6 thg 6, 2014

Lời giảng sai vẫn được ca ngợi là “nhất tự thiên kim” của Lê Mạnh Chiến .

         
GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG :

Đọc bài : Góp phần tìm hiểu sự thật về giáo sư Nguyễn Lân của Lê Mạnh Chiến lược thuật và khảo chứng (Quê Choa 05/6/2014), được biết thêm ít điều về ông Giáo sư nầy, nhưng buồn nhất là các vị ăn theo có tên tuổi như GS Lê Trí Viễn, Vũ Khiêu… thất vọng tràn trề cho văn học nước nhà, trong phần lược thuật và khảo chứng có giai thoại hay về Đường Bá Hổ (Trung Hoa) xin ghi ra đọc chơi và biết thêm tài nghệ của ông Nguyễn lân vậy. (Gót Phiêu Du)

……………………………………………………………………………………………

   Nhà giáo Nguyễn Lân đã nhầm to khi “dấn thân” vào lĩnh vực từ điển. Trong lĩnh vực này, ông thực sự là người yếu kém nhất, với những lỗ hổng kiến thức không thể khắc phục.
     
      Lời giảng sai vẫn được ca ngợi là “nhất tự thiên kim”


      Trong hơn 100 bài ca ngợi tài đức tuyệt vời vô song của nhà  giáo Nguyễn Lân được đăng tải trong cuốn sách Vinh quang  nghề thầy cùng hai tập Ký yếu Hội thảo GS NGND Nguyễn Lân với sự nghiệp trồng người (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006) và Kỷ yếu Hội thảo NGND Gs Nguyễn Lân  - cuộc đời và sự nghiệp (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013), hầu  như tất cả mọi bài đều lặp đi lặp lại một số ý kiến dựa trên cảm tính, thiếu hẳn  những dẫn chứng cụ thể đáng tin cậy vầ có sữc thuyết phục. Chỉ có vài đoạn có vẻ như đã đưa ra được dẫn chứng về công lao và  trí tuệ kiệt xuất của nhà giáo Nguyễn Lân. Thứ nhất là đoạn nói về Từ điển từ và ngữ Việt Nam trong bàiNguyễn Lân và “mùa thu vàng” sáng tạo của nhà báo Hàm Châu mà độc giả đã biết. Thứ hai là câu chuyện sau đây trong bài Giáo sư Nguyễn Lân – Nhà sử học thân yêu của chúng ta (trong Ký yếu Hội thảo NGND GS Nguyễn Lân, cuộc đời và sự nghiệp)

       Tác giả bài ấy kể:

        Ngày  ấy, vào những năm 60 của thế kỷ trước, sau khi có được cuốn sách nhỏ Những đề nghị cài cách của Nguyễn Trường tộ cuối thế kỷ XIX (viết chung với Đặng Huy Vận, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1962), đem đến kính biếu Thầy, gọi là quả bói đầu mùa – công trình khoa học của người học trò đã  được Thầy gợi ý và chỉ bảo tận tình. Sau khi đọc xong, Thầy đã viết thư cảm ơn (một lần nữa) và đề nghị chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu “nhà cách tân lỗi lạc và yêu nước  nhiệt thành “ này. Rồi mấy năm sau, khi có dịp trở lại quê hương Nguyễn Trường Tộ, đến thắp hương nơi khu mộ của ông (khu mộ mà chính thầy đã xuất tiền ra xây nên từ năm 1942), tôi thấy ở đôi câu đối khắc bên mộ, lâu ngày có một chữ Hán ở về bên trái bị lở sứt, có thể đọc lầm lẫn là chữ  hoặc thân:

   Nhất thất túc thành thiên cổ hận
               Tái đầu hồi thị bach niên cơ (thân)      
           
            (Một lần sẩy chân ân hận (đến) ngàn đời /  Quay đầu trở lại, cơ đồ (đã) trăm năm.)

hoặc:      Một lần sẩy chân ngàn năm ân hận /   Quay đầu lại đã trăm năm thân mình.
     
      Kể ra, “thân” với “” đều có nghĩa (hợp lý), vì thế, có nhiều người đã nói chữ sứt lở đó là chữ thân (và ngay đến giờ đây, trong tập sach Vinh quang nghề thầy, anh bạn Trường Phước vẫn viết là thân).
         Nhưng tôi nghĩ chữ thân có lẽ không thỏa đáng, đến hỏi Thầy và đã được Thầy giảng giải cho thật cặn kẽ cả  nghĩa gốc của chữ cơ: cơ  nền, là gốc... và  nghĩa dẫn thân   cơ đồ, là sự nghiệp, làvận mệnh của cả một vương triều v.v... Vế trên của câu đối là hận(ân hân) – từ chỉ sự trừu tượng, thì vế dưới đối lại phải là một từ có tính chất cũng trừu tượng, cho nên dùng chữ  (cơ đồ) là chuẩn xác và hợp lý hơn là từ thân (thân thể). Rõ là đầy sức thuyết phục Tôi nhớ mãi câu nói cảm ơn của tôi khi đó: Thưa thầy! đúng là “Nhất tự thiên kim” vậy

      Trước hết, hai câu này không phải là hai câu đối, mà phải coi là một lời than thở hay một sự đúc kết kinh nghiệm ở đời, là những câu  ở cuối một bài thơ. Cái chữ bị sứt ấy, phải là chữ thân.

       Nhất thất túc thành thiên cổ hận. Tái hồi đầu, thị bach niên thân. Nghĩa là: Một lần sẩy chân (= một lần cẩu thả, một lần hẫng hụt, một lần sa ngã) thì ôm hận mãi mãi. Ngoái đầu nhìn lại thì mình chỉ còn cái thân già yếu . Rất đúng với tâm tư của người có hoài bão lớn nhưng “lỡ thời”

        Nếu thay chữ thân bằng chữ cơ, nghĩa là cơ nghiệp, là sự nghiệp, thì sẽ có: 

      Nhất thất túc thành thiên cổ hận. Tái hồi đầu,thị bach niên cơ. Nghĩa là: Một lần sẩy chân (= một lần cẩu thả, một lần hẫng hụt, một lần sa ngã) thì phải ôm hận mãi mãi. Ngoái đầu nhìn lại thì mình đã có cơ nghiệp trăm năm . Như vậy thì cái sự “thất túc”, cái sự “sẩy chân” kia  chẳng liên quan đến cơ nghiệp, chẳng gây nên hậu quả gì cả, chẳng đáng phải mang hận mãi mãi.

       Rõ ràng là, việc đặt chữ  ở cuối câu thứ hai (thay cho chữ thân) là một sai lầm nghiêm trộng, một ý kiến thiếu suy nghĩ, sự biện luận cho ý kiến đó là một việc làm gượng ép, vô nghĩa. Vậy mà cũng có vị PGS TS đành giá là “nhất tự thiên kim”. Theo các từ điển Từ nguyên  Từ hải thì thiên kim 千金 nghĩa là một ngàn cân vàng, mà mỗi cân ở Trung Quốc từ thời Đường bằng 666g, sau đó giảm dàn, đến thời Thanh là 596g và hiện nay quy định là 500g. Hóa ra, một chữ suy luận sai rành rành của nhà giáo Nguyễn Lân cũng có giá hơn nửa tấn vàng cơ đây!

       Phải chăng, vì quá yêu mến, quá tin tưởng ở trí tuệ của Thầy, hay là vì hiệu ứng đám đông, khi đã khen ai thì mọi người cứ xúm vào khen thật hết lời, cho nên sau hàng chục năm mà vị PGS TS này vẫn không nhận ra cái sai rành rành của ông Thầy?

         Xin  nói rõ về xuất xứ của hai câu thơ kia.  Nguyễn Trường Tộ 

        Nhà danh họa kiêm học giả, thi nhân nổi tiềng đời Minh là Đường Dần đã viết:  Nhất thất túc thành thiên cổ tiếu 一失足成千古, Tái hồi đầu thị bách niên nhân 再回头是百年(Một lần sảy chân, trở thành trò cười mãi mãi. Quay đầu nhìn lại thì mình đã trở thành người già cả. Đó là sự chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời của mình.  

      Đường Dần  (1470 – 1524) còn gọi là Đường Bá Hổ, quê ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, là người thông minh, học giỏi. Năm 1498, đỗ Giải nguyên (đỗ đầu Cử nhân) tại trường thi ở phủ Ứng Thiên (Nam Kinh). Năm sau, ông cùng đi với người bạn tên là Từ  Kinh    đến kinh đô để thi hội. Ông làm bài rất tốt, quan chủ khảo là Lễ bộ Thị lang Trình Mẫn Chính 程政敏 rất phục tài,  nhưng người ta phát hiện ra việc Từ  Kinh  đút lót tiền cho tên  đầy tớ của quan chủ khảo để lấy đề thì nên ông cũng bị vạ lây, bị nhốt vào ngục và  bị tước danh hiệu Giải nguyên. Về sau, triều đình xét thây ông vô can nên được trả lại danh hiệu Giải nguyên nhưng đã lỡ mất kỳ thi lần này. Từ dó, ông chán ghét con đường thi cử, quyết  từ bỏ con đường công danh, chỉ  thích du ngoạn, vẽ tranh và làm thơ. Tuy không bước vào làng khoa bảng và không làm quan to nhưng ông rất nổi tiếng, được người đời xếp vào nhóm “Minh tứ gia”, gồm bốn nhà danh họa nổi tiếng nhất dưới thời nhà Minh. Bởi vậy, đối v ới ông, sự “sẩy chân” trở thành “trò cười mãi mãi”. Phải chăng, vì rất nổi tiếng nên ông thấy mình đã trở thành “bách niên nhân” nghĩa là người sống lâu (theo nghĩa bóng), mặc dầu tuổi  thọ của ông không cao.

         Đến đời Thanh, tiểu thuyết gia  Ngụy Tú Nhân 魏秀 , tức  Ngụy Tử  An魏子安  (1819 – 1873) đã cải biên hai câu thơ kia  của Đường Dần, thành ra  Nhất thất túc thành thiên cổ hận   ,Tái hồi đầu thị bách niên thân   để làm  hai câu cuối ở một bài thơ “thất ngôn bát cú” trong tiểu thuyết Hoa nguyệt ngấn 花月. Toàn văn bài thơ như sau: 

   Phương tâm phạ tải xuân sầu trọng,
   Hoa lý tương tư nhượng dữ quân.
   Địch tận thiên niên tiêm thướng mộng,
   Quân tâm ưng tự ngẫu linh lung. 
   Tương tư vị tất năng tương kiến,
       Dạ vũ xuân sầu vạn điểm hồng.
    Nhất thất túc thành thiên cổ hận,
.       Tái hồi đầu thị bách niên thân.


        Hai câu  do Ngụy Tú Nhân cải biên từ thơ của Đường Dần đã được người đời truyền tụng vì có tính khái quát cao, có thể vận dụng cho rất nhiều người, vì mấy ai từng gặp hoạn nạn mà về sau được vinh dự như Đường Dần?  Hẳn là, khi còn sống, Nguyễn Trường Tộ.và những người đồng cảm với ông thường nhắc đến hai câu thơ “cải biên” này.
                                                                       LÊ MẠNH CHIẾN  (Quê Choa )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog