Thường
lệ cứ mỗi chiều, tôi thả bộ đến chiếu rượu của nhóm bạn già, đi ngang nhà cô Út
mua bán phế liệu (đồng nát). Hôm nay cô Út đang soạn hàng, tôi nhìn thấy có 1
số sách báo cũ, ghé lại xem. Bốc lên cuốn Kiến Thức ngày nay số 309, đã mất bìa
thấy có bài: “Từ một câu ca dao” của
Thanh Thảo. Tôi hỏi mua lại, cô Út bảo : “Anh cứ mang về mà xem, tiền nong gì”.
Tôi cám ơn cô Út, lận lưng cuốn sách.
Về
xem bài Từ một câu ca dao nầy, kí ức về lễ giáo ở nước ta trong quan hệ nam nữ
qua sách vở học được từ nhỏ lại hiện lên, so sánh với thời đại bây giờ thì nó
tréo ngoe đến một trời, một vực..
.
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận
trai ...
Ngẫm lại thật nực cười, anh chàng Vân Tiên nầy là anh hùng hảo hớn
mà sao “nhát gái” thế! Trai gái nom thấy nhau, thích nhau lắm rồi, nhưng chỉ
dám nhìn trộm. Trong Quan họ Bắc Ninh có câu hát: “ Yêu nhau đứng ở đằng xa/ con mắt liếc lại bằng ba đứng gần!”.
Trong văn nghệ dân gian có lẽ chỉ duy nhất có một trường hợp “phá
cách”. Ấy là cô Thị Mầu, con gái Phú ông trong vở chèo Quan Âm Thị Kính. Khi ve
vãn Thị Kính, người mà Thị Mầu bé cái nhầm, tưởng Thị Kính là nam tử, cô đã
buông một câu trách, đến chẩy nước mắt: “Phải gió, người đâu mà thấy gái lại cứ...chạy!”
Còn nói chung thì:
Thò tay em ngắt cọng ngò, *
Thương anh đứt ruột, giả đò
ngó lơ.
Đã thương, thương đến đứt ruột mà không dám nói, không dám cầm
tay, lại giả đò ngó lơ, chỉ tội nghiệp cọng ngò bị cô gái nầy ngắt ngang.
Giả đò mua khế, bán chanh.
Giả đi đòi nợ, thăm anh kẻo
buồn .
Đến gặp người yêu thật vô cùng khó khăn, phải nghĩ ra nhiều cách
để đến được với chàng.
Gặp được chàng rồi, tâm tình
xong rồi, đến khi chia tay phải thốt lên:
Ra về ruột nọ quặn đau.
Nhân sâm sắc uống, biết tàu
nào nguôi.
Quả là thật cảm động.
Anh chàng nầy, muốn tỏ tình thì cứ đến gặp nàng, còn như e ngại không dám nói, thì nhờ một em bé trao
thư giúp. Anh ta quá lễ giáo và e ngại nên nghĩ ra cách:
Giấy tây bán mấy ?
Tui mua lấy một tờ .
Tui viết thơ quốc ngữ ,
Rồi dán lên trái bưởi, thả
xuống sông giang hà .
Cả tiếng kêu người nghĩa
trên nhà.
Xuống sông vớt bưởi đặng mà
xem thơ .
Các cuộc tình đó, sau nầy không biết có thành hay không? nhưng
thật thơ mộng và dễ thương. Tội nghiệp cho anh chàng:
Tiếc công lao, anh đào ao
thả cá.
Năm bảy tháng trường, người
lạ đến câu !
Hay là:
Tưởng giếng sâu, tui nối
sợi dây dài,
Ngờ đâu giếng cạn, tui tiếc
hoài sợi dây.
Đến khi tình mến thương sâu nặng quá rồi thì nàng và chàng cũng
liều vượt qua lễ giáo và tính e ngại, đến mức:
Chuột kêu rúc rích trong
rường,
Anh đi cho khéo, kẽo đụng
giường, má hay .
Vâng, đến thế là cùng.
Còn thời hiện đại của chúng ta thì lại quá đà. Học sinh cấp THCS,
THPT...rủ nhau đi nhà nghỉ như cơm bữa. Tôi gõ thử vào Google cụm từ: Học sinh
rủ nhau vào nhà nghỉ, nhoằng một cái đã hiện hàng loạt bài báo, đại loại: Học
muộn hơn, học sinh, sinh viên rủ nhau vào nhà nghỉ giết thời gian ( http://see24h.com/tin-360/hoc-muon-hon-hoc-sinh-sinh-vien-ru-nhau-vao-nha-nghi-giet-thoi-gian-17416.aspx
),
Học lớp 6 đã rủ nhau vào nhà nghỉ
Chán “yêu lộ thiên’, giới trẻ rủ nhau vào nhà nghỉ
........nhiều, nhiều lắm.
Gần đây, trong học đường xuất hiện nhiều câu chuyện trong trường
Phổ thông, trường Đại học về chuyện thày gạ tình, đổi điểm la liệt trên các
trang mạng... Ví dụ: Đổi tình lấy điểm, thày giáo gạ nữ sinh vào khách sạn
Thầy giáo gạ tình nữ sinh lớp 10 để đổi điểm (http://news.zing.vn/Thay-giao-ga-tinh-nu-sinh-lop-10-de-doi-diem-post442236.html
).....
....Nhiều lắm, có mà xem cả ngày không hết.
Đúng là bọn trẻ bây giờ về khoản này, chúng hơn ông
cha nó nhiều. “Con hơn cha, nhà có phúc”. Chẳng biết cái hơn nầy của chúng liệu
có làm cho đất nước có phúc hay....vô
phúc đây!.
Có lẽ mình già rồi nên lẩm cẩm?!
24/8/2014 . TRỊNH KIM
THUẤN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét