Bài viết rất hay .
Cơ chế tù mù cũng lắc đầu quầy quậy: Không phải tôi. Minh bạch công khai hay tù mù là do con người hết. Tôi
cũng chỉ là “nạn nhân” của con người mà thôi!
I- Tuần qua,
chỉ có một chữ “treo”
mà làm nghiêng ngả cả xã hội.
Đó là vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại chiếc cầu treo Chu Va 6 (xã Sơn Bình,
huyện Tam Đường- Lai Châu), khi người dân đưa đám tang một cán bộ xã vừa bị tai nạn giao
thông, phải đi qua chiếc cầu mới sử dụng đúng hơn 01
năm.
Không giống như câu chuyện phim ảnh kinh điển “Bốn đám cưới và một đám ma” của đạo diễn người Anh Mike Newell nổi tiếng, đem lại tiếng cười sảng khoái cho người xem,
hiện trường “một đám ma và tám cái chết, gần 40 người bị thương” xảy ra hệt kỹ xảo điện ảnh, khiến người dân cả xã Sơn Bình rơi nước mắt, xã hội đau
xót bàn luận trước những cái
chết oan uổng và thương tật của gần 50 người dân vô
tội.
Đạo diễn của chiếc “cầu treo tử thần” này
là một lô một lốc đơn vị: Chủ đầu tư- UBND huyện Tam Đường; Công ty TNHH tư vấn công nghiệp Lào
Cai (tư vấn thiết kế); doanh
nghiệp tư nhân
xây dựng Ký Hoa (nhà thầu thi công); Ban QLDA huyện Tam Đường
(tư vấn giám
sát); và chịu trách nhiệm quản lý nhà
nước về GTVT
trên địa bàn là Sở GTVT tỉnh Lai
Châu. Đây là công trình do Đan Mạch đầu tư và cấp vốn xây dựng, với số tiền 1 tỷ 247 triệu đồng, trọng tải 1,5 tấn.
Tai nạn giao
thông, cầu đường ở xã hội
ta giờ như cơm bữa. Nhưng vụ tai nạn thương tâm ở cầu treo
Chu Va 6 làm chấn động dư luận xã hội bởi nó dấy lên những nghi vấn nhức nhối về chất lượng công trình, khi mà cây cầu được sử dụng hơn một năm,
còn rất mới, và mới vừa hết thời hạn bảo hành.
“Giải mã” trước tiên tại người đi đông, gây cộng hưởng và quá tải dẫn đến sập cầu, rất nhanh chóng bị các
chuyên gia cầu đường phủ nhận, thậm chí
cho là “phản cảm” khi đổ lỗi cho dân. Trong khi người dân,
như nhiều vụ việc xảy ra trong xã hội, thường là đối tượng phải gánh
chịu hậu quả.
Bởi theo
ông Tuấn Anh, kỹ sư cầu đường một công ty thuộc Bộ Xây dựng, cây cầu chịu được tải trọng 1,5 tấn, trên
cầu có khoảng 50 người, tức là lúc
đó cầu hứng tải hơn 02 tấn. Về nguyên
tắc khi thiết kế, để đảm bảo an toàn, bao giờ cầu cũng chịu tải được gấp
03 lần. Trường hợp cầu treo Chu Va được ghi có tải trọng 1,5 tấn thì thực chất có thể chịu tải khoảng 04- 05 tấn. Rõ
ràng là do thi công không tốt, nhập nguyên liệu không bảo đảm chất lượng, mới để xảy ra trường hợp đáng
tiếc như vậy.
Còn ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Quản lý xây
dựng (Bộ GTVT) cho biết, dây cáp cầu treo Chu Va là loại chịu được trọng tải tới 79 tấn, nhưng kết cấu neo không đồng bộ với cáp.Với loại cáp
này, phải sử dụng
bu-lông cường độ cao mới đảm bảo chất lượng. Thực tế không được như vậy, tai nạn xảy ra là
do đứt ốc neo – vị trí chịu tải yếu nhất…(VnExpress, ngày 26/02).
Và sự hé lộ của con “ốc neo” bí ẩn bước đầu bị lôi ra ánh sáng, khẳng định nghi ngờ của các chuyên gia có cơ sở. Khi ngày 25/2, một tổ điều tra gồm các cán bộ của Bộ GTVT và
UBND tỉnh Lai Châu được thành lập. Cuộc điều tra
xem xét tại hiện trường cho
thấy, đầu dây
cáp gắn với hố neo,
chiếc tăng đơ (ốc neo) bằng sắt, to bằng cổ chân người lớn đứt đôi như gạch vỡ. Chính từ điểm đứt gãy này, cáp bị lôi đi làm nghiêng mặt cầu, hất văng toàn bộ người trong
đám tang xuống cầu.
“Thảm họa chỉ từ một con ốc” là tên bài báo Tiền phong
(ngày 26/02), hay thảm họa từ chính
con người?
Thảm họa đó chưa dừng lại? Mới đây, xã hội lại chấn động vì một phát
hiện mới nhất- nhiều khả năng trụ cầu Chu Va 6 được xây bằng gạch ống nung thay vì đổ bê tông
như thiết kế ban đầu. Kết quả kiểm tra của ngành
GTVT Lai Châu tại hiện trường sơ bộ cho thấy, cầu Chu Va
6 vẫn đổ trụ bê tông cốt thép
theo đúng thiết kế. Tuy nhiên, do trụ bê tông
không bằng phẳng nên Ban QLDA huyện Tam Đường ‘đã yêu cầu nhà thầu ốp thêm một lớp gạch ống bên ngoài cho bằng phẳng, rộng hơn trụ thiết kế’.
Trước đó,
ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng GTVT
đã có một phát ngôn khá “thẩm mỹ” khi
cho rằng: Có thể, người ta đúc lõi bằng bê tông, nhưng xây gạch bao bên ngoài để … trang trí cho đẹp (?). Liệu đó có thể là những cái đẹp… giết người không, thì còn chờ cơ quan chức năng
điều tra, kết luận, so
sánh với bản vẽ thiết kế, và hồ sơ xây dựng cây cầu.
Thì mới đây,
các chuyên gia tư vấn xây dựng của JICA Nhật Bản lập tức phủ nhận ý kiến của lãnh đạo tỉnh Lai Châu, cho rằng cách
giải thích đó quá vô lý. Họ cho biết, trong
thiết kế xây dựng cầu đường bộ, đặc biệt cầu treo khu vực miền núi, sử dụng gạch để tạo mỹ quan cho cầu là tối kỵ, bởi điều này ảnh hưởng đến kết cấu, đe dọa an
toàn giao thông qua lại. Đáng
nói, trong các văn bản của Bộ GTVT, không có quy định nào
cho phép đơn vị thi công sử dụng gạch làm
trụ cầu, hoặc “tạo mỹ thuật” cho
trụ cầu treo (kienthuc.net.vn, ngày 05/03).
“Tạo mỹ thuật” cho cầu treo, hay để che đi
cái xấu xa dụng ý của con người? Câu hỏi này
cũng cần sòng phẳng. Và lúc này đây, cây cầu treo
Chu Va 6 đang bị giải phẫu (dỡ), để tìm căn
bệnh trọng ở… con người.
Còn GS Nguyễn Đình Cống (cựu giảng viên
ĐH Xây dựng) nói thẳng, chất lượng
kém trong thi công bắt nguồn từ tệ nạn tham
nhũng đang tràn lan, nạn bớt xén tiền trong
xây dựng dẫn đến chất lượng vật liệu và thi công đều không
bảo đảm. Bởi thông thường những chiếc cầu dây treo dạng này
có tuổi đời thiết kế 50-100
năm. Giả dụ, cầu treo Chu Va 6 thuộc dạng cầu tạm thì tuổi đời ít nhất cũng phải được 20 năm, chứ không
thể mới “tạm” 01 năm đã “ngã bệnh”.
Vụ việc cầu treo
Chu Va 6 chỉ như thêm một minh
chứng sinh động và đắt giá về một thảm họa khác-
thảm họa lương tâm con người- luôn “treo” lơ lửng trên
sinh mạng, sự sống đồng loại.
Bởi xã hội chưa quên
tháng 11/2012, vụ việc vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 (Kon Tum), để lộ ra bê tông chỉ gồm… đất trộn cát sỏi, vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 ở tỉnh Gia Lai. Cả hai vụ cuối cùng đều được các tỉnh kết luận nhẹ như lông hồng: Chủ đầu tư đã thi
công đập sai so với hồ sơ thiết kế cơ sở. Rồi chủ đầu tư thiếu hiểu biết, cố tình
làm sai.
Nay mai, liệu có đến lượt cầu treo
Chu Va 6 cũng sẽ nhận được những kết luận nhẹ hều như thế: Thi công sai so với hồ sơ thiết kế?
Chỉ tính
riêng Lai Châu, còn hơn 100
cây cầu treo, và cả nước, số cây cầu treo
là bao nhiêu? Bao nhiêu cây cầu treo
có con “ốc neo” há miệng, bao nhiêu “Thần Chết” đang ẩn nấp, bởi được các “đạo diễn” tài ba rút ruột che chắn? Cho dù trước bi kịch cầu treo
Chu Va 6, Bộ GTVT có văn bản chỉ đạo các địa phương gấp rút kiểm tra. Còn
Bộ trưởng GTVT
Đinh La Thăng đã kiến nghị khởi tố vụ án.
Điều đau
xót, tự bao giờ cái sự ăn cắp, tham lam, tham nhũng trong xã hội nó lại hoành
hành tàn bạo đến vậy. Tạp chí
Văn hóa Nghệ An từng có bài viết tôn
vinh lên thành “văn hóa tham nhũng”, một khái
niệm cay đắng, nhưng cũng
bộc lộ sự bất lực đau đớn của nhân dân, trong đó có những người cầm bút- trước giặc nội xâm.
Một khi
tham nhũng trở thành nét “văn hóa bản sắc”, liệu thế hệ hậu bối chúng ta hôm nay có dám ngẩng mặt để nhìn các bậc tiền nhân nước Việt?
**********
II- Và chữ “treo” đó những ngày này, cũng đang lơ lửng trên… danh dự của một vị cựu quan chức.
Đó là vụ biệt thự khủng của ông Trần Văn
Truyền, cựu Thanh
tra Chính phủ mà xã hội đang ồn
ào. Người mà cách đây đúng 03 năm,
tháng 2/2011, có bài phỏng vấn cảm động lòng người đăng
trên VnExpress, về thái độ của ông trước sự quyến rũ của… nàng Tiền.
Ngôi biệt thự của ông tại ấp 3 xã Sơn Đông, TP Bến Tre, có diện tích 16.000 m2đất. Một biệt thự vô cùng hoành tráng. Theo người dân địa phương, chỉ riêng mảnh đất đã có
giá 24 tỷ (1,5
triệu/m2).Tiền xây
ngôi biệt thự chính cỡ hơn chục tỷ. Chưa kể ngoài
ngôi biệt thự chính, quanh nó còn 04 ngôi nhà
làm bằng loại gỗ cực quý, phục vụ cho những việc như uống trà, tiếp khách, và nội thất bên
trong…(VTC News,
ngày 03/03)
Thật ra,
nhiều công dân giàu có là một trong những niềm tự hào,
đáng hãnh diện của một quốc gia. Nó cho thấy tài
năng trí tuệ, và môi trường cơ chế văn minh của quốc gia
đó, giúp cho sự giàu có
vật chất, sự hạnh phúc
con người biến thành hiện thực, với điều kiện sự giàu có đó là chân chính, chính đáng, và không có sự khuất tất mờ ám.
Có điều ở một quốc gia còn nghèo, đang phát triển
như VN, thu nhập bình quân của người
dân còn vào loại khiêm
tốn so với khu vực, mà Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam từng nhìn nhận: Lương Bộ trưởng 40
năm mới mua được nhà thu nhập thấp (VnExpress, ngày 18/8/2011), thì hiện tượng một biệt thự hoành tráng của quan
chức sau nghỉ hưu giữa cộng đồng dân cư còn
nghèo khó, thì cũng khá phản cảm. Đương nhiên
khó tránh khỏi đàm tiếu, nghi ngờ.
Nhất là xã
hội ta đang phải đối đầu với quốc nạn tham nhũng, và công cuộc chống giặc nội xâm
còn nhiều phần yếu thế. Hiện tượng biệt thự khủng kiểu này lại nằm trong chuỗi hiện tượng những biệt thự khủng khác ở của một số quan chức ở Hà
Giang, Hải Dương, Bình Dương…thì sự ồn ào khó
tránh khỏi. Đó nên coi là tâm lý thường tình.
Người viết không bàn về những “thanh minh thanh nga” của ông, hay của con
gái ông về một cô em kết nghĩa
nào đó đã giúp ông xây biệt thự khủng, khiến LS Trần Quốc Thuận đặt câu hỏi: Một cô em
của ông Truyền là ai mà cho nhiều thế? Bởi chỉ có lương tâm
ông hiểu rõ nhất, đó là đồng tiền sạch hay bẩn.
Không bàn về những khẳng định của TBT báo Người Cao tuổi khi dám chắc như đinh đóng cột: Thông tin về ông Truyền, ông Khánh không liều được! (ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng TTCP).
Không bàn về thông tin ông ký “cấp tập” trong thời gian
ngắn bổ nhiệm gần 60 cán
bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan TTCP chỉ trong
thời gian ngắn trước khi
nghỉ hưu, trong
cái thời “mua quan bán tước”, đi đêm tràn lan ở các cơ quan công quyền. Bởi ông cho biết, ông
đã làm đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Cái chữ ký đầy uy quyền đó của ông rồi đây,
là chữ ký trung thành hay “phản chủ”? Chưa biết. Vì tất cả các vấn đề lùm xùm
xung quanh tài sản khủng, bổ nhiệm cán bộ bất thường của ông sẽ do các cơ quan chức năng có thẩm quyền điều tra, kết luận. Và dư luận xã hội đang chờ đợi làm rõ, với yêu cầu minh bạch, công
bằng và khách quan
Bởi nếu ông không sai phạm, ông
cũng cần được trả lại cái chữ “trong sạch” còn
… treo lơ lửng đâu đó trên tên tuổi ông hiện nay.
Cũng là trả lời cho người dân mà
cái chữ “nghi vấn” cũng đang treo lơ lửng trên… niềm tin
chính họ.
Người viết chỉ xin
bàn, vì sao những xì
xào, định kiến trong xã hội với các quan chức nước Việt, giờ đây như nấm sau mưa?
Bởi một điều, việc công khai, minh bạch trong
xã hội ta, nhất là
công khai minh bạch lương, thu nhập, tài sản quan chức lãnh đạo các cấp vẫn đang là của quý và hiếm, hệt hàng mẫu “đề nghị quý khách không đụng vào”. Dù trong nhiều văn bản, trong
nhiều phát ngôn của các vị quan chức có trách nhiệm, luôn
xuất hiện cụm từ công khai và minh bạch. Nói như LS Trần Quốc Thuận, không chỉ riêng mình ông này, trong phạm vi cả nước còn có
nhiều người thuộc diện đáng
phải xem xét. Đó là dấu hiệu không
bình thường, đã được nêu rõ trong Nghị quyết TƯ 4.
Nó hiếm đến nỗi, thực chất hiện nay, sự kiểm soát
tài sản các quan chức là qua bản… tự khai, trong khi kiểm soát
thu nhập thì rất rộng, nhiều vấn đề mà việc trả lương qua tài khoản chỉ là một nội dung, như câu trả lời của ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham
nhũng (Cục IV- TTCP), trả lời báo
Lao động ngày 04/03.
Thế nên, sự công khai minh bạch cũng
mới là qua… văn bản.
Cũng xin lưu ý một đặc điểm thực tế rất căn bản giữa quan chức các quốc gia văn minh và quan chức nước Việt. Ở các quốc gia
văn minh, nhiều vị trước khi trở thành các quan chức cao cấp, đều đã là
những doanh nhân, đại gia giàu có, có đầu óc hơn người. Còn ở xã hội ta,
nhiều vị quan chức chỉ trở nên giàu có hơn người sau khi có cái ghế. Thế nên mới có
khái niệm đặc quyền, đặc lợi là vậy.
Và vì công khai, minh bạch còn là của quý và hiếm, nên những vụ biệt thự, dinh thựkhủng của các
quan chức cứ nổi lên giữa cơn bão dư luận, để rồi ít
lâu, lại từ từ… chìm xuồng kiểu: Chỉ có Tiền mới hiểu/ Anh mênh mông nhường nào. Chỉ có anh mới hiểu/ Tiền đi đâu về đâu… (xin mượn ý thơ của Xuân Quỳnh)
*********
III- Thế cho nên, trong đời sống này,
đừng ai quá tự tin về sự liêm
chính của mình,
cũng đừng coi thường những cái gọi là nhỏ. Chỉ một “con ốc” nhỏ, cũng có thể gây họa lớn.
Nghe vậy, con ốc nhỏ vội nhỏ nhẻ: Không phải tôi. Tôi chỉ là nạn nhân của con người thôi!
Cũng đừng coi
thường những đồng tiền nhỏ. Học thuyết của “Thuyết buôn
vua” trong vụ án Năm Cam năm nào đã chỉ rõ: Tiền có thể không mua được, nhưng rất nhiều tiền sẽ mua được!”.
Đồng tiền vội cãi: Không phải tôi. Tôi chỉ là nạn nhân của cơ chế tù mù
mà thôi!
Cơ chế tù mù lắc đầu quầy quậy: Không phải tôi. Minh bạch công khai hay tù mù là do con người. Tôi cũng chỉ là nạn nhân của con người mà thôi!
Hóa ra, cuối cùng, trách nhiệm công
khai minh bạch lại “treo” lơ lửng trên đầu những con người… có
trách nhiệm!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét