31 thg 5, 2013

TRUYỆN NGẮN : SÉT ĐÁNH PHO TƯỢNG của HOÀNG XUÂN HOA

Cuộc lễ an vị pho tượng Phật Bà tại chùa X do Phất Văn Phát công đức đã hoàn thành mỹ mãn sau một ngày đàn tràng khai quang (hô thần nhập tượng) với một nghi lễ tưng bừng vui như hội. Trong ngày hành lễ ấy ai thích cơm chay thì ăn ngay tại chùa, ai muốn cỗ mặn để chén chú chén anh thì mời ra nhà hàng ngoài phố gia chủ khoản đãi hậu hĩ tới bờ tới bến luôn hai bữa bí tỉ quên luôn cơm nhà không cần phải nghĩ ngợi lâu

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI : CHÓ NHÀ THỊ TRƯỞNG của LƯU QUỐC PHƯƠNG Trung-Quốc (Vũ Tích Khuê dịch)

 Tiễn năm cũ, đón năm mới, thành phố tổ chức đêm liên hoan văn nghệ ở hội trường lớn.
       
 Đêm biểu diễn không bán vé mà phân phối cho các cơ quan đơn vị . Tám hàng ghế trên dành cho các vị lãnh đạo thành phố và lãnh đạo chủ chốt của các sở ban ngành.
       
 Buổi biểu diễn đã bắt đầu, nhưng một số vị lãnh đạo vì bận công tác hoặc việc riêng không đến dự, nên còn nhiều ghế để trống. Ai cũng biết xem biểu diễn văn nghệ, ngồi ở những hàng ghế phía trên là dễ xem nhất.  Vì vậy, có một người rời chỗ ngồi ở dẫy ghế phía sau tìm lên hàng ghế phía trên. Khi người này vừa mới bước lên, liền bị một chị đeo phù hiệu đỏ ở trước ngực cản lại.

30 thg 5, 2013

PHiếm luận chuyện tiếu lâm : CHUYỆN CẦM CHẦU 2 của TRỊNH-KIM-THUẤN

Trên chiếu rượu có 8 người, người nhỏ nhất 60 tuổi, người lớn nhất 80 tuổi, đặc biệt là anh Ba Bao, hôm nay trông lạ :cái đầu trọc lóc. Khi vào tiệc, anh giải thích : năm rồi, trồng được mấy công khoai môn (khoai cao, khoai sọ), trúng mùa lại rớt giá, lúc đầu 12.000 đ/kg, rồi 10.000 đ/kg … đến lúc anh thu hoạch chỉ còn 4.000 đ/kg, lỗ … chuyện trong gia đình đôi lúc … lại không vui, nên rằm tháng giêng nầy, anh đến chùa thí phát xuống tóc, tình nguyện ăn chay trọn tháng giêng, uống rượu thì không cử.

Giống như các chiếu rượu trước, thăm hỏi sức khỏe, mùa màng thời tiết, giá lúa lên xuống … hơn nửa tiệc, 

Anh Hai Đăng mở màn Chuyện TIẾU LÂM .

CHUYỆN 1 : CON CỌP và CON C.

29 thg 5, 2013

NHÀ THƠ HỮU LOAN : THI SĨ ĂN CƠM KÊ VÀNG, NỔI TIẾNG VÌ BÀI THƠ TÍM của VŨ BẰNG .

                          
Bài viết nầy được đăng trên tạp chí Văn Học ở miền Nam , số 139 tháng 11 năm 1971 (người sưu tầm T.K.T.)

Cho đến tận năm 1949, tôi thú nhận không biết Hữu Loan là ai cả. Về văn cũng như thơ, những cây bút ở ngoài kháng chiến vẫn là những cây bút cũ như Lý Văn Sâm, Bùi Hiển, Phan Du, Kim Lân, Nguyễn Tất Thứ, Lê Tam Kính, Thâm Tâm, Vĩnh Lộc, Hoàng Cầm, Trần Huyền Trân, Tô Hoài …Phần thì tin như thế, phần lại được nghe thấy các vị cao cấp, hồi đó bảo rằng muốn tạo một lớp thợ chỉ cần năm năm, chớ tạo một lớp văn nghệ sĩ phải mười năm là ít, tôi lại càng tin rằng các văn nghệ sĩ “mới lên” chưa có gì lạ lắm, cho nên thỉnh thoảng có đọc họ mà không mấy chú ý tìm cái hay của họ

28 thg 5, 2013

TIỂU PHẨM : CHO VÀ NHẬN sưu tầm



Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.

Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.

BI KỊCH KHÔNG ĐƯỢC NGHÈO của HOÀNG ANH NN


Không có thu nhập, cuộc sống khó khăn, nhưng lạ một điều là tỉ lệ hộ nghèo nông thôn vùng trũng vẫn cứ giảm nhanh. 

Chứng kiến sự thoát nghèo của người dân mà lo âu, bất an lắm. Họ thoát nghèo vì bắt buộc chứ cuộc sống chẳng khá hơn được tẹo nào.

Xót xa cha nhường suất nghèo cho con

PHIẾM LUẬN : CHUYỆN CƯỚP ĐÊM và CƯỚP NGÀY của TRỊNH-KIM-THUẤN


 Riêng tặng Ông Mai Ái Trực, nguyên Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường , người mà tôi khâm phục .

    Riêng tặng 2 Bác Tô Văn Trường và Bùi Văn Bồng , nhờ bài “ Tản mạn Tháng năm đỏ lửa” dẫn nguồn tôi viết bài nầy .

Trong truyện ngắn TRONG RỪNG TRÚC (Nhật Bản) của Akutagawa Ryunoske (1892-1927) kể lại 1 vụ án giết người, trước Tòa có đủ các lời khai nhân chứng : người tiều phu, nhà sư, người lính, bà lão, người thiếu phụ, âm hồn của người chết (người chồng), đặc biệt là lời khai của tên tướng cướp TAJÔ MARU

27 thg 5, 2013

RẮN BÁO OÁN = VỤ ÁN LỆ CHI VIÊN của TRỊNH-KIM-THUẤN

Vụ án Lệ Chi Viên đến giờ nầy vẫn còn bàn tán và nhiều nghi vấn. Trên TranNhuong.com cũng có viết về đề tài nầy. Biết bao nhiêu góp ý bấy nhiêu . Mùa Vu Lan năm nay : NHÂN QUẢ . Thôi thì gieo hạt nào, thì nhận lại ........

Trong lịch sử ngành Tư Pháp của Việt Nam có 2 vụ án mà bản án nặng nề và khủng khiếp nhất là Tru di tam tộc, đó là vụ án Lệ Chi viên đối với đại danh thần Nguyễn Trãi, triều Lê (năm 1442) và ông Cao Bá Quát một danh sĩ nổi tiếng triều Nguyễn (năm 1855).
Năm nay : Năm Quý Tỵ CON RẮN, xin kể lại vụ án Lệ Chi viên có truyền thuyết là Rắn báo oán.

26 thg 5, 2013

TRUYỆN NGẮN : CON VỆN VÀ BA NHÀ HÀNG XÓM của Nhà văn VŨ NGỌC TIẾN





1. Văn Tân là cây bút phóng sự điều tra có hạng của tờ “Tin nóng buổi chiều”. Báo ra vào lúc 18 giờ. Thành phố có vụ việc nóng xảy ra trong ngày, đến giờ đó là các sạp báo lớn nhỏ đều đông người tìm đọc bài viết của anh. Sớm hôm sau, các báo bạn có bài đề cập thì tin đã nguội. Đó cũng là ngón nghề cạnh tranh do anh hiến kế cho ông bạn thân làm Tổng biên tập từ lúc đặt tên cho số báo đầu tiên của Tòa soạn. Chiêu này không mới, anh học được nhờ khi du học ở Mỹ đã công phu điều tra thị trường, giao du học hỏi bạn nghề.

25 thg 5, 2013

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN : NHÂN DỊP HÒN ĐÁ ĐỀN HÙNG : ĐÊM XUÂN CHỮA BỆNH của TRỊNH-KIM-THUẤN

 ( Chuyện xảy ra vào khoãng năm 1950 thế kỷ trước, theo lời kể của chú Hai Thảo, thợ hớt tóc cùng quê.)Tin tức lan truyền rất nhanh , trưa ngày 29 tháng chạp năm ấy, đến chiều thì cả làng đều biết, cả làng kế bên là : Đêm 30 giao thừa Pháp sư Tư Tánh đấu chiến với BÀ CỐ để trị bệnh cho cậu Hai Sắc con của ông Bá hộ Tửu , chuẩn bị cho trận chiến nầy ông Bá Hộ phải lập 1 đàn tràng vuông vức 1 công đất (36 m x 36 m) được bao lại bằng vải tây đỏ khổ 1,2m, cách khoãng 3 m có 1 cây cờ phướng ….

Chuyện là như thế nầy : Cậu Hai Sắc con của Bá hộ Tửu là con một, được cha cho  đi học tận Sài Gòn, năm nay cậu hai bị bệnh nên về nhà sớm, về đến nhà nằm miết trong phòng, rên rĩ rã, cơm nước chả buồn ăn … Ông Bá hộ rước các thầy thuốc hay trong vùng … cho người chèo ghe qua tận chợ Long xuyên … nhưng đến nay bệnh tình không thuyên giảm … HẾT CÁCH …

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN : 3 BỨC THƯ TÌNH HAY NHẤT .

1) Thư Bồ Nhí Gửi Bà Vợ

Thưa bà , Dù chúng ta có vô cùng xung khắc, chúng ta vẫn phải nhất trí một điểm : chồng bà là đàn ông. Mà đàn ông thì sao? Ðàn ông thì ham thích nhiều thứ. Ham thích đến mãnh liệt. Và , bà đừng dấu em, bà hãy công nhận rằng, phụ nữ chúng ta yêu đàn ông vì họ ham thích và biết cách thực hiện nó (Chúng ta cũng ham thích nhưng thực hiện chủ yếu bằng cách mua nó). Ông thì thích máy móc, ông thi thích kiến trúc, ông thích vật lý và hóa học, ông dại hơn một chút thích thơ văn . Toàn những ham thích có lợi cho xã hội.

THƠ : SINH NGHI HÀNH của BÙI CHÍ VINH

Sinh nghi ta viết một bài hành
Vợ nghi chồng, em út nghi anh
Cha nghi con cái, bè nghi bạn
Thủ trưởng thì nghi hết ban ngành

Láng giềng dòm ngó nghi hàng xóm
Ngoài đường nghi phố chứa lưu manh
Ngay ta khi viết bài in báo
Cũng nghi mình kiếm chác công danh
Trời ơi, mọi chuyện sinh nghi thiệt
Chén kiểu thường nghi kị chén sành

Thời buổi công hầu như chén cứt
Thiếu chó, mèo ăn cũng rất nhanh
Mèo ăn cho chó leo bàn độc
Vừa sủa vừa nhai riết cũng rành
Trẻ con khát sữa ai cho bú
Vú mẹ gầy, sâu rúc nồi canh

Quang Trung bỏ núi Tây Sơn xuống
Hoảng hốt vì gương vỡ chẳng lành
Nguyễn Du chỉ một đêm dạo phố
Đoạn Trường ngồi viết lại Tân Thanh
Thúy Kiều phát triển nhiều như thế
Thảo nào đất nước hóa lầu xanh

Nhà tù phát triển nhiều như thế
Sĩ tử làm sao dám học hành

Ta làm thơ mà lòng đứt ruột
Suốt đời bao tử chạy loanh quanh
Lãnh tụ nói: đói quên nghi kị
Ơn ấy ngàn năm sáng sử xanh!

              BÙI CHÍ VINH .


24 thg 5, 2013

NHỮNG CHUYỆN CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM của TRỊNH-KIM-THUẤN


Xin kể dăm ba chuyện, bảo đảm chỉ có tại nước An Nam ta, không nơi nào trên thế giới có .

CHUYỆN 1 :

Chuyện xảy ra khá lâu, cuối năm 1996, xem xong buồn quá ! Ở vào thời đại văn minh, đất nước có trên 4.000 năm văn hiến, tại Trung tâm của cả nước : Thủ đô Hà nội lại xãy ra chuyện nầy .

Bài báo : “ HÀ NỘI NGOÀI ĐÊ, NGÀY NƯỚC ĐỤC “ Phóng sự báo Sài Gòn tiếp thị ngày 28/12/1996.

23 thg 5, 2013

BẢN GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP của Ông ĐẶNG VĂN VIỆT (có biệt danh Hùm Xám đường 4) , người lính già U 100= Lão thành cách mạng .



Theo yêu cầu của Bí thư chi bộ 3, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tôi là: Đặng Văn Việt, sinh năm 1920 (U100), 65 năm tuổi Đảng (1948) – Lão thành Cách mạng (1943), qua nhiều cấp ủy - qua chỉ huy nhiều mặt trận (MT/DS 9 – 7 – 4 – 5 – 6 ), đánh hàng trăm trận (thắng 116/120), năm lần bị thương (thương binh /4) –viết 15 đầu sách (3 giải nhất Văn học Nghệ thuật).

Vì tuổi cao, sức yếu, tôi chỉ xin góp một số ý kiến xung quanh một số vấn đề bức xúc mà nhiều người quan tâm.

THƯ VIẾT TỪ PRINCETON GỬI QUÍ VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA 12 CỦA GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU


Thư viết từ Princeton, ngày 27 tháng 5 năm 2009


 NQL: Thư gs NBC viết từ 5/2009, đến nay là tháng 5/2013, đã bốn năm rồi mà vấn đề trong lá thư vẫn còn nóng hổi. Quê Choa đã email hỏi NBC có phải thư này là của ông không và được NBC trả lời: “Vâng thư này em viết từ năm 2009. Không có hồi âm.”

22 thg 5, 2013

Giai thoại văn chương : XUẤT KHẨU THÀNH THI

Giai thoại văn chương thì rất nhiều và phong phú, bài viết nầy chỉ viết về Xuất Khẩu Thành Thi nghĩa là mở miệng là thơ .

Truyện 1 :  Lấy củi đậu nấu đậu : Sau khi Tào Phi (con của Tào Tháo trong Tam Quốc chí của La Quán Trung) lên ngôi vua, muốn loại trừ Tào Thực em ruột của mình, ở giữa triều, nhà vua lấy đề tài ANH EM, nhưng trong bài thơ không được nói đến 2 tiếng ANH EM, bắt Tào Thực trong 7 bảy bước đi phải làm xong bài thơ, không được, bắt tội tử

21 thg 5, 2013

THƠ XƯA : ĐÂY MÙA THU TỚI của XUÂN DIỆU


Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới! Mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng

Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò

Mây vẩn từng không, chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì

              XUÂN DIỆU

Tiểu phẩm : ĐIỀU ĐÀN BÀ THẬT SỰ MUỐN LÀ GÌ ?


 Trong một buổi học nói tiếng Anh, thầy giáo người Mỹ của chúng tôi ra một bài tập cho học sinh về nhà làm. Học tập một bài văn và suy nghĩ vấn đề của bài văn, buổi học tới sẽ thảo luận bằng tiếng Anh. Đó chỉ là một bài thầy giáo đưa ra để chúng tôi tập nói tiếng Anh. Nhưng nó đã đưa đến những suy nghĩ thú vị. Đại ý như sau:

Quốc vương Anh trẻ tuổi bị binh lính của nước láng giềng phục bắt. Được tính lạc quan và trẻ trung của Ase cảm hoá, nhà vua nước láng giềng không nỡ giết Ase và cam kết chỉ cần Ase trả lời được một câu hỏi vô cùng khó, Ase sẽ được trả tự do. Ase có một năm suy nghĩ vấn đề này. Trong vòng một năm vẫn không trả lời được, Ase sẽ bị xử bắn

20 thg 5, 2013

CA DAO TRONG TUỒNG CẢI LƯƠNG của TRINH-KIM-THUẤN

( Riêng tặng Dương Bửu Hoàng và Nhan Thị Mai )

+ PHÁC HỌA VỀ CẢI LƯƠNG :  Miền Nam khoãng thời gian 1960 – 1975 có hai ông thầy tuồng (còn gọi là soạn giả) nổi tiếng  là HÀ TRIỀU – HOA PHƯỢNG . Hai ông nầy soạn rất nhiều tuồng cải lương, đa số là tuồng hay, ăn khách, cũng là hai người có số tuồng cải lương hay nhất trong năm, đoạt Giải THANH TÂM nhiều nhất (so với các soạn giả khác), thời ấy vàng ở miền Nam giá rất rẽ và nhiều, không hiểu tại sao Ban Giám Khảo không đặt tên cho giải thưởng nầy là HUY CHƯƠNG VÀNG nhỉ ?

Truyện ngắn nhiều kỳ : CÂY BÀNG LÁ ĐỎ của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT


KỲ  CHÓT

Tuổi già không làm khuôn mặt ông hom hem như nhiều khuôn mặt những người tuổi ông tôi đã thấy ở Hà Nội. Mặt ông vẫn giữ được vẻ đầy đặn có thể gọi là tròn trịa. Với cặp mắt húp húp Huy Cận nhìn tôi và bắt đầu câu chuyện bằng một câu hỏi: "Cháu Thiết năm nay được bao nhiêu tuổi?". Sau khi tôi nói tuổi của tôi, trầm ngâm hồi lâu rồi ông nói, giọng ngậm ngùi: "Cháu có biết không? Thế là cháu đã già hơn bố cháu bốn tuổi khi bố cháu mất đấy!"

19 thg 5, 2013

CẢM ƠN ! CẢM ƠN ! của HỒ NGỌC NHUẬN


Cảm ơn Phương Uyên, Nguyên Kha


Tòa án của chế độ ngày 16/5/2013 đã đưa 2 sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ra xử.Trong phiên tòa một ngày, tại Long An . Sau khi giam giữ 2 bị cáo hơn nửa năm. Thuật ngữ dùng cho các cuộc xử , cả bình thường cả bất bình thường, gọi đó là kiểu “làm gọn”, có khi chỉ cần “một cái rụp”… là xong. Kiểu “xử gọn” như vậy có đáng gọi là một việc làm đàng hoàng không ? Và ai làm một việc không đàng hoàng có phải là nhục không ?

PHẠM TỘI GÍ ĐÂY ? TA THỬ HỎI TỘI TRUNG VỚI NƯỚC, VỚI DÂN À ? CỦA GIÁO SƯ TƯƠNG LAI


Nhân ngày 19.5

Câu thơ Hồ Chí Minh viết trong "Ngục trung nhật " cách nay đúng 70 năm bỗng ngân vang trong những ngày tháng Năm cháy bỏng qua lời của Phương Uyên trước tòa án Long An ngày 16.5 :  Tôi yêu nước, tôi thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ tôi bị bỏ tù vì thể hiện lòng yêu nước ấy... Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước, chúng tôi làm xuất phát từ tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn".

18 thg 5, 2013

MỘT BÀI THƠ - MỘT CUỘC ĐỜI của TRỊNH-KIM -THUẤN ghi lại

Hôm nay : các cháu nội và cháu ngoại đã thi xong. Thế là mùa Hè lại đến .... bâng khuâng nhớ đến hôm nào, cách đây trên 40 năm cô giáo cho học bài Văn "TÔI ĐI HỌC" của ông Thanh Tịnh ...  Kỷ niệm tràn về .....

Năm vừa rồi , có người bạn học năm nảo, năm nao ... Trước khi gác bút ( gác kiếm ...) còn luyến tiếc... làm bài thơ rất xúc động ... tùy theo suy nghĩ của từng người . Mời cùng xem nhé :

                                                 PHÚT     8 9

                                Phút 8 9  ta đứng trên hành lang vắng .
                                Coi thi phòng 14 - 20 .
                                Nắng gợn sóng, sân trường im ắng .
                                Có con chim nghiêng cánh lưng trời.

NHỮNG CÂU NÓI RẤT HAY TRONG TUẦN :


Nguyễn Phương Uyên: "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm".

Đinh Nguyên Kha: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội". 

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN THƠ VUI : VỊNH CHÙA MỘT CỘT


VỊNH CHÙA MỘT CỘT.

Một cột, Một cột lại Một cột.
Thảm thương bây chừ chùa lại dột.
Thích Ca thẹn thùng che nón lá.
La Hán trùm tơi giống khỉ đột.
Thăng Long nghìn năm chi nghìn tỷ.
Xá chi có cái chùa Một Cột.
Bàn tới, bàn lui bàn mãi mãi .
Văn Hóa nằm trong tay lũ dốt.


Tạo hóa gây chi cuộc hí trường .
Thấy chùa Một Cột thật thảm thương .
Thích Ca nón lá :  che mưa dột.
La Hán choàng tơi : chắn hạt sương .
Thăng Long ngày trước : đâu như thế .
Hà Nội hôm nay : thật chán chường.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo.
Cảnh đấy người đây, luống đoạn trường .


                 14/5/2013  TRỊNH-KIM-THUẤN

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN : TỪ NGÀY TUI LẤY ÔNG ĐẾN GIỜ Truyện sưu tầm


Từ ngày lấy ông ấy đến giờ , tôi cứ như làm mọi cho ông ấy , rồi đến 3 thằng con , lớn tồng ngồng rồi , chẳng thằng nào chịu lấy vợ . Chúng báo hại tôi suốt ngày chợ búa , cơm nước hầu hạ . Cứ đến cuối tuần , bốn cha con lại nhậu nhẹt đến một hai giờ khuya , rồi thì là kéo nhau đi ngủ , thức ăn thức uống dư thừa , để bừa trên bàn . Sáng sớm tôi phải dọn dẹp chùi rửa , gớm ghiếc quá ! Như sáng nay , tôi dậy , thấy đầy một bàn thức ăn , bát đĩa dơ bẩn ! »

NHỐ NHĂNG SÁCH TUYỂN CHỌN của nhà văn VŨ NGỌC TIẾN

MỞ MIỆNG NÓI RA GÀN BÁT SÁCH
MỀM MÔI CHÉN MÃI, TÍT CUNG THANG              NGUYỄN KHUYẾN     

                                                                              (Thêm riêng của GOTPHIEUDU)


Khoảng 10 năm lại đây, mỗi năm lại thường nở rộ trên thị trường một loại sách tuyển chọn theo chủ đề, theo nhóm tác giả hoặc theo năm ra đời tác phẩm (truyện ngắn hay về tình yêu, truyện ngắn của các tác giả trẻ hoặc tác giả nữ, truyện ngắn hay năm X…) Sẽ là việc rất tốt cho bạn đọc nếu đó là sự tuyển chọn công phu, nghiêm túc và đúng luật. Tiếc rằng lại không được như thế!

TRUYỆN NGẮN NHIỀU KỲ : CÂY BÀNG LÁ ĐỎ của nhà văn NGUYỄN TƯỜNG THIẾT

                      KỲ  4 :

Đồn xa quằn quại bóng cờ 
Phất phơ buồn tự thời xưa thổi về. 
(“Chiều xưa” - Huy Cận) 
 
Thốt nhiên tôi hiểu vì sao bố tôi yêu hai câu thơ ấy. Bằng vào một cảm nhận có tính cách linh liêng hay bằng vào một thứ cảm quan có mang di truyền tính, tôi không biết, nhưng tôi trông thấy giống như ông đã trông thấy, qua hai câu thơ, cái quằn quại của tâm hồn ông và cái hồn xưa hiện về ám ảnh ông khôn nguôi. 

17 thg 5, 2013

TRUYỆN NGẮN NHẬT BẢN : CÂU CHUYỆN BÁT MÌ ( sưu tầm )


Câu chuyện bát mì

Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.

Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ

PHIẾM LUẬN : CHUYỆN NÓI LÁI của TRỊNH KIM THUẤN


Không lẽ mình là người Việt, mình cho rằng tiếng Việt là nhất dương chỉ, thì chẳng khác nào : mèo khen mèo dài đuôi hở quí vị ? Ngẩm nghĩ thì thật thế ạ ! nào là kho tàng chuyện cổ tích, nào là kho tàng ca dao, tục ngữ, Truyện Kiều … nhưng độc đáo nhất là CHUYỆN NÓI LÁI , có lẽ trên thế giới ít có nước nào được như ta. (đây là phiếm luận, người viết chỉ biết mỗi một ngôn ngữ là tiếng Việt, có điều chi sơ suất nhờ chỉ giáo thêm. Cám ơn.), chẳng hạn như : bí mật = bật mí ; vũ như cẩn = vẫn như củ ; bắt cọp, nắng cực, vũ đạo, đạo cụ …..

Nói lái thì có phần thanh và phần tục, phần tục thì vui hơn, nói lái thì có lái giỏi, lái dở , kỵ nhất là lái vọt ….có 1 người nổi danh tên  là Bùi Thanh Hiếu có bút danh là Người Buôn Gió và Lái Gió

CÂU NÓI HAY CỦA ÔNG TRẦN HỮU DŨNG về 2 em Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

Tôi có linh cảm rằng, trong tuơng lai không xa, khi Việt Nam thật sự được tự do và dân chủ thì tên hai em này (và những người như hai em) sẽ là những dấu son trong lịch sử, còn những người hiện "ủng hộ Điều 4", dù họ có là những giáo sư tiến sĩ học hàm học vị cao đến bực nào, danh tiếng trong ngành của họ có lẫy lừng đến đâu, sẽ nhiều lắm là được ghi tên trong một cước chú ngắn (a footnote to history!), mà khi đọc lại thì chính những người ấy (mà tôi nghĩ rằng vẫn còn chút lương tâm) sẽ thấy tự xấu hổ suốt cả đời, một tì vết không bao giờ phai trong sự nghiệp khoa học của họ. ( Viet Studies ngày 17/5/2013 )

16 thg 5, 2013

Truyện ngắn nhiều kỳ " CÂY BÀNG LÁ ĐỎ " của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT

KỲ  3

Chiếc xe buýt bỏ Quốc Lộ số 1 ở gần Hoa Lư đi vào một con lộ nhỏ hơn. Mốc chỉ đường cho thấy còn cách Phát Diệm 25 cây số. Xe chạy chừng chục cây thì tiến sâu vào vùng giáo xứ đánh dấu bằng những nghĩa trang bên đường với hàng trăm ngôi mộ mang dấu thập tự trắng, những ngôi nhà thờ tuy nhỏ nhưng nhiều vô kể, gây cảm tưởng là nhà thờ còn nhiều hơn những cấu trúc khác trong vùng. Gần vào thành phố, xe chạy dọc một quãng dài theo một con sông nhỏ ở mé trái rồi qua môt vài con phố rất hẹp nhà cửa hai bên bé nhỏ cũ kỹ trước khi đến nhà thờ chính tòa Phát Diệm.

TÙY BÚT " VĂN KỲ THINH, BẤT KIẾN KỲ HÌNH " ghi lại vài kỹ niệm với anh VŨ NGỌC TIẾN



Kính gởi hương hồn BS Trương Thìn khi viết xong bài nầy BS đã mất, riêng gởi BS Đổ Hồng Ngọc .... tác giả hạt đã "nẩy màm" viết về học giả NGUYỄN HIẾN LÊ .


Lang mang trên mạng, thấy tin tập truyện ngắn RỒNG ĐÁ của Lê Mai và Vũ Ngọc Tiến – Nhà xuất bản Đà Nẳng vừa phát hành lại có lệnh thu hồi ngay.

Tìm đọc được 3 truyện ngắn : Âm bản chiến tranh, Vị phồn thực và Chù Mìn Phủ và Tôi của Vũ Ngọc Tiến. Hay quá ! Từ lâu đọc truyên chiến tranh, chỉ đọc toàn là các truyện dương bản, nay được đọc truyện âm bản, nhất là truyện Chù Mìn Phủ và Tôi viết về trận chiến biên giới Việt-Trung năm 1979, buồn quá, buồn cho số phận những người tốt bị guồng máy chiến tranh cuốn hút vào.

" MINH TRIẾT " MÀ NHƯ THẾ NÀY HAY SAO ? của Nhà văn LỮ PHƯƠNG


Ông Nguyễn Khắc Mai – được giới thiệu là nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương – vừa viết một bài ca ngợi “giá trị minh triết” của K. Marx, căn cứ vào đó nêu ra hàng loạt những “nghịch lý” mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã gặp phải trong khi đem những tư tưởng của triết gia này áp dụng vào thực tế. Những “nghịch lý” này xem ra được nhiều người chú ý một cách thích thú nhưng thật ra không có gì mới mẻ cả vì tôi thấy, từ nhiều góc nhìn khác nhau, đã được nhiều tác giả trong nước nói đến từ lâu rồi. Điều tôi quan tâm trong bài viết này chỉ là mấy chữ “giá trị minh triết” của K. Marx vì tôi thấy trong một khung cảnh văn hóa mà bất cứ một anh vớ vẩn nào cũng có thể tự cho mình cái quyền nhổ nước bọt vào sách vở của Marx, mấy chữ “giá trị minh triết” của K. Marx ở đây dù sao cũng nên được quan tâm thích đáng

15 thg 5, 2013

CON CHÔM CHÔM của NGUYỄN QUANG LẬP


Đầu tháng 12 năm 1980 tụi mình vừa tốt nghiệp từ quê ra lại trường để chuẩn bị đi bộ đội. Lúc này đang chiến tranh biên giới Việt- Trung, sinh viên nam ra trường đều được gọi vào bộ đội, trừ những những thằng sứt môi lồi rốn. Vui nhất là những thằng lý lịch xấu không được đi nước ngoài nhưng đi bộ đội để đánh nhau với địch thì lí lịch xấu mấy cũng trúng tuyển tất, sao mà ta chủ quan quá, hi hi.

TÀI - TAI của THÁI DOÃN HIẾU

Không một thiên tài nào là không bị bức hại    VONTER
                                                               
Lê Ngô Cát ngồi Tri huyện Thất Khê đã được mấy niên !

Ông huyện trẻ không thấy non nước Cao Bằng thơ mộng như trong ca dao ai đó từng nỉ non tủi hờn “ Nàng về nuôi cái cùng con - Để cho anh trẩy nước non Cao Bằng”, mà chỉ thấy từng giải rừng thiêng chập chùng hoang vắng, suối reo róc rách, chim hót líu lo, mang hoẵng tác váng thung ghê rợn cả hoàng hôn. Có chăng nét gợi cảm đến rưng lệ là thành quách nhà Mạc trơ gan cọ mãi với nắng mưa năm tháng như một thoáng hoài cổ mơ hồ. Mấy lần bệnh sốt nước ngã nước quái ác quật ông xuống hành cho trụi lủi râu tóc. Lê Ngô Cát phập phồng sống trong tâm trạng buồn nhớ quê nhà, bất đắc chí vì cuộc đời này đầy rẫy bất công !

Tiểu phẩm BỐ VỢ


Bố vợ mình là bộ đội, lúc về hưu là Đại tá, mẹ vợ mình cũng là bộ đội làm cấp dưỡng, lúc về hưu là Đại uý.
Hồi chiến tranh bố vợ mình đi B, bom B52 nổ thùm thùm trên đầu, chẳng sợ, nhưng về nhà thì bố hơi bị sợ. mà không, nói là “nể” vậy…mẹ vợ mình.
Mình về làm rể thứ hai trong nhà. Bố vợ mình gọi con rể bẳng “ông” , xưng “mình”, có lúc gọi ông xưng tao.

THỊT  CHÓ .

Thịt chó là món bố vợ mình mê mẩn. Nhưng mẹ vợ mình ghét món này. Ba cô con gái cũng ghét món này cay đắng. Bố thành cô đơn.

Hôm vừa rồi mình đi mua thịt chó về nhà mời bố đánh chén. Mẹ vợ mình vì nể con rể nên chỉ chau mày chứ không ra mặt phản đối. Mình hồn nhiên lấy mâm bầy đủ bộ thịt chó, mắm tôm, lá mơ, riềng, sả…giữa nhà

14 thg 5, 2013

Truyện ngắn nhiều kỳ : CÂY BÀNG LÁ ĐỎ của nhà văn NGUYỄN TƯỜNG THIẾT

KỲ  2 :

Hai bên vệ đường loáng thoáng rải rác những căn nhà bé thấp mái ngói xưa cũ, những cây bàng cành lá tiều tụy, những chiếc lá xơ xác bám phủ bụi đường mất đi cái màu lá xanh bóng bẩy của những cây bàng trong thành phố, những hàng quán vắng trần trụi trên xe nhìn thống qua nhà những chiếc bàn ghế gỗ xiêu vẹo, trước quán những bảng chữ quen thuộc tôi thấy cùng khắp miền ngoại ô Hà Nội. Thịt chó. Cơm phở. Bia hơi. Chiếc buýt xuôi nam theo quốc lộ một, vượt qua một cái mốc thấp màu trắng ven đường. Phủ Lý 62 cây số. Sau những căn nhà thấp, những hàng tre bờ ao đã thấy xuất hiện và ở xa nữa cánh đồng lúa đã bắt đầu mở ra. 

ĐÂU LÀ HỒN CỐT 'MA CHIẾN HỮU" ? ... của Nhà văn VŨ NGỌC TIẾN

Hôm nay trong bài "Mãi không quên bản hùng ca ở Gạc Ma (Van hoa online) lại thấy lời bình : Nhưng lại "quên" TÊN kẻ thù nào đã xâm chiếm đảo của ta ... vào những tháng đầu năm 1988 nhằm ngăn chận ý đồ của nước ngoài đánh chiếm 1 số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta. " Tác giả NGUYỄN HÒA " ở đây không biết có phải là NGUYỄN HÒA DAO,BÚA Vụ trưởng ở báo Nhân Dân không ?  ( BONGVB Điểm tin Láng giềng 14/5/2013).


GÓT PHIÊU DU xin đăng lại bài viết nầy của Nhà văn VŨ NGỌC TIẾN  :


Lời thưa: Giải Nobel văn học năm 2012 vừa trao cho nhà văn TQ Mạc Ngôn- tác giả Đàn Hương Hình, Vú To Mông Nở… theo thiển nghĩ của tôi là xứng đáng, mang vinh dự về cho văn học TQ và châu Á. Mấy ngày qua, có lẽ vì quá căm phẫn bọn bá quyền TQ hung hăng bành trướng độc chiếm biển Đông nên có người viết comment trên trang của anh Ba Sàm rằng “Mạc Ngôn còn nợ nhân dân VN một lời xin lỗi về cuốn Ma Chiến Hữu” hoặc như ông Vũ Xuân Tửu viết hẳn một Entry trên trang Nguyễn Trọng Tạo.org rằng “Ma Chiến Hữu xuyên tạc, bài xích VN”. Nhớ lại 4 năm trước, sau vụ án cuốn Rồng Đá, cư dân mạng lại xôn xao bàn luận quanh cuốn Ma Chiến Hữu, kết tội tác giả khá nặng nề nên theo gợi ý của anh GS.Trần Hữu Dũng- chủ trang web viet-studies, tôi đã viết bài về tác phẩm này của nhà văn Mạc Ngôn. Nay công bố lại để mọi người cùng suy ngẫm…

VÌ ĐÂU NÊN NỖI của Nhà văn LỮ PHƯƠNG.



Tác động văn hoá của “đổi mới”xét như một mô thức phát triển
Vấn đề xuống cấp văn hoá và nếp sống hiện nay đã lan rộng đến mức báo động đỏ, khắp nơi đã có rất nhiều người lên tiếng cảnh báo thống thiết. Theo tôi thì đây không phải chỉ là sự suy thoái riêng rẽ và đơn thuần về đạo đức, văn hoá mà thực sự bắt nguồn từ cái mô thức phát triển tổng thể đã quy định sự suy thoái thuộc các lĩnh vực này.Tính chất trầm trọng của sự xuống cấp văn hoá đó cũng chính là ý nghĩa phá sản trầm trọng của một mô thức phát triển mang tính chất lịch sử mà chúng ta đã chọn và cũng vì vậy vấn đề đặt ra ở đây sẽ là vấn đề đi tìm nguyên nhân phá sản về mặt lịch sử của mô thức đó. Tôi có một bài viết đặt vấn đề một cách tương tự [xuất hiện trên Diễn Đàn, số 27, 01.02.1994],  tham gia một đề tài nghiên cứu do trung tướng Trần Độ đảm nhận cách đây gần 20 năm, nay xem lại thấy vẫn còn có những điều thích hợp nên nhân dịp này xin tóm tắt tinh thần bài viết đó vào vài điểm, có thêm  một vài ý bổ sung.

13 thg 5, 2013

TRUYỆN NGẮN NHIỀU KỲ : CÂY BÀNG LÁ ĐỎ của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT

   K Ỳ   1  :

Buông từ trên tít cao rơi lửng ở ngang chừng, những dây rễ con đan kết vào nhau bện thành từng chùm thả xuống như tấm rèm thưa vây che thân cây si già sần sùi, cổ kính: Hà Nội trong mắt tôi cũng đan kết dính quyện với nhau như thế. Trong cái nhìn của tôi không thể nào tròn vẹn là một Hà Nội những năm đầu của thiên kỷ mới mà luôn có lẫn cái nhìn cũ kỹ của chính tôi thời thơ ấu, có vương cái hồn những người cật ruột của tôi phơi bầy qua những dòng văn lãng mạn nổi tiếng một thời. 

Đêm Hà Nội có lễ hội. Tết Trung Thu năm nay lại rơi đúng vào tối thứ Bẩy. Tôi bước xuống từ lầu nhà Thủy Tạ thấy mình rơi vào dòng người tấp nập ngược xuôi xung quanh Bờ Hồ. Phố Lê Thái Tổ ôm sát nửa vòng hồ chứa cả một khối lượng không biết cơ man nào xe máy, tưởng như tất cả các chiếc xe của thành phố bỗng từ trăm ngả cùng lúc tuôn ra đi "thưởng trăng" nơi hồ Hoàn Kiếm. Trên những chiếc xe máy là cả một đàn thê tử: chồng thì gò lưng lách lạng, vợ ngồi sau ôm cứng bầy con; có xe ôi chao kẹp những ba đứa, những đứa bé nghếch mặt tay giơ cao chiếc que đèn lồng hay kéo sợi giây căng có buộc chùm bong bóng đủ màu.

12 thg 5, 2013

THÊM MỘT BÀI VIẾT VỀ : ÔNG NGUYỄN-HIẾN-LÊ




NGƯỜI “GIEO MẦM”  : ÔNG NGUYỄN HIẾN LÊ
 (Xin mượn tựa bài của ông Đổ Hồng Ngọc trên VietStudies)

*Niềm kính yêu gởi : thầy Lê-Văn-Trung, thầy Lã-Phượng(Lữ Phương) thầy Lộc, thầy Thành, cô Lương-Phi-Phụng, cô Bạch Tuyết, cô Ngọc-Diệp… những thầy, cô cho chúng em con chữ và cách học làm người ……

             - VẠN SỰ VÂN YÊN HỐT QUÁ  của Tân Khí Tật ,  lời mở đầu của quyển Hồi kí Nguyễn Hiến Lê..

                          
Hôm rày, trên mạng có một việc không biết vui hay buồn : bài viết của cô Trần Thị Trung Thu đi tìm mộ của ông Nguyễn Hiến Lê, một thầy giáo, một học giả rất nổi tiếng ở Miền Nam, câu chuyện trớ trêu là khi đến Phòng Văn Hóa TT huyện Lai Vung – Đồng Tháp, gặp cô quản lý Thư viện hỏi, thì cô nầy hoàn toàn không biết gì về Nguyễn  Hiến Lê , gặp anh Trưởng phòng Văn Hóa TT thì anh nầy cũng hoàn toàn không biết, sau cùng nhờ sự hướng dẫn của người thầy cũ qua điện thoại, mới biết phần mộ của ông tại chùa Phước An, cầu Cái Bường, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò ( cách huyện Lai Vung Phòng Văn Hóa TT .độ 5 km).( Đi tìm mộ Nguyễn Hiến Lê.)

Hôm rồi, nhà văn Vũ Ngọc Tiến và anh Hoàng vào Vàm Cống – Đồng Tháp chơi, ngày 04/4/2013 buổi sáng chúng tôi cùng đi thăm lại cái nền nhà cũ của nhà chí sĩ Tạ Thu Thâu tại Xã Bình Thạnh Trung (Lấp vò – Đồng tháp), kế là đi viếng mộ của ông Nguyễn Hiến Lê tại xã Vĩnh Thạnh (Lấp-vò – Đồng tháp), ngày đi viếng mộ trùng với ngày lễ Thanh Minh ( dập dìu tài tử giai nhân … thấy vui, vui …) (xem Ký sự Miền Tây  trên TranNhuong.com ngày 09/4/2013)

11 thg 5, 2013

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN : LÝ DO HAI VỢ CHỒNG CÃI NHAU .


Thế là hai vợ chồng cãi nhau

·                                 Thư giãn
Thanh Chung giới thiệu
(Bài này do một người bạn gửi tới qua email.)
Vợ tôi hỏi: Trên TV có gì không anh?
Tôi trả lời: Có rất nhiều bụi bậm, chắc tại em quên lau.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
_______________________________________________
Cuối tuần, vợ tôi muốn đi đến một nơi thật đắt tiền.
Tôi chở bả tới tiệm bán xăng.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
_______________________________________________
Đầu óc vợ tôi dạo này hơi nghễnh ngãng. Sau khi đi khám bác sĩ tâm thần về.
Tôi hỏi bả: Bác sĩ nói sao?
Bả nói: Bác sĩ bảo em làm việc và lo lắng nhiều quá, em cần được "yêu" mỗi tuần ba lần cho khuây khỏa và thoải mái. Mỗi thứ hai, thứ tư và thứ sáu.
Tôi nói: OK thứ hai, thứ tư anh chở em đi bác sĩ thì được, nhưng thứ sáu em phải gọi taxi vì anh bận đánh golf.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau

10 thg 5, 2013

CHUYỆN CỔ TÍCH NGÀY NAY


Tôi muốn bắt đầu câu chuyện này bằng Ngày xửa ngày xưa... có một người nhà giàu, rất giàu. Sự giàu có bắt đầu từ một cơ may - hồi đó, khi còn là cậu bé nghèo khổ chỉ mong được ăn no, ông đã được một người tốt bụng đưa về nhà nuôi nấng và cho ăn học. 

Ông thường kể lại chuyện này cho con cái nghe nhưng các con ông cười cho rằng đây chỉ là một trong những bài học đạo đức của ông mà thôi. 

Rất bận rộn nhưng tuần nào cũng vậy, ông dành ra một buổi tối ăn mặc như một người lao động bình thường và đi dạo. Nói là đi dạo nhưng thật ra là ông tìm gặp những ai cần giúp đỡ, ngay cả kẻ trộm cắp ông cũng không từ chối vì nghĩ rằng biết đâu sự giúp đỡ của mình sẽ là một cơ hội cho kẻ muốn hoàn lương.

BÀI PHÁT BIỂU HAY CỦA ÔNG STEVE JOBS - TẬP ĐOÀN MÁY TÍNH APPLE COMPUTER


Giữa tháng 6/2005, một bài phát biểu ở lễ trao bằng tốt nghiệp của trường ĐH danh tiếng Stanford (Mỹ) đã gây chấn động lớn ở các giảng đường ĐH và được đăng tải ở các báo giáo dục và kinh doanh trên thế giới, loan rộng trên internet.

Chủ nhân bài phát biểu này là ông Steve Jobs, Giám đốc điều hành của tập đoàn máy tính Apple Computer và xưởng sản xuất phim hoạt hình Pixar Animation Studio. Tôi bỏ học ở trường ĐH Reed sau sáu tháng nhưng vẫn ở lại loanh quanh đến tận 18 tháng nữa mới thực sự ra đi.

Tại sao tôi lại chọn bỏ học? Mọi thứ bắt đầu từ lúc tôi chào đời. Mẹ đẻ của tôi là một SV trẻ mới tốt nghiệp ĐH, chưa chồng. Vì thế, bà quyết định mang tôi cho làm con nuôi. Bà tin rằng nên để những người có bằng ĐH mang tôi về nuôi và đã sắp xếp sẵn mọi thủ tục cho con với 2 vợ chồng luật sư. Chẳng thể ngờ, đến lúc tôi chào đời, họ lại đổi ý muốn có con gái.

THƠ - VĂN MIÊN MAN ... của TRỊNH-KIM-THUẤN


Hôm rày dư luận xôn xao em Phạm Quốc Đạt , học lớp 11 Toán 1 chuyên, trường Lê Quý Đôn – Bà Rịa – Vũng Tàu, đã giúp người em học lớp 10 : TÓM TẮT TRUYỆN KIỀU vỏn vẹn bằng 38 câu thơ lục bát, để người em sử dụng cho buổi thuyết trình trong lớp học, ngoài ra em Đạt còn viết đơn xin nghỉ học cũng bằng 1 bài thơ lục bát.  Xem xong : “RẤT ĐỘC ĐÁO “.

MÀU LẠ


SGTT .Bức không ảnh đầu tiên mà vệ tinh viễn thám VNREDSat-1 gửi về khiến ai nấy bối rối. Trên dải đất chữ S bên bờ Thái Bình Dương, màu xanh của rừng giờ chỉ còn vài đốm nhỏ. Trong khi mọi người buồn rầu, một nhà khoa học an ủi:

– Thôi, không sao đâu, khi 500 sân golf xuất hiện thì nước mình lại xanh rì ấy mà!

Nghe thế cũng an lòng, mọi người tiếp tục nghiên cứu bức không ảnh. Một tiếng kêu mừng rỡ:

– Vàng, vàng choé! Mỏ vàng lộ thiên vừa xuất hiện!

9 thg 5, 2013

GHI CHÉP CỦA TRẦN HOÀI DƯƠNG (DI CẢO)


Thứ năm ngày 9 tháng 5 năm 2013 6:06 AM


TNc: Nhân ngày giỗ lần thứ 2 nhà văn Trần Hoài Dương, con trai Anh, cháu Trần Lê Quỳnh mời chúng tôi đến dự ngày giỗ THD vào chủ nhật này. Cháu Trần Lê Quỳnh gửi tới một ghi chép của THD trong di cảo. Đây là dạng bản thảo ghi lại theo cảm nhận của Anh. Xin cám ơn cháu Trần Lê Quỳnh và giới thiệu cùng bạn đọc..

Một miền Nam trù phú về của cải, năng động về cách tư duy đã mau chóng bị lụn bại vì đã áp dụng một cách máy móc giáo điều một số chính sách vốn đã lạc hậu và đã từng thất bại ở miền Bắc trước đây. Không hiểu sao người ta lại đem cái chính sách cải tạo tư sản đã quá sai lầm trước đây ở miền Bắc vào áp dụng trong Nam, gây ra biết bao đổ vỡ, khủng hoảng trong kinh tế ở vùng đất trù phú này? Rồi những đợt lùa dân đi khu kinh tế mới, những trại học tập cải tạo, những chính sách về văn hóa, giáo dục...Tôi được chứng kiến tường tận, cụ thể một thành phố Sài Gòn đầy tiềm năng trước đây cứ xuống cấp dần, nhếch nhác bệ rạc dần…

Tôi nhớ mãi chiến dịch tịch thu sách báo cũ trong toàn thành phố do Sở văn hóa thông tin phát động vào đầu năm 1976.

BA MẪU CHUYỆN NHỎ của NGUYỄN KHOA ĐIỀM


NQL: Quê choa thường vẫn không nhận đăng văn xuôi, nhưng với anh Điềm cần có ngoại lệ. Mọi người cứ nghĩ Nguyễn Khoa Điềm chỉ làm thơ, không viết văn xuôi. Mình cũng nghĩ thế. Nhưng một ngày tình cờ mình đọc được ký sự Cửa Thép của Nguyễn Khoa Điểm và thật bất ngờ trước văn xuôi của anh. Cái kí sự không kém gì kí sự Trần Đăng ấy đến nay không ai nhắc, anh Điềm cũng không nhắc, nhưng mình thì nhớ mãi.

Chùm chuyện nhỏ dưới đây Nguyễn Khoa Điềm nói anh viết “để tặng cháu ngoại đọc cho vui”, nhưng đọc chúng thấy 3 sự đời, 3 nỗi niềm chua chát…

Chuyện cây táo

Một cây táo mẹ có nhiều trái táo con rất đẹp, rất thơm. Táo mẹ không muốn cho ai hái những trái táo quý giá đó. Táo mẹ cho treo một tấm biển lên thân cây với dòng chữ : “ Táo chua lắm, ăn vào sinh ghẻ”. Mọi người hoảng sợ, thậm chí không dám đến gần cây táo

CƠM CÓ THỊT làm từ thiện không dễ của TRỊNH-KIM-THUẤN





TNc : Tôi đọc thư của anh Trần Đăng Tuấn mà buồn. Hình như chúng ta không “ Chính chủ” ngay cả trong việc nhân nghĩa.


Đọc thư của nhà báo Trần Đăng Tuấn gởi Bộ Trưởng Bộ Nội vụ về “Cơm có thịt (Tran Nhuong.com ngày 18/11/2012 8.13 AM).

Cái buồn chung là một việc làm từ thiện, được nhiều người ủng hộ (trong và ngoài nước), thế mà đã 5 tháng trôi qua …  sao chưa thấy hồi âm .

Đọc đi, đọc lại tôi thấy có 2 vấn đề :

Thứ 1 :  “Cũng có một điều nữa là chuyên viên có vẽ không thích cái tên quỹ “Cơm có thịt”.

Thứ 2  : “hay có sự e ngại nào với việc quản lý hoạt động thiện nguyện”.

Việc nầy làm tôi nhớ lại việc ở   quê tôi : Đồng Tháp – An Giang.
Xin trích lại 1 đoạn của nhà văn Vũ Ngọc Tiến gởi ông Trần Nhương : Lá Thư Sài Gòn 3 (đêm SG 24/6/2011 ; đêm HN 27/6/2011).

8 thg 5, 2013

THỨ TỰ ƯU TIÊN và HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 7 của HẠ ĐÌNH NGUYÊN


Chuyện cực ngắn: Trong giờ giáo dục công dân, thầy giáo hỏi học trò :” Nều cung điện Louvre chẳng may bị cháy, và bạn chỉ có thể cứu một bức họa duy nhất, vậy bạn chọn bức họa nào ?”


Phần đông học sinh trả lời : chọn bức Mona Lisa, vì đó là một trong những bức tranh quý nhất của bảo tàng.

Riêng em Jules Verne trả lời là em sẽ chọn bức tranh nào gần cửa thoát hiểm nhất. Vì em không thể chạy ngược lên lầu 2 để đến bứcMona Lisa đặt nơi thâm nghiêm, thì em sẽ bị lửa nuốt mất.

THƠ XƯA : VỌNG NHÂN HÀNH của THÂM TÂM


Thăng Long đất lớn chí tung hoành
Bàng bạc gương hồ ánh mắt xanh
Một lứa chung tình từ tứ chiếng
Hội nhau vầy một tiệc quần anh


Mày gươm nét mác chữ nhân già
Hàm bạnh hình đồi, lưng cỗi đa
Tay yếu đang cùng tay mạnh dắt
Chưa ngất men trời hả rượu cha

Truyện ngắn BA LẦN LẤY CHỒNG - KỲ CUỐI của NGUYỄN QUANG LẬP


Sau bữa cà phê với con Tím, tết mình đem vợ con về quê. Nghe tin mình về quê chị Điểm nhắn hai ba nhắn, nói cu Lập tranh thủ lên nhà chị chơi, có việc. Không lên chị giận đó nghe. Mình lên.
Mình hỏi chị Điểm, nói tụi nó răng rồi chị? Chị thở hắt, nói răng nữa. Lấy nhau chơ răng. Nhưng tao nghi kiểu đó không được ba bảy hăm mốt ngày mô. Mình hỏi sao, chị chép miệng nói tính con Tím tau biết, thích thì chết cũng đeo lấy, hết thích ba vạn cũng bỏ. Tính thằng cu nhà tau cũng rứa. Bây giờ chúng nó đang hạnh phúc nhưng ngó bộ éo le lắm em ơi. Mình nói chị đừng lo xa quá, chuyện hạnh phúc gia đình không ai biết trước được, chị cứ để vậy, đến đâu hay đó chị ạ. Chị lắc đầu thở dài, nói để răng được mà để, tau gọi mi lên để tính giùm cho chị đây.

7 thg 5, 2013

TẢN VĂN : DÂU BỂ - ĐỜI NGƯỜI của TRỊNH KIM THUẤN


        Trãi qua những cuộc bể dâu.
        Những điều trông thấy mà đau đớn lòng  (NGUYỄN DU)

Ba mươi tám năm trôi qua, đến hẹn lại lên , không khí trong cả nước mừng ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước .

Lời của Bác :    Bắc , Nam sum họp Xuân nào vui hơn !

Năm nay 30/4/2013 trên các báo, tivi … có nhiều bài viết : vui cũng có, buồn cũng có, hay cũng có, dỡ cũng có … trên TranNhuong.com có 2 bài viết : 
-
 30/4 chuyện bây giờ mới kể của nhà văn Nhật Tuấn.tại đây
- Gặp gỡ tháng TƯ của Đoàn Quang.tại đây

Ông Nhật Tuấn, hồ hởi kể : vừa vào đến Sài Gòn, gặp được người anh là nhà văn Nhật Tiến, thăm hỏi qua loa, kế tiếp là ra phố xả xui, xả hên gì đó … thái độ phóng khoáng, thoải mái ….

6 thg 5, 2013

TƯỞNG NHỚ MỘT NGƯỜI ANH EM của nhà văn LỮ PHƯƠNG


Tưởng Nhớ Một Người Anh Em


Có nhiều người đọc tên anh, tưởng đang gọi tên một người con gái: Nguyễn Ngọc Lan. Nhưng với tôi, hình hài anh mỏng manh thua cả một người con gái, anh đích thực là một bậc nam nhi. Từ hôm anh mất đến nay, đã đọc hơn mười bài viết đây đó nhắc đến tên anh với những nhận xét khác nhau, tôi thấy ý kiến sau đây dường như thích hợp với anh hơn hết: dù khi là linh mục hay đã hoàn tục, lấy vợ, có con, suốt đời, lúc nào anh cũng một mực trung thành với đức tin riêng biệt mà anh đã chọn, dám sống chết cho đức tin ấy, dựa vào đó không ngừng dấn thân tìm cách thay đổi cuộc sống, bằng lời nói, chữ viết và việc làm, thách thức tất cả, bất chấp tất cả những gì thiệt thòi và không hay mang đến cho bản thân.  
Tôi không có được lòng tin đó, cũng không chia sẻ hoàn toàn thái độ sống nhiều khi quá “cực đoan” của anh (như nhiều người đã nhận xét), nhưng qua suốt quãng thời gian hơn 30 năm gần gũi anh trong những hoạt động có mục tiêu chung (nhất là trong viết lách, làm báo sau 30.4.1975), tôi thật lòng kính trọng nhân cách của anh và có ý muốn bắt chước cách nói của anh, trong một bài báo bằng tiếng Pháp hồi anh còn ở bên Pháp, xem anh như một người anh em của mình, một người anh em theo cái nghĩa mà anh đã viết về những Phật tử trong nước bấy giờ đang bị chế độ độ Ngô Đình Diệm truy lùng, bắt bớ: “Phật tử, người anh em của tôi – Bouddhiste, mon prochain” (Témoignage Chrétien, 29.8.1963).

Truyện ngắn : BA LẦN LẤY CHỒNG . LẦN 2 CHỒNG HỈ CHƯA SẠCH MŨI .


Khi bỏ chồng đầu con Tím mới ba hai tuổi, còn giòn lắm. Có một kinh nghiệm xưa nay, đàn ông đàn bà đều vậy, vừa ly dị phải lo kiếm vợ lấy chồng ngay, để lâu mất hết nhuệ khí, cái duyên cũng mất đi, càng để lâu càng khó bước thêm bước nữa. Biết vậy nên bạn bè gặp nó ở đâu cũng hỏi nó léo nhéo, nói chồng chưa.. chồng chưa. Con Tím nhăn răng cười, nói chưa. Lập tức cả bọn xúm lại rối rít bày cách kiếm chồng cho nó. Con Tím đá cho mỗi đứa một phát, nói cút cả đi, tao ớn chồng con đến tận cổ rồi, cấm tụi bay nói chuyện đó.

THƠ XƯA TỐNG BIỆT HÀNH của THÂM TÂM


Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?

Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng…
Li khách! Li khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không

Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!
Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt

Một chị, hai chị cùng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay

Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay

Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say…
Mây thu đầu núi, giá lên trăng
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm

Ngừng ở ven trời nghe tiếng khóc
Tiếng đời xô động, tiếng lòng câm.[1]

             THÂM TÂM      1940 .

5 thg 5, 2013

PHIẾM LUẬN CHUYỆN TIẾU LÂM và NÓI LÁI


Trịnh Kim Thuấn

Riêng tặng hương hồn chú 9 Hùng người thầy yêu, kính . .

+CHUYỆN TIẾU LÂM :  ÔN CÁI LẰN – ĂN CÁI ĐẦU .
Anh Giáp vốn không khá giả gì, làm ngày nào ăn ngày ấy, chiều chiều giải ngể ở gia đình các người bạn, thỉnh thoảng cũng phải mời các chiến hữu đến nhà 1 bữa chứ ! nhậu ké mãi xem sao được .
Chiếu rượu chiều nay tại nhà anh Giáp với 4 người bạn, trong nhà chỉ còn 1 gà trống và 2 gà mái, hy sinh 1 con mái đãi khách vậy.

Thực đơn : Cháo gà và gỏi gà.  Lúc đầu các thực khách rôm rã bảo chủ nhà : đem ra ít thôi, chừa lại cho vợ con của mầy nữa chứ !

Đến lúc bắt mồi, bắt rượu, mồi cạn anh Giáp phải đem thêm … phần còn lại sau cùng để lại cho vợ và 2 đứa con chiều đi học về ăn, cũng đem ra nốt.

CÂU CHUYỆN ĐỊNH HƯỚNG của Mai Vũ .





Mai Vũ là một nickname tự nhận đang học lớp 5. Thỉnh thoảng vô chiếu Quê Choa đu đưa với các bác các cô các chú. Những cái còm của Mai Vũ rất vui. Nó vừa có chút hồn nhiên của trẻ nhỏ, nhưng vẫn ẩn chứa sự hài hước của một người lớn trải đời.
Sau đây là ba câu chuyện “định hướng” mà Mai Vũ “kể” năm 2010.


Cái Loan học ở lớp cháu là con cô Lý Hiệu trưởng.
Hồi học lớp 1, tên của nó là Phạm Thị Loan. Lên lớp 2 đổi thành Phạm Bích Loan, sang năm lớp 3 nhãn vở của nó là ghi là Phạm Kiều Loan và cho đến bi giờ, lớp 5, tên của nó là Phạm Mỹ Loan.

Thằng Lâm toét ghét cái Loan lắm nên giờ ra chơi viết thêm dấu nặng vào tất cả nhãn vở của cái Loan thành “Loạn”. Cái Loan khóc dãy dụa rồi chạy lên mách mẹ nó! Chiều hôm í thằng Lâm bị cô chủ nhiệm áp tải lên ngồi ở Ban giám hiệu viết liền một lúc 4 bản kiểm điểm

4 thg 5, 2013

TRUYỆN NGẮN : DÒNG SÔNG "CÂU TIỀN" của nhà văn MINH DIỆN



Năm kia về thăm quê, tôi được mời dự lễ khởi công nạo vét dòng sông Câu Lâu. Đó là công trình không lớn, được ngân sách nhà nước đầu tư vài  tỷ đồng. Ban lãnh đạo xã tỏ ra vô cùng hồ hởi.
           Lễ khởi công hoành tráng, rực rỡ cờ hoa. Bí thư đảng ủy Lê Trần Vũ diện comple, khuôn mặt vuông vức rạng  ngời, mái tóc muối tiêu, cặp mắt long lanh trong tròng kính trắng, cất giọng  sang sảng  đọc bài diễn văn dài năm trang giấy trước khi bổ nhát cuốc đầu tiên. Bí thư đảng ủy nói:

Tìm thông tin blog