1. An-nam là một dân tộc hãnh tiến cá
nhân, lấy công danh làm thước đo cho sự thành đạt của đời người. Vì thế
người người đi học, nhà nhà bắt con đi học với mục đích được làm quan.
Chủ nghĩa duy chức hằn sâu vào tâm thức từ cần-lao thối tai khai bẹn đến
đám em-chã-hưởng-xái thượng tầng.
Ở An-nam, làm quan không khó cũng không
dễ. Không khó bởi vì không nhất thiết phải giỏi mới làm được quan. Còn
không dễ thì ngược lại, là có giỏi cũng chưa chắc đã được bổ nhiệm làm
quan.
An-nam bổ nhiệm quan chức theo chủ
nghĩa lý lịch. Tuần tự là: Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, và
cuối cùng mới là trí tuệ. Dĩ nhiên thằng quan dốt thì không muốn/dám
nhận cấp dưới giỏi hơn, và cái cuối cùng (trí tuệ) đưa vào cho vui, chứ
hầu như không có cửa làm quan.
Để duy trì và đảm bảo cơ chế đặc quyền
đặc lợi của nhóm lợi ích. Điều tất yếu là những tiêu chuẩn bổ nhiệm quan
chức phải được xây dựng phù hợp với chủ nghĩa lý lịch. Tỷ dụ 2 tiêu
chuẩn không thể thay thế là phải nằm trong quy hoạch cán bộ nguồn và
phải là đảng viên. Ngay cả các nghị viên được bầu bởi cần-lao để tham
gia nghị trường cũng không ngoại lệ. Việc ông nghị Nghĩa (đoàn Đà Nẵng) đề xuất xóa bỏ cơ chế đảng cử dân bầu chả khác gì quả bom nổ giữa nghị trường và làm cho khối quan trẻ đang được quy hoạch và cơ cấu tiếp thót tim vì sợ.
Thế nên cần-lao An-nam mới cười không
thể khép miệng với dự thảo Nghị định “Quy định tiêu chuẩn chức danh quản
lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước” vừa được Bộ
Nội vụ công bố, khi tiêu chuẩn đầu tiên là phải có “có tinh thần yêu nước sâu sắc”(?).
Bởi vì lòng yêu nước là thiêng liêng và
vĩ đại nhất của con người. Nó được hình thành và nuôi dưỡng từ tình yêu
quê hương – đất nước – con người. Vì thế không thể định lượng được “yêu
nước nhiều” hay “yêu nước ít”, “yêu nước sâu sắc” hay “yêu nước hời
hợt”.
Và mặc dù thể chế này đang do đảng cộng
sản lãnh đạo. Nhưng chắc chắc không thể chứng minh được rằng, đảng viên
yêu nước hơn những người ngoài đảng. Đất nước này được xây dựng và bảo
vệ bởi hơn 93 triệu người dân Việt chứ không phải chỉ của hơn 3 triệu
đảng viên.
Vì thế, tiêu chuẩn “yêu nước sâu sắc”
đối với chức danh quản lý thể hiện một sự thiểu năng trí tuệ của những
kẻ xây dựng dự thảo nghị định. Hoặc họ biết nhưng cố tình đánh tráo khái
niệm nhằm bảo vệ cho chủ nghĩa lý lịch của nhóm cầm quyền.
Điều này không thể có trong một xã hội dân chủ, minh bạch và trí tuệ.
2. Nghị định nói trên mới đang ở giai
đoạn dự thảo và lấy ý kiến đóng góp. Nhưng có lẽ tinh thần “yêu nước sâu
sắc” thì không thể tạm dừng (pause) được. Thế nên mới có chuyện cười ra
nước mắt tại Cục quản lý thị trường (Bộ công thương) khi chỉ có 1 vị trí trưởng phòng Phòng chống hàng giả nhưng lại có 2 trưởng phòng người thật việc thật với 2 quyết định đóng dấu đỏ choét.
Giải thích vụ việc trên, ông cục phó Đỗ
Thanh Lam viện ra lý do là bị “lỗi kỹ thuật”(?). Chắc là ông Lam với
tinh thần “yêu nước sâu sắc” nên nuốt từng lời trả lời chất vấn của ông
Luận bộ trưởng Giáo dục và thấm nhuần được cái lý do “lỗi kỹ thuật” để
lấm liếm cho những điều khó nói.
Có thể thấy, khả năng lý luận của quan
chức An-nam ngày càng hoàn thiện và sâu sắc. Đi từ hiện thực khách quan
(lỗi của thằng đánh máy) đến tư duy trừu tượng (lỗi kỹ thuật).
Mới thấy, cái tinh thần “yêu nước sâu sắc” nó khủng khiếp như thế nào trong đám quan chức An-nam.
3. Giáo dục là cơ sở, là nền tảng để
hình thành tri thức xã hội. Quan trí, dân trí được giáo dưỡng và bồi đắp
thông qua quá trình giáo dục. Một xã hội văn minh và hiện đại bao giờ
cũng có nền giáo dục tiên tiến.
Quan trí như trên thì chắc chắn có thể
hình dung ra dân trí của cần-lao An-nam như thế nào. Vẫn nhắc lại câu
của Tản Đà tiên sinh: “Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn/ Cho nên quân nó dễ làm quan”. Quan dốt thì chỉ thể có trị được dân ngu, và dân ngu thì mới chấp nhận quan dốt.
Hơn một thập kỷ qua, giáo dục xứ An-nam
như một cỗ xe không phanh đang lao xuống vực. Nó không còn là lỗi hệ
thống trong quản trị giáo dục, mà là một nền giáo dục bát nháo. Những
giá trị đạo đức, giá trị học thuật, tư cách người thầy, nhân cách học
trò trở nên hổ lốn như một nồi lẩu thập cẩm. Và dĩ nhiên, những chân giá
trị của giáo dục cũng bị mai một, thay vào đó là những triết lý nửa nạc
nửa mỡ, dở ông dở thằng.
Thế nên tuần trước ông Luận bộ trưởng Giáo dục vừa cho ra một se-ri phát ngôn ấn tượng
cực kỳ phi giáo dục và phi học thuật thì tuần này lại đến ông thứ
trưởng Nguyễn Vinh Hiển bi bô những điều xuẩn ngốc. Ông Hiển cũng chính
là người phát ngôn con số 34 nghìn tỷ đồng gây sóng gió cho bộ Học hồi tháng tư.
Trả lời phỏng vấn về kết quả thi tốt nghiệp năm nay (đạt 98,99%), ông Hiển tuyên bố: “Tỉ lệ tốt nghiệp năm nay đã phản ánh sát chất lượng dạy và học”.
Ô hay, nếu chất lượng đã tốt như thế thì sao bộ Học của ông bị từ quan
đến dân vả vào mặt bôm bốp thế? Nếu chất lượng đã tốt như thế thì ông
Luận đâu phải bấu víu vào cây đũa thần “Nghị quyết 29/NQ-TW”
để chống chế với dư luận rằng có thể kéo nền giáo dục từ vũng bùn đứng
dậy sáng lòa? Nếu chất lượng đã tốt như thế thì cần gì phải đổi mới, cải
cách giáo dục? Nếu chất lượng tốt thế sao lại bọn bán bằng giả, bằng dởm vẫn mọc lên như nấm sau mưa vậy?
Một nền giáo dục mà học sinh là chuột
bạch, thầy cô giáo giống như diễn viên hài, quan chức thì thi đua “yêu
nước sâu sắc” thì có khác gì cái rạp xiếc không?
Dạy thế, học thế làm sao mà dân trí, quan trí cao được?
4. Sự việc được dư luận trong nước lẫn quốc tế quan tâm nhất trong tuần là chuyến công du của họ Dương xứ Tàu-khựa sang An-nam
để họp Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương giữa hai nước. Vấn đề bể Đông
là một trong những nội dung được thảo luận trong cuộc gặp của họ Dương
với ngoại trưởng họ Phạm xứ An-nam.
Thông tin về nội dung của cuộc hội đàm thì An-nam nói một đằng, Tàu-khựa nói một nẻo. Đầu tiên là ánh mắt “hình viên đạn” của ngoại trưởng Minh làm dân tình cả yêu lẫn ghét chém như chém dưa chuột. Tiếp đến là nụ cười hữu nghị của Tổng bí thư Trọng và cái bắt tay rất chặt của Thủ tướng Dũng. Vấn đề “đại cục” được nhắc tới cả báo ta lẫn báo tàu, nhưng mỗi nơi một phách.
Phân tích diễn biến của cuộc hội đàm, phóng viên báo Reuters giật tít là Tàu-khựa “mắng mỏ” An-nam
đã thổi phồng vụ bể Đông (China scolds Vietnam for ‘hyping’ South China
Sea oil rig row). Trong khi đó lãnh đạo An-nam lại rất rất lịch sự và
nhã nhặn trước những phát biểu trịch thượng và vô lễ đó của họ Dương
trong buổi hội đàm lẫn các cuộc gặp cá nhân.
Chưa hết, báo The Diplomat trích dẫn từ
báo chí Tàu-khựa nói rằng họ Dương sang An-nam hội đàm với tư cách một
người thầy giáo được cử sang dạy dỗ một học sinh ngang bướng (a patient
teacher sent to deal with a particularly recalcitrant student). Đồng
thời Thời báo Hoàn Cầu của Tàu-khựa xem An-nam như một đứa con đi hoang,
và nhiệm vụ của họ Dương là khuyên nhủ đứa con đó quay về nhà, tức là quay về với mẹ Tàu-khựa (China was “urging the ‘prodigal son to return home’”).
Trong khi họ Dương đang còn ở An-nam, phía Tàu-khựa đã thông báo đưa thêm giàn khoan Nam Hải 9 đi vào biển Đông. Chưa hết, ngày 20/6 Tàu-khựa lại thông báo đưa tiếp 3 giàn khoan nữa
(Nam Hải 2,4,5) ra biển. Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời một quan chức thuộc
đại học Hạ Môn rằng hành động này “sẽ chấn động tâm lý của Việt Nam”.
Bên cạnh đó, báo Economic Observer của Tàu-khựa cho biết, chính quyền Tàu-khựa cho phép dân Tàu được đăng ký quyền sở hữu và sử dụng đất, nhà ở, vùng biển ở những đảo và quần đảo trên biển Đông, bao gồm các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của An-nam.
Thông tin trên được tổng hợp từ báo tây, nhẽ không có lý do gì để bị định hướng!
5. Hơn 700 năm trước, Hưng Đạo vương đã viết Hịch tướng sỹ, trích rằng:
“Ta cùng các ngươi sinh ra phải
thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh
ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem
tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. […] Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục
mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều
đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến
sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy
việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình;
có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp
mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích
rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm.”.
Vẫn còn vui cười khi bị lũ Tàu-khựa gọi
là “đứa con đi hoang”, vẫn còn dày mặt đặt bày tinh thần “yêu nước sâu
sắc” để mua quan bán chức. So với ngày xưa, bây giờ có khác là mấy? Đến
mức gần 500 nghị viên ngồi giữa nghị trường không ai dám ủng hộ ông nghị
Nghĩa (đoàn Tp.HCM) để yêu cầu Nghị viện ra một nghị quyết về biển Đông(?).
Lẽ nào ở trong thế giới phẳng này, khi
mà không còn biên giới về thông tin và tri thức. An-nam vẫn một lần nữa
chấp nhận thân phận chư hầu và tình nguyện cống nạp cho Tàu-khựa để giữ
hai chữ bình yên?
Có lẽ nào???
BARON TRỊNH theo QUÊ CHOA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét