18 thg 11, 2014

TIẾT LỘ ĐỘNG TRỜI CỦA BỘ TRƯỞNG CÔNG THƯƠNG VŨ HUY HOÀNG Báo Người Đồng hành:



Bộ trưởng Công thương: "Nhiều anh em còn phải dùng miệng thử phân bón!"

Như chưa thỏa mãn với câu trả lời của Bộ trưởng Hoàng với lý do công cụ thiếu nên hiệu quả chống hàng giả của đội ngũ quản lý thị trường chưa cao, đại biểu Khá tiếp tục chất vấn: Phân bón anh em còn thử được, nhưng với thuốc sâu thì sao, thưa Bộ trưởng.  

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng chiều 17/11, đại biểu Nguyễn Thị Khá bày tỏ quan tâm đến vấn đề tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Đại biểu Khá cũng cho biết, có những mặt hàng người dân sản xuất trong nước được, thậm chí là thừa, nhưng tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng nhái kém chất lượng gia tăng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến người dân, doanh nghiệp...


Vì vậy, đại biểu mong Bộ trưởng sẽ trả lời rõ ràng, cuối năm 2015 sẽ truy quét giảm được bao nhiêu phần trăm so với năm 2014 để người dân có thể yên tâm sản xuất.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Hoàng cho biết: Cái chung, cái tổng thể của ngành công nghiệp hỗ trợ thì là hạn chế. Nhưng nếu xét riêng từng lĩnh vực, từng ngành lại có kết quả khác nhau.

Cụ thể, về ngành ô tô, chúng ta nội địa hóa 40% đối với xe khách. Đối với xẻ tải, con số này vào khoảng 70. Tỷ lệ nội địa hóa xe con là thấp nhất chỉ có 10%.

Về xe máy, Việt Nam đã nội địa hóa trên 90%, bao gồm cả động cơ và xuất khẩu mạnh ra nước ngoài với kim ngạch 80 triệu USD. Ngành công nghiệp hỗ trợ của ngành đã phát triển đến mức có thể cạnh tranh và đẩy bật nhiều sản phẩm khác trong khu vực.

Về điện tử gia dụng như điều hóa, tủ lạnh..., theo Bộ trưởng Hoàng, mức độ nội địa hóa ở khoảng 30 - 35%, da giày vào khoảng 60%... trong khi đó điện tử tin học như di động tỷ lệ nội địa hóa mức độ còn thấp với 15%.

Trả lời ý thứ hai của đại biểu Khá về tình trạng các mặt hàng nhái, lậu có diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, Bộ trưởng Hoàng cho biết: Đây là vấn đề nhức nhối nhiều năm nay mặc dù các lực lượng chức năng đã hoạt động hết sức cố gắng.

Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của Bộ Công thương, Bộ trưởng mong có sự hỗ trợ từ các lực lượng khác có liêm quan như hải quan, công an, biên phòng...

Về nguyên nhân dẫn dến tình trạng này, Bộ trưởng Hoàng lý giải, do dung lượng thị trường chúng ta ngày càng phát triển mạnh. Giao thương hàng hóa tỷ trọng ngày càng tăng, đi liền với đó số phần tử làm ăn không chính đáng lợi dụng sự mở cửa của nước ta để đưa hàng giả, hàng kém chất lượng vào lưu thông.

Bên cạnh đó, Bộ trường cũng thừa nhận công tác đấu tranh của Bộ còn yếu. Đặc biệt, về phương tiện công vụ vừa yếu lại thiếu, trang thiết bị chưa đầy đủ cho nên đấu tranh hiệu quả chưa cao.

"Đi kiểm tra mà thiếu thiết bị kiểm nghiệm, để có thể xác định phân bón trên thị trường, nhiều anh em cục quản lý thị trường phải dùng miệng để kiểm tra thật giả. Đây là hiện tượng có thật", Bộ trưởng Công thương kêu khó.

Như chưa thỏa mãn với câu trả lời của Bộ trưởng Hoàng với lý do công cụ thiếu nên hiệu quả chống hàng giả của đội ngũ quản lý thị trường chưa cao, đại biểu Khá tiếp tục chất vấn: Phân bón anh em còn thử được, nhưng với thuốc sâu thì sao, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Hoàng cho rằng, việc lấy hình ảnh này chỉ mang tính chất ví dụ, dùng miệng để thử đó là vì chúng ta thiếu công cụ để kiểm tra. Không chỉ phân bón ,mà còn hàng hóa khác.

"Vừa quan Bộ Công thương có kiến nghị để Chính phủ xem xét bổ sung thiết bị cho các chi cục quản lý thị trường. Vì thiếu, yếu công cụ trang thiết bị nên rất khó khăn", Bộ trưởng Hoàng nói. 

Theo Mạnh Nguyễn - Bizlive

Oh, Hóa ra cán bộ nếm phân à?!!! 
Không biết trong các trường hành chính: Học viện Nguyễn Ái Quốc, các trường về lý luận cao cấp, trung cấp, các trường Cán bộ họ dạy những gì cho học viên nhỉ?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog