NGƯỜI “GIEO MẦM”
: ÔNG NGUYỄN HIẾN LÊ
(Xin mượn tựa bài của ông Đổ Hồng Ngọc trên VietStudies)
*Niềm kính yêu gởi : thầy
Lê-Văn-Trung, thầy Lã-Phượng(Lữ Phương) thầy Lộc, thầy Thành, cô
Lương-Phi-Phụng, cô Bạch Tuyết, cô Ngọc-Diệp… những thầy, cô cho chúng em con
chữ và cách học làm người ……
- VẠN SỰ VÂN YÊN HỐT QUÁ của Tân Khí Tật , lời mở đầu của quyển Hồi kí Nguyễn Hiến Lê..
Hôm rày, trên mạng có một
việc không biết vui hay buồn : bài viết của cô Trần Thị Trung Thu đi tìm mộ của
ông Nguyễn Hiến Lê, một thầy giáo, một học giả rất nổi tiếng ở Miền Nam, câu
chuyện trớ trêu là khi đến Phòng Văn Hóa TT huyện Lai Vung – Đồng Tháp, gặp cô
quản lý Thư viện hỏi, thì cô nầy hoàn toàn không biết gì về Nguyễn Hiến Lê , gặp anh Trưởng phòng Văn Hóa TT thì
anh nầy cũng hoàn toàn không biết, sau cùng nhờ sự hướng dẫn của người thầy cũ
qua điện thoại, mới biết phần mộ của ông tại chùa Phước An, cầu Cái Bường, xã
Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò ( cách huyện Lai Vung Phòng Văn Hóa TT .độ 5 km).( Đi tìm mộ Nguyễn Hiến Lê.)
Hôm rồi, nhà văn Vũ Ngọc Tiến
và anh Hoàng vào Vàm Cống – Đồng Tháp chơi, ngày 04/4/2013 buổi sáng chúng tôi cùng
đi thăm lại cái nền nhà cũ của nhà chí sĩ Tạ Thu Thâu tại Xã Bình Thạnh Trung
(Lấp vò – Đồng tháp), kế là đi viếng mộ của ông Nguyễn Hiến Lê tại xã Vĩnh
Thạnh (Lấp-vò – Đồng tháp), ngày đi viếng mộ trùng với ngày lễ Thanh Minh ( dập
dìu tài tử giai nhân … thấy vui, vui …) (xem Ký sự Miền Tây trên TranNhuong.com ngày 09/4/2013)
.
.
Hôm nay 11/5/2013 xem bài
Những “HẠT MẦM” đã vươn lên ! của Đỗ Hồng Ngọc xúc động bồi hồi, nhớ lại một
lần họp mặt Thầy – Trò vào năm 2009, thầy Đặng Trung Thành có tặng cho tôi quyển
BÓNG MÁT, trong nầy có viết về thầy Nguyễn Hiến Lê : một nhân cách tuyệt vời ,
bài viết lồng trong bài :
TÂM TÌNH VỚI CỰU HỌC SINH
Trường THOẠI - NGỌC - HẦU và Trường CHƯỞNG- BINH-LỄ nhân
dịp lễ Nhà giáo 20/11 ( ngày 18/11/2007
).
Thưa các bạn đồng nghiệp ……
Các em học sinh Long Xuyên
thương mến ….
. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . .
Hôm nay thầy xin phép làm mất
thì giờ các em, làm vơi phần nào thời gian ngắn ngủi gần nhau của chúng ta .
Trước mắt thầy xin kể lại các
em nghe 2 câu chuyện “ tình thầy đối với trò “ .
CHUYỆN THỨ NHẤT :
Một hôm sau ngày hòa bình lập
lại, một người học sinh ngoài 40 đến thăm người thầy cũ (học ở trường Thoại
Ngọc Hầu). Hỏi thăm gia cảnh người học trò thân yêu của mình, thầy biết người
học trò của mình đang cơn khốn đốn. Trò không dám mở lời, mà thầy thì thấy xót
xa, bèn gởi 5 lượng vàng nhờ người học trò giữ dùm , nói rằng thời buổi bất an,
thầy không dám giữ vàng trong nhà. Người học trò nhận vàng của thầy mà lòng
canh cánh nhớ !
Mười năm sau, con cái khá,
thành đạt ở nước ngoài, người học trò cũng đã định cư ở phương xa, gom vàng về
nhờ người em ruột cầm tới hoàn trả lại cho thầy. Thầy nói :”Con cứ giữ dùm
thầy, chừng nào thầy cần, thì cho con hay …”
Rồi thời gian qua đi, 10 năm
sau nữa, thầy qua đời, người học trò, một lần nữa gởi vàng về hoàn lại cho Cô.
Cô nói :”Thầy nghiêm khắc lắm, chỉ nói một lời mà thôi. Thầy đã tặng luôn cho
con rồi đó , cô không bao giờ làm trái lời thầy đâu ! … “
Đối với tôi, tôi thấy tình
thầy trò sao mà nặng tới như thế ! Liệu suốt đời mình cũng có thể làm được như
thế không ? Tôi chưa từng biết một món nợ ân tình nào lớn lao tới như vậy .
CHUYỆN THỨ HAI :
Câu chuyện nầy, tôi vừa đọc
trên báo ngày hôm qua 17/11/2007. Một người thầy có học trò nghèo, gia cảnh hết
sức khó khăn, thầy hết lóng chăm sóc, giúp đỡ, động viên. Kết quả kỳ thi tốt
nghiệp THPT, người học trò thi đỗ. Thầy khao trò bằng một chầu kem mừng sự
thành công của trò. Người học trò rơi lệ cảm ơn người thầy và người thầy cũng
mang trong lòng hình ảnh người học sinh thân yêu của mình sang trời Âu.
Ở Âu châu trời lạnh, nhớ nắng
Sài Gòn, nhớ phở Việt Nam, nhớ mùi ngò gai, thầy giáo xem phim Việt Nam cho đỡ
nhớ quê nhà. Ngạc nhiên quá, người học sinh ngày nào, bây giờ là một diễn viên
trong phim “ Mùi ngò gai”. Thầy xem phim lặng lẽ nhớ về tình thầy trò xưa, nhớ
Sài Gòn chợt mưa, chợt nắng Và ngày 20/11 nầy Thầy từ Anh quốc bay về Sài gòn
để thăm các thầy cũ, học sinh cũ của mình xem còn khỏe hay đã về cõi phiêu diêu
… nước nhược … non bồng …
Cũng trong quán kem ngày ấy,
thầy trò ngồi hai bàn đối diện nhìn nhau mấy lần. Thầy thấy nét kiêu sa trên
gương mặt cô học trò ngày nào của mình, nghĩ rằng cô ấy quên nhận không ra
người thầy giáo của mình. Thầy đứng lên bước về phía người học trò … không một
lời chào, thưa … không một cái gật đầu theo phép lịch sự. Thầy lặng lẽ bước đi,
tay sờ vào tim, cơn đau nào làm vỡ cả tâm nhĩ, tâm thất – vỡ cả động mạch tuần
hoàn.
Thôi xin tạm biệt Việt Nam , tạm biệt
Sài Gòn chợt nắng, chợt mưa …
(Trích trong quyển BÓNG MÁT của Đặng Lang Anh tức thầy Đặng
Trung Thành – Long Xuyên tháng 4/2009 ).
Người thầy giáo trong chuyện
kể thứ nhất là Ông Nguyễn Hiến Lê, ông Nguyễn Hiến Lê là 1 trong những người
thầy đầu tiên dạy ở trường Trung học Thoai-Ngọc-Hầu Long Xuyên, người mời ông
đến trường dạy học là Tỉnh Trưởng Nguyễn Ngọc Thơ ( sau nầy là Phó Tổng Thống
thời Ngô Đình Diệm Đệ nhất Công Hòa của
Miền Nam) (Mời cùng đọc Hồi ký Nguyễn Hiến Lê) . Đặc biệt câu chuyện người thầy
giáo cho mượn (hay tặng) vàng cho học trò vượt biên là chuyện có thật, nhưng
chưa tiết lộ . Hôm nay xin ghi lại đây chúng ta cùng xem ( có được sự đồng ý
của người viết là thầy Đặng Trung Thành ).
Xem bài : “ Những “HẠT MẦM” đã vươn lên “ của ông Đỗ
Hồng Ngọc, tôi mới nhớ lại có lần 2 ông “đôi co” với nhau , xin trích lại 1 đoạn giửa ông Nguyễn Hiến
Lê với ông Đỗ Hồng Ngọc nói về : LOẠI SÁCH HỌC LÀM NGƯỜI .
Trích : . . . . . . . . . .
Dưới đây tôi xét về loại HỌC
LÀM NGƯỜI trước hết .
Đã có lần tôi nói với thi sĩ
Bàng Bá Lân : “Những cuốn trong loại đó (của tôi) chẳng qua chỉ để cho thanh
niên đọc”. Lời đó làm cho 1 độc giả của tôi, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc “rất bực
mình”. Trong bài : “Ông Nguyễn Hiến Lê và tôi” (Bách Khoa số 436), ông (ta) viết :
-
Nhìn
lại toàn bộ tác phẩm của ông, không ai chối cãi giá trị của những cuốn Đông
Kinh Nghĩa Thục, Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, Đại cương triết học Trung quốc,
Ngữ pháp Việt Nam … và những Chiến tranh và Hòa bình, Sử kí Tư Mã Thiên, Chiến
quốc sách … Những tác phẩm đó thực sự có ích cho các nhà nghiên cứu, các sinh
viên đại học và đã đóng góp một phần đáng kể cho nền văn hóa miền Nam. Nhưng
theo tôi, những tác phẩm quan trọng trong đời ông, đáng cho ông hảnh diện chính
là những tác phẩm nho nhỏ ông viết nhằm mục đích giáo dục thanh
niên, hướng dẫn họ trong sự huấn luyện : Trí. Đức. Đó là :Kim chỉ nam của học
sinh, Tự học để thành công, Tương lai trong tay ta, Rèn nghị lực … nhất là
GƯƠNG THÁNH NHÂN của ông . Mà họ là ai ? Là những thanh niên thất chí bán hàng
xén như tôi thuở đó, như anh thợ may lận đận như anh Chín NS, là một giáo viên
tiểu học, một thư ký nghèo trong một công, tư sở nào đó … Họ là những người có
thiện chí , có tinh thần cầu tiến, hiếu học, nhưng vì hoàn cảnh mà lở dở. Họ là
thành phần đông đảo nhất trong xã hội ta lúc bấy giờ, một xã hội có vốn liếng
hơn ba mươi năm chiến tranh. Nhờ những cuốn sách đó, trước mắt họ mở ra những
cánh cửa mới, trong lòng họ nhen lên ngọn lửa nồng và dù có không “thành công”
nhiều, thì đời sống họ cũng sẽ được nâng cao, ít ra là về mặt tinh thần . ( Hồi ký NGUYỄN HIẾN LÊ trang 438-439).
11/5/2013 TRINH-KIM-THUẤN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét