công ty sản xuất trống sẽ không cung cấp  kịp ( vì trống mau bị thủng do nhiều người đánh).

Việc khiếu kiện, kêu oan  làm các cấp lãnh đạo cao cấp cũng nhức đầu âu lo. Ngài Chủ tịch UBND TP. Hà Nội từng nói : Dân khiếu kiện sống ở lề đường, vườn hoa làm mất vẽ thẩm mỹ của thủ đô.

Để giảm bớt việc khiếu kiện nhà nước đã có biện pháp :
Tháng 12 năm ngoái, Ủy ban thường vụ quốc hội  Việt Nam đã thông qua một pháp lệnh khá lạ đời. Đó là – để nâng cao trách nhiệm của người đi khiếu kiện về quyết định hay hành vi hành chánh trong lãnh vực đất đai, mọi người đều phải nộp tạm ứng án phí và chịu án phí trong trường hợp đơn khiếu kiện không được tòa án chấp nhận. Bà Lê Thị Ba, chủ tịch ủy ban tư pháp quốc hội  Việt Nam đã giải thích về lý do ra đời của pháp lệnh này là để: 1/ Tránh tình trạng khiếu kiện tràn lan, thiếu căn cứ, gây bất ổn xã hội và 2/ Bảo đảm tính nhân đạo, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản… của công dân.
Xem ra vẫn chưa ổn, qua bộ phim Bao Thanh Thiên của Trung quốc, tôi xin có ý kiến nhằm giảm bớt ( có thể chấm dứt tình trạng khiếu kiện) như sau :
Các vụ khiếu kiện chủ yếu xảy ra tại các tỉnh, chánh quyền sở tại đã trưng thu, trưng mua, thu hồi đất đai của dân không thỏa đáng, làm cho người dân phải đi đến thủ đô (  cấp trung ương ) khiếu nại, khiếu kiện cả tố cáo các quan chức sở tại tham những , tham ô nữa ….
Bắt chước Bao Công : ta nênxây các Dịch quán gần cơ quan Tổng Thanh Tra (tương đương tiêu chuẩn khách sạn cở 2 sao), khoản chừng 1.000 phòng .cho dân khiếu kiện ở, chi phí ăn ở đi lại, cơ quan TW chịu, nhưng số tiền chi ra sẽ khấu trừ vào tiền lương hàng tháng của các quan chức địa phương ( như bí thư tỉnh, các CT, Phó CT, các GĐ Sở liên quan ) gây ra oan sai cho người dân. Đảm bảo chỉ trong thời gian ngắn, các cấp chánh quyền địa phương sẽ mời các dân oan trở về nhà và giải quyết thỏa đáng cả …… tương tự như khi Lý Phi ( mẹ vua) , Tần Hương Liên (vợ của Trần Thế Mỹ ) … trong thời gian khiếu kiện, ngài  Bao Công cho  nghĩ ở Dịch quán, ăn, ngủ miễn phí  .
Kính thưa nhà văn Đắc Trung, ý của nhà văn : ƯỚC GÌ THANH TRA CHÍNH PHỦ ĐƯỢC NHƯ PHỦ KHAI PHONG , đây là ý kiến chính đáng và cảm động, tôi rất đồng tình, nhưng sau đây là vài hình ảnh của các quan Bao Công ở Khai Phong phủ Việt Nam  :
Theo bài báo, ngoài một số biệt thự, lô đất sở hữu trước đây, ông Trần Văn Truyền đang triển khai một “dự án gia đình” trên lô đất khoảng 30.000m2 (3 héc-ta) tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Trong khuôn viên đó, ông Truyền đã và đang xây dựng một biệt dinh hoành tráng và 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ, nghe nói có cả tốp thợ Nam Hà thi công nhiều tháng qua.
Những căn nhà gỗ thuộc nhóm gỗ đặc biệt không dùng đến một cái đinh sắt. Bài viết dẫn nguồn tin từ một số cán bộ ở TTCP và cán bộ ở Bến Tre, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi ở TP Hồ Chí Minh là phường Thảo Điền (Quận 2), ở Quận 5, ở khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng do người thân đang quản lí, sử dụng. Người ta còn đồn rằng cái giường “đặc biệt” của vợ chồng ông có giá trị khoảng nhiều tỉ đồng, v.v…
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Trần Văn Truyền không còn được tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, biết mình sau kì họp thứ I Quốc hội Khóa XII sẽ rời khỏi “Phủ Khai Phong” ở đất Thăng Long, ông chỉ đạo Vụ Tổ chức Cán bộ (do ông Ngô Văn Cao là Vụ trưởng) cấp tập, dồn dập làm nhân sự một cách ồ ạt. Từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011 ông Trần Văn Truyền kí quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan TTCP, chỉ trong 2 ngày (1/8 và 3/8) kí bổ nhiệm 26 người, riêng ngày 3/8/2011 kí bổ nhiệm 22 người.( Báo NGUỜI CAO TUỔI).

 

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh kê khai tài sản thế nào?  28/02/2014

Theo quy hoạch công tác cán bộ của TTCP, năm 2011 ông Ngô Văn Khánh, Vụ trưởng Vụ II được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm là Phó Tổng TTCP (QĐ số 1983/QĐ-TTg ngày 8/11/2011). Để làm thủ tục theo quy trình bổ nhiệm, ông Ngô Văn Khánh phải kê khai tài sản và ông đã kê khai “trung thực” như sau:
Về bất động sản: – Có 2 nhà gồm: Nhà thứ nhất ở số 7/49/192 Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội diện tích 114m2 đất, xây 5 tầng (ảnh 1) và nhà thứ 2 ở số 9/49/192 (cùng địa chỉ trên) diện tích 248m2 xây 5 tầng (ảnh 2) .
- Có 1.800m2 đất ở dự án Mê Linh (gần đền Hai Bà Trưng, giá đất thời điểm hiện nay 10 – 15 triệu đồng/m2 – PV).
- Về tài chính: Là cổ đông có cổ phiếu (CP) ở Ngân hàng Quân đội: 104.000 CP; Ngân hàng Nam Á: 27.900 CP; Ngân hàng Đông Á: 18.500 CP; Ngân hàng Liên Việt: 200.000 CP; Xi-măng Công Thanh: 100.000 CP; Công ty CP Thiết bị Bưu điện: 50.000 CP; Trái phiếu 425 triệu đồng; tiền gửi tại Ngân hàng VIB: 7.180.000.000 đồng
Báo Người Cao Tuổi .
Điển hình nhất gần đây là Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh kí bổ nhiệm chức danh Vụ trưởng Vụ I đối với ông Lê Sỹ Bảy để lại quá nhiều tai tiếng. Trước hết ông Lê Sỹ Bảy tín nhiệm thấp, lại là người đang có nhiều đơn thư tố cáo vạch rõ những sai phạm nghiêm trọng trong tác nghiệp ở một số cuộc thanh tra
Quá trình thăng tiến ông Bảy bộc lộ nhiều bất cập về bằng cấp, niên hạn bổ nhiệm các chức danh, ngạch công chức. Đặc biệt, cách làm độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ, áp đặt của 2 ông Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh và ông Phó Tổng TTCP Ngô Văn Khánh gây bất bình trong nội bộ, nhiều đơn thư phản ánh, tố cáo gửi tới lãnh đạo cấp cao và cơ quan báo chí. (theo  Như thế đấy ! họ là Tổng Thanh Tra …  BVBONG.blog 03/3/2014)

Còn đây là quan Bao Công ở phủ Bình Định :
Hồ sợ vụ án xác định bà Nguyễn Thị Xuân Đào là đương sự (bị đơn) trong một vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản, bồi thường thiệt hại và đòi lại tài sản đang được Tòa án nhân dân TP Quy Nhơn thụ lý. Trong lúc tòa đang giải quyết thì cuối tháng 8.2013, bà Đào chuyển nhượng đất và nhà cho người khác.
Ngay khi nhận đơn yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án nhân dân TP Quy Nhơn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tài sản đang tranh chấp.
Do không bán được nhà đất nên bà Đào đến Tòa án nhân dân TP Quy Nhơn để gặp thẩm phán. Tại đây, do thẩm phán thụ lý vụ việc đi vắng nên bà Đào được ông Trương Quốc Dũng, Chánh án, mời vào phòng làm việc và giải thích về việc kê biên.
Sau đó, cho rằng ông Dũng chỉ đạo cấp dưới làm thiệt hại cho mình, có dấu hiệu tiêu cực nên bà Đào lấy một chiếc quần đen bằng vải thun, loại dành cho phụ nữ, bất ngờ trùm xuống đầu ông chánh án.
Mọi việc trở nên phức tạp hơn khi nữ đương sự này kéo ông Dũng ra ngoài hành lang và la to cho nhiều người nghe thấy. ( MỘT THỀ GIỚI.)

Một UVTW Đảng, Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công an dính chàm với trùm xã hội đen Năm Cam phải mất hết chức vị và đi tù .

Một UVTW Đảng, Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Công an, trưởng ban chuyên án Vinalines – Dương Chí Dũng, bị nghi tiết lộ bí mật của chuyên án báo cho can phạm bỏ trốn, vừa CHẾT ĐẸP .


Ở Việt Nam làm sao có Bao Thanh Thiên ?, làm sao có Khai Phong phủ ? hở nhà văn Đắc Trung ?
                  05/3/2014  TRỊNH KIM THUẤN .



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog