19 thg 11, 2014

AN GIANG : THƯƠNG NHỚ ! ! ! của TRỊNH KIM THUẤN


  Tạo hoá gây chi cuộc hí trường ……….. ( bà huyện Thanh Quan)

An Giang  là tỉnh có dân số đông nhất và diện tích đứng thứ 4 (sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau  tỉnh Long An) ở miền Tây Nam Bộ (còn gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long). Việt Nam. Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên.
An Giang là một trong sáu tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh) vào thời nhà Nguyễn độc lập, thành lập năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Tỉnh An Giang bị giải thể dưới thời Pháp thuộc và sau đó lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập, tồn tại từ cuối năm 1956 cho đến ngày nay.  (theo WIKIPEDIA – Bách Khoa toàn thư )

Thành phố Long Xuyên nằm ven bờ sông Hậu hiền hoà , thơ mộng và càng đẹp hơn nhờ bản nhạc :  DÒNG AN GIANG của nhạc sĩ Anh Việt Thu .

Dòng An Giang sông sâu nước biếc,
Dòng An Giang cây xanh lá thắm, lả lướt về qua Thất Sơn, Châu đốc
dòng sông uốn quanh, soi bóng Tiền Giang Cửu Long.
Dòng An Giang xanh xanh khóm trúc,
Dòng An Giang tung tăng múa hát, đêm đến dòng sông thở than bên mấy hàng cây hắt hiu đã mấy mùa xuân thanh bình. …………………………….
Bây giờ đã cuối Thu, mùa Thu với văn, nghệ sĩ là mùa buồn bả, nhưng lại lắm tình …. Chuyện cổ tích thời có : Ngưu lang – Chức nữ, nhạc thời có Thu sầu của Lam Phương, Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong……..

Thu  năm nay lại buồn hơn …  khi chứng kiến các di tích, công trình văn hoá ở Long Xuyên gắn với tuổi thơ năm nào bị mất dần  giống như người Sài Gòn đang tiếc nuối thương xá TAX sắp bị xoá sổ …..
Thành phố Long xuyên kể từ năm 1963, tôi 1 chú bé học trò vùng quê đến học lớp đệ Thất (lớp 6), hàng ngày đi bộ từ chợ Đường Ngang (đường Thoại Ngọc Hầu) qua cầu Hoàng Diệu  là đến trường trung học Thoại Ngọc Hầu , nhút nhác, bỡ ngỡ mãi đến nửa niên học mới kết bạn chung đường, chung lớp …. Thời ấy Long xuyên còn những chuyến xe ngựa chở các bạn hàng, hàng hoá từ chợ Long xuyên đến cầu Cái Sơn, Tầm Bót….
Long Xuyên có công viên Nguyễn Du thơ mộng, nằm ven bờ sông Hậu, có cái hồ nước tuyệt đẹp, có rạp hát Minh Hiển , rạp chiếu bóng Tân Đô và Thanh Liêm…
Đăc biệt rạp hát Minh Hiển  chuyên để các đoàn hát cải lương lớn (đại ban) đến hát như : Thanh Minh- Thanh Nga, Kim Chung, Dạ Lý Hương, Thủ Đô …. Thiết kế của rạp thật độc đáo, thời ấy sức chứa của rạp là 1.300 ghế là rạp hát lớn so với các tỉnh miền Tây thời ấy. Đặc biệt hơn nữa là rạp hát được xây dựng bởi vị kiến trúc sư tài danh : Ngô Viết Thụ ( ông là tác giả của Trung Tâm nguyên tử lực ở Đà Lạt, dinh Độc Lập ở Sài Gòn ….)
Vào khoãng 1970 (?)  có cái Ngân hàng Việt Nam Thương Tín cũng do ông thiết kế. Đây là toà nhà đẹp, hình tròn …. Rất đẹp, độc đáo , rất tiếc sau 30/4/1975 nhà nước lấy làm Ngân Hàng tỉnh, các quan chức cần chỗ làm việc, không cần đẹp nên cơi nới, xây thêm nay bít cả hình tròn ấy,  không ra hình thù chi cả …. Kế tiếp Ngân hàng Việt Nam Thương Tín xây Đài Tự Cường  tại công trường Trưng Nữ Vương ( ngang rạp hát Minh Hiển ),  nơi đây có 1 bồn nước lớn,  giữa bồn nước là 1 bông lúa lớn , cao thật đẹp, mỗi chiều và tối , bồn nước có những vòi nước phun cao …. Chiều chiều dân thành phố ra đây giải trí, ngắm cảnh , nam thanh nữ tú … tiếc thay ngay sau ngày 30/4/1975 các quan lãnh đạo mới tiến hành triệt hạ ngay cái bông lúa ấy, vì đây là sản phẩm của nguỵ để lại . Ôi ! cái bông lúa có tội tình chi ? Nay vẫn còn cái bệ của bông lúa ( không phá nổi vì làm quá chắc(?). Mấy năm gần đây, UBND Tỉnh lại cho xây cái bông lúa trước cửa VP.UBND tỉnh cái bông lúa, nhưng cái bông lúa nầy vẫn không thể sánh bằng bông lúa năm xưa.
Long Xuyên thời ấy có 2 trường trung học lớn : Thoại Ngọc Hầu và Chưởng Binh Lễ, nhưng cũng sau 30/4/1975 2 trường nầy bị xoá sổ, đổi tên vì đây là các quan lại triều Nguyễn….. mặc dù công trạng của 2 vị danh tướng, danh thần trong cuộc lập quốc và kiến quốc ở miền Nam rất lớn .
Năm nay rạp hát Minh Hiển lại biến mất, thay vào đó là 1 công trình mới, tiếc thay …. Tiếc như cái thương xá TAX  ở Sài Gòn …..
Vật đổi, sao dời… tạo hoá biến chuyển là lẽ thường tình, nhà nước cách mạng thay thế chế độ cũ Mỹ, nguỵ … chuyện non, chuyện nước thì để các cấp lãnh đạo lo, nhưng nghĩ đến chuyện thay đổi ở Long Xuyên lòng luống bui ngùi… ở trường  trung học Thoại Ngọc Hầu có Niệm Sư Từ thờ cúng các cô thầy đã mất, sau bị phá bỏ để làm hãng nước đá bẹ…. sau nầy khi trường được trả lại và phục hồi tên cũ, các cựu học sinh của trường phải làm đơn xin xây lại Niệm Sư Từ, cả mươi năm chính quyền mới đồng ý (?), suy nghĩ cũng lắm chuyện cười ra nước mắt …. Ôi ! phá đi những di sản cũ, rồi xây lại những cái mới, xem ra lại không bằng….
Người ta thường đề cao di sản văn hoá nhưng 1 số lớn đình, chùa, miếu mạo bị phá bỏ. Trước 30/4/1975 miền Nam không có lễ Nhà giáo 20/11, nhưng trường học có miếu Niệm Sư Từ lại bị phá bỏ …..
 Giáo dục học đường ngày nay : thầy giáo ép trò nạp tình để lấy điểm, kể cả một Hiệu trưởng ép học sinh của mình để dâng cho quan chức cấp trên …. Nữ sinh đánh lộn lột đồ nhau, quay phim đưa lên mạng… có vụ chết cả người….. Gần 40 năm xông xáo xây dựng thiên đường XHCN, mà nay 1 cựu cán bộ kháng chiến miền Nam phải ngậm ngùi : ……………………………………………………….
Qua đài Hà Nội, nguồn thông tin duy nhất cậu cháu tôi theo dõi tình hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhưng tôi cũng chỉ hiểu lỏm bỏm, thực sự không hình dung được những thành quả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc như thế nào! Khi ấy, Đảng phát động cải cách ruộng đất, đài Hà Nội đưa tin, bình luận nhiều nhất thu hút sự chú ý của tôi. Tôi hiểu đó là một cuộc cách mạng tất yếu phải tiến hành, nhằm đánh đổ giai cấp phú nông, địa chủ bóc lột, đem lại ruộng đất cho dân nghèo, thực hiện “người cày có ruộng” theo cương lĩnh của Đảng. Nhưng rồi đài Hà Nội đưa tin: Cải cách ruộng đất phạm sai lầm nghiêm trọng, Bác Hồ thay mặt Trung ương Đảng và Chánh phủ nhận sai lầm xin lỗi đồng bào, đồng chí và chỉ thị sửa sai…! Đọc báo Sài Gòn thấy tranh châm biếm anh bộ đội miền Bắc cầm mã tấu còn vấy máu chống mũi dưới đất, đứng trước xác người mặc áo dài khăn đóng đầu lìa khỏi cổ, phía dưới đệm dòng chử anh bộ đội than: “Trời ơi! bảo tôi chặt đầu, nó chết rồi nay bảo tôi sửa sai làm sao nó sống được!”. Lần đầu tiên theo cách mạng, tôi biết đến cải cách ruộng đất như vậy, thoáng cảm nhận có điều gì đó nghiêm trọng và khó hiểu đang diễn ra ở miền Bắc…!
        
 Đất nước của những bi kịch!
        
 Việt Nam – đất nước của những bi kịch! Tôi nói vậy chắc không ngoa! Hiệp định Genève là một bi kịch tồi tệ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, do các thế lực nước ngoài lũng đoạn gây họa chia cắt đất nước, dẫn đến các cuộc chiến tranh lớn nhỏ trong hơn hai thập kỷ với hàng triệu người chết, để lại những di chứng nặng nề trong lòng người! Ngày nay, sau bốn mươi năm hòa bình thống nhất, đất nước vẫn chưa bình yên, đang đối mặt với hiểm họa bành trướng, xâm lược của người “đồng chí” phương Bắc và đối mặt những vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng trong nước, cùng những bi kịch lớn nhỏ diễn ra trong mọi mặt ngóc ngách đời sống gia dình và xã hội của đất nước./-

    Kỷ niệm 60 năm Hiệp định Genève (1954 – 2014)            

 Trích :  Nỗi niềm người kháng chiến cũ của Nguyễn Minh Đào (nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ An Giang)
Theo    http://www.viet-studies.info/kinhte
Xem lại, ông Nguyễn Hiến Lê tả sơ cảnh thành phố Long Xuyên vào năm 1979 :
Tôi quay về cầu Hoàng Diệu bắc trên rạch Long xuyên, đứng giữa cầu ngắm một hàng  bảy gốc dừa trên bờ rạch trong khu Quân Y viện (1) : thân dừa vươn lên nền trời xanh, mây trắng, tàu dừa phe phẩy dưới gió, lấp lánh dưới ánh nắng, yểu đệu mà bóng bẩy . Phía mặt, bên kia đường lộ, dưới dốc cầu là một bụi ba cây dương, sừng sửng, hiên ngang trấn áp khu Bình Đức. Cả thành phố chỉ còn chổ nầy là cảnh thiên nhiên. Hồi tôi mới tới, cầu còn bằng sắt, hẹp, xe chạy qua nghe rầm rầm (2). Chiếc ghe hầu của tôi thường đậu phía dưới kia .

Một giọng hò văng vẳng từ dĩ vãng xa xăm :

                     Hó ơ …. Long Xuyên nước ngọt , gió hiền,
                     Tàu xuôi Nam Hải, ngược miền Nam Vang.
                     Thương hồ chiếc dọc, chiếc ngang,
                     Tiếng rao lãnh lót, nhịp nhàng chèo khua ….

Mới ngày nào mà thoắt đã non nửa thế kỹ ! Trên 30 năm nay tôi không còn được nghe thứ tiếng xuất phát từ đáy lòng mà dân quê gởi vào lòng trời đất trong những đêm khuya thanh vắng trên cảnh sông nước mênh mông đó nữa. Hết rồi ! Nếu còn thì chỉ còn trên những băng nhạc được ít chục năm nữa là cùng. Hết rồi ghe thương hồ, hết những cô em :

                       Chèo vô Núi Sập , lựa con khô cá sặt cho thật ngon , lựa trái xoài cho thật dòn, đem ra Long xuyên lựa gạo cho thật trắng, thiệt thơm.
                       Em về, em dọn một bữa cơm, để người quân tử. Hò ơ … để người quân tử ăn còn nhớ quê …..

Cái gì cũng có lúc cũng phải hết, nhưng khi truyền thống cũ đã tắt từ mấy chục năm mà chưa có gì để thay thế ….

Tôi không muốn vòng ra công viên Nguyễn Du trên bờ sông Hậu, phía dưới Sở Bưu Điện nữa, nơi mà trước ngày giải phóng, tôi thường lại ngồi trên ghế đá, dưới hàng điệp đỏ để hưởng cảnh gió mát trên sông, nhìn ghe tàu qua lại trước mặt. Vì nơi đó hai ba năm nay đã bị phá để làm chổ chất cát, đá, thùng dầu. Ngay cái hồ nhân tạo ở phía sau công viên, cách công viên một con đường trồng dừa mà tôi gọi là đường Cổ Ngư của Long Xuyên, nay cũng đầy lục bình, chiếc cầu gỗ bắc qua cầu đã gãy nát, chỉ còn trơ hai hàng cọc bê tông tro trẽn .

Tôi bùi ngùi xuống cầu Hoàng Diệu, theo đường Gia Long (2) cũ đi thẳng về nhà. Thăm thành phố bấy nhiêu đã đủ. Từ nay lại ngày ngày nằm trên võng dưới mái hiên, bên gốc mận đỏ mà nhìn mây và đọc sách .

          (theo Hồi ký  Nguyễn Hiến Lê )

Cuối thu                   19/11/2014  TRỊNH KIM THUẤN .

(1)     Nay là siêu thị Nguyễn Kim đối diện trường trung học Thoại Ngọc Hầu .
(2)     Nay là đường Tôn Đức Thắng .



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog