Lên đồng
Khen
ai khéo vẽ cảnh lên đồng
Một lúc lên ngay sáu, bảy ông.
Sát quỉ ông dùng thanh kiếm gỗ
Ra oai bà giắt cái khăn hồng.
Cậu giương tay ấn tan tành núi.
Mợ chỉ ngọn cờ dốc cạn sông .
Đồng
giỏi sao đồng không giúp nước
Đồng
bóng ngày xưa đa số là dốt nát, cộng thêm dân trí nước ta thời ấy còn kém nên
họ bày trò để kiếm sống, chính Tú Xương đã vạch trần những trò lừa đảo kể trên.
Nhưng thế kỷ nầy lại khác, thời đại con người đã lên đến Mặt trăng, chuẩn bị
lên Sao Hỏa .
CHU
MỘNG LONG : Các nhà Ma học mang học hàm, học vị của Giáo dục Việt Nam…đã
phô diễn hết mức trình độ khoa học của mình bằng mọi cách biện hộ cho những
hoạt động phản khoa học của giới đồng bóng. Họ cũng là những đảng viên cộng
sản, trình độ lý luận chính trị trung hoặc cao cấp (vì có người từng làm đến
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng) nhưng lại phản bội lại ý tưởng của mình bằng cách
mượn danh khoa học để mưu toan lập ra 1 thứ tôn giáo kỳ quặc đẩy nhân dân vào
cuộc sống của một “Quốc Gia Âm”(chữ dùng của Giáo chủ Hoàng Thiên Long Nguyễn
Thị Điền)…
Những
người nầy định đánh tráo chủ nghĩa cộng sản khoa học sang chủ nghĩa đồng bóng ư
?...
Sự
buông lỏng cho hoạt động đồng bóng hoành hành, không thể không có trách nhiệm
của cơ quan quản lý văn hóa, tín ngưỡng. Chuyện buôn thần, bán thánh trong các
lễ hội hàng năm không phải không liên can đến hoạt động đồng bóng nầy! …
…Từ
khi trò lừa bịp của cậu Thủy đã bị phanh phui, giới Ma học biện bạch đủ điều
xảo trá, kể cả đe dọa bằng dây xích của nhà nước pháp quyền mà họ nghĩ có thể
quay về nhà nước kiểu Hegel, trong đó luôn lấy con ách chủ bài Phan Thị Bích
Hằng với những thành tích được cho là chứng thực với ảo tưởng người nghe, chỉ
có thể thừa nhận và tin tưởng chứ không được phủ nhận. Bây giờ con ách chủ bài
ấy đã bị lật tẩy hoàn toàn: Sự thật về những vụ tìm mộ đình đám của Phan Thị
Bích Hằng có liên quan đến những nhân vật chính trị mà giới Ma học thường mang
ra dọa cũng chỉ là trò Lý Thông cướp công Thạch Sanh ? Có đúng thế không ? Các
nhà Ma học nói gì thêm nữa đi ? (bài Từ chủ nghĩa
cộng sản khoa học sang chủ nghĩa cộng sản đồng bóng. Tranhung 09 ngày
05/12/2013).
Cách
đây khoảng 2400 năm, Trung Hoa có Ma học rồi, xin kể lại chuyện một ông quan
Thái Thú trị tội bọn đồng bóng. Đó là ông Tây Môn Báo, (thời Chiến quốc
Ngụy Văn Hầu 403 – 396 TCN).
Ngụy
Văn Hầu sai Tây Môn Báo làm Thái Thú trấn nhậm Nghiệp Quận. Đến nơi, ông thấy
cảnh tiêu điều xơ xác, dân chúng thưa thớt hốt hoảng. Tây Môn Báo hỏi thăm vài
người, họ bảo:
Nghiệp
Quận khổ vì Hà Bá cưới vợ!
Ông
ngạc nhiên hỏi:
-
Hà Bá cưới vợ ư ?
-
Hà Bá là thần sông Chương này. Thần rất thích vợ đẹp, mỗi năm bắt dân phải nộp
một thiếu nữ nhan sắc, thần mới cho mưa thuận gió hòa. Nếu không thần sẽ cho
bão lụt, dâng nước cuốn trôi nhà cửa.
Tây
Môn Báo hỏi:
-
Ai bày ra việc ấy?
-
Bọn đồng cốt và Tam lão (Tam lão là ba ông lão già làng có uy tín, thay mặt chính
quyền địa phương giải quyết việc làng). Dân làng ở đây rất sợ Hà Bá làm lũ lụt.
Bọn đồng cốt, tam lão, hào trưởng bắt dân phải nạp mấy trăm quan tiền cúng Hà
Bá cưới vợ. Mỗi năm chúng bắt đầu đi dạo, nhà nào có con gái thì chúng nói:
"Đáng làm vợ Hà Bá". Nhiều người sợ phải nạp tiền thật nhiều cho chúng,
nhà không tiền thì phải nạp con gái. Chúng chọn ngày tốt bắt kẻ xấu số kia đi
tắm sạch sẽ, mặc đồ đẹp cho ngồi vào thuyền cỏ đẩy ra giữa sông. Thuyền cỏ
chìm, thiếu nữ ấy cũng biệt tích. Nhiều người không tiền đành trốn đi. Nghiệp
Quận ngày càng thưa dân.
Tây Môn Báo nói:
-
Hà Bá đã thiêng như vậy, thì hôm nào tới ngày Hà Bá lấy vợ cho ta biết để hợp sức
mà cầu.
Đến
ngày đó Tây Môn Báo mặc triều phục ra bờ sông, thấy hào trưởng, đồng cốt, tam
lão và dân chúng cả ngàn kéo đến xem. Bọn tam lão đưa một bà đồng cốt đến, vẻ mặt cực kỳ kiêu ngạo, theo sau
chừng hai chục đệ tử, trang phục cực kỳ diêm dúa. (Hà Bá cưới vợ.
Thuật xử thế người xưa. Ngô Nguyên Phi).
Tây
Môn Báo bảo bà đồng:
-
Hà Bá là Phúc thần thì phải tìm một thiếu nữ cho đẹp mới được, coi cô gái này không
xứng. Phiền mụ xuống nói với Hà Bá rằng, vâng mệnh quan Thái thú đi tìm một
thiếu nữ nhan sắc sẽ nạp sau!
Tây
Môn Báo sai lính ném bà đồng xuống sông, ông ngồi im chờ đợi. Hồi lâu không thấy
gì, Tây Môn Báo nói:
-
Bà đồng này tuổi đã già không làm được việc, đi đã lâu mà không thấy trả lời. Các
đệ tử giục bà ấy lên cho ta!
Nói
xong bắt hai đệ tử nắm tay nhau nhảy xuống sông. Rồi ông cũng ngồi im như trước.
Một lúc, Tây Môn Báo lại nói:
-
Sao lại không thấy lên?
Rồi
sai hai đệ tử khác "đi giục", lại chê chậm, rồi lại bắt đi...
Tây
Môn Báo nói với Tam lão:
-
Họ là những người yếu đuối, ăn nói không rõ ràng. Phiền tam lão xuống nói cho minh
bạch.
Tam
lão không chịu đi. Tây Môn Báo hét:
-
Đi mau, rồi về nói lại cho biết!
Lính
lôi tam lão đẩy xuống sông. Mọi người khiếp sợ, Tây Môn Báo đứng chắp tay kính
cẩn đợi chờ, hồi lâu nói:
-
Tam lão cũng không xong việc. Phiền các hào trưởng vậy. Các hào trưởng cả sợ, vập
đầu lạy đến chảy máu.
-
Tây Môn Báo nói :
-
Nước sông cuồn cuộn, Hà Bá chỗ nào? Các ngươi hại không biết bao nhiêu thiếu nữ
vô tội ở vùng này. Phải đền mạng cho họ! Các hào trưởng vừa lạy vừa nói:
-
Chúng tôi bị đồng cốt lừa dối.
Tây
Môn Báo nói:
- Bà đồng chết rồi, từ nay kẻ nào nói Hà Bá cưới vợ ta sẽ trị tội. Còn bọn hào trưởng lấy của dân bao nhiêu thì phải trả lại cho đủ.
Từ
đó việc đồng cốt ở Nghiệp Quận mới dứt.
LỜI BÀN:
Đồng
cốt là một trong những việc mê tín của thời thượng cổ, thậm chí cho đến hôm nay
trên Việt Nam
nhiều nơi vẫn lén lút sinh hoạt. Chuyện cảm ứng chưa chắc đã không có nhưng nó
không sinh lợi cho nhân sinh…
Sử
nói: "Tây Môn Báo cho quân lính hợp với dân chúng đào 12 con rạch từ sông Chương
ra sông Hoàng Hà (cách nhau khoảng 120 km), nhờ vậy mà Nghiệp Quận không còn lũ
lụt nữa. Đến đời Vũ Đế đời Hán, các quan nói làm đường cho vua đi, ra lệnh lấp
các con kênh đó, dân chúng nổi lên phản đối, với khẩu lệnh "Phép tắc của
bậc tiên hiền để lại không được thay đổi". Nghiệp Quận từ đó trở thành khu
trù mật, dân cư sầm uất, là một trung tâm kinh tế lớn của Ngụy, nên người ta
gọi Nghiệp Quận là Nghiệp Đô". Tây Môn Báo là ông quan sáng suốt và mẫu
mực. Sử ký nói:
"Tây
Môn Báo cai trị Nghiệp Quận dân không dám dối"
(Theo
Thuật xử thế của người xưa . HÀ BÁ CƯỚI VỢ của Ngô Nguyên Phi).
Có
một ông quan ăn theo Tây Môn Báo là Đông Thức, về nhận chức ở Khả Bàng là một
tỉnh miền núi cao, nhiều hủ tục mê tín dị đoan tồn tại từ nhiều năm nay, không
ông quan cai trị nào trừ nổi, bởi thế bọn đồng cốt lộng hành, lợi dụng để ăn
trên, ngồi trốc.
Vừa
rồi có hạn hán mất mùa, bọn đồng cốt phao lên rằng phải có lễ hậu để cúng cho
hà bá mới mong mưa thuận gió hòa. Theo thông lệ, quan huyện bắt dân đóng góp,
rồi lập đàn cúng tế.
Đông
Thức …(thực hiện gần giống như ông Tây Môn Báo)…
…Nghe
lệnh truyền, đám lính xốc nách 1 đồng, 1 cốt lôi vào nội sảnh. Lúc sau hai bao
tải được lôi ra, giãy giụa dữ dội. Quan tỉnh Đông Thức phán :
Cho
1 vị xuống gặp Hà Bá trước …
Cả
bọn còn lại cuống cuồng quỳ mọp xuống, xin quan Tỉnh bãi cho việc lễ lạt hà bá.
Quan Tỉnh trưởng phẩy tay: - Thôi từ nay không lập đàn tế hà Bá nữa. Ngài có
lòng thương dân ắt có mưa thuận gió hòa, mà dân cũng phải dựa vào sức mình, chớ
ỷ lại các bậc thần linh.
Mọi
người lạy quan Tỉnh trưởng như tế sao.
Lúc
ra về, quan Canh nông tới bên quan Lễ nghi, hỏi nhỏ rằng: “Tôi biết sếp muốn
học ông Tây Môn Báo thời Chiến Quốc. Nhưng cái chuyện vứt đồng cốt xuống sông
thật hay là giả ?”. Quan Lễ nghi mới rỉ tai quan Canh nông : “Hai bao tải ấy là
hai gã trai làng có tài bơi lội, mà cái bao lại buộc hờ. Ông hiểu chứ ? “Hiểu
ra rồi! Cái mẹo nầy hẳn làm bọn đồng cốt mất mật. Và có lẽ cạch đến già” .
(theo HỌC ÔNG TÂY MÔN BÁO – Báo Nông nghiệp Việt Nam
27/4/2011).
“…một bà đồng cốt đến, vẻ mặt cực kỳ kiêu ngạo, theo sau
chừng hai chục đệ tử, trang phục cực kỳ diêm dúa. (Hà Bá cưới vợ.
Thuật xử thế người xưa. Ngô Nguyên Phi).
Đọc
đến câu nầy, tôi liên tưởng đến ngay các gương mặt Phan Thị Bích Hằng, Cậu
Thủy, Nguyễn Thị Điền Giáo chủ Hoàng Thiên Long … Rồi đến các nhà Đại Ma học Vũ
Thế Khanh, Giác Hải, Lê Lan, Vũ Thụy …
Quan
Thái thú Tây Môn Báo sức học bao nhiêu ? vào WIKIPEDIA không có, nhưng chắc
chắn là thua bà Nguyễn Thị Kim Ngân Ủy viên BCT, Phó Chủ tịch Quốc hội, thua
ông Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định, thua ông Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, nhưng
cách xử lý bọn Ma học thời ấy của Tây Môn Báo rõ ràng là khoa học, khéo léo và
tế nhị… đem lại ích nước lợi dân mà đến giờ người dân còn tôn kính.
Tỉnh
Bình Định rước bà Phan Thị Bích Hằng vào nhập vong, bà ta tiếp xúc, nói chuyện
thoải mái với song thân của Nguyễn Huệ, cả Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc … Vong phán
cái chi thì các quan tỉnh nghe theo răm rắp …cả việc rước một đoàn hát quan họ
từ Bắc Ninh vào hát quan họ cho Ngọc Hân công chúa xem … rồi bỏ ra hằng trăm tỷ
xây đền đài cho vua Quang Trung, rồi tiếp nhận Quyền trượng nữa kia! Trời ạ !
Rồi
cái răng lợn trong hộp sọ của ông Phùng Chí Kiên...
Rồi
ông Vũ Thế Khanh hỏi mọi người: Có ai biết mộ của Thánh Gióng ở nơi mô? Xây mộ
giả cho liệt sĩ cũng là nhân văn ! …
Bởi vậy nghe các nhà ngoại cảm nói họ có thể nói chuyện với linh
hồn bằng chính ngôn ngữ của người đang sống (lại còn nói chuyện bằng điện thoại
… hi … hi …) thì mình tin rằng đó là sự bốc phét, lừa bịp hoặc là những ngộ
nhận hoang tưởng của người mắc chứng tâm thần phân liệt mà thôi . . . và
Trong bài Lập mộ giả là “Việc làm rất nhân văn” của Thuận Phong : Đọc để biết
người ta có thể ngu xuẩn và vô đạo đức đến mức nào? Lời bình của Nguyễn Quang
Lập. Quê Choa .
Bà
Nguyễn Thị Kim Ngân, UV.BCT - PCT.QH, khi còn là Bộ trưởng Bộ Lao động và
Thương binh xã hội đã trao bằng khen cho 38 nhà ngoại cảm (ma học) vì có công …
gạt gẩm, lừa đảo. Tất nhiên, đến nay bà đã công khai trên báo chí rằng,
bà cảm thấy rất ân hận...
Ôi
! Liên Hiệp Khoa Học Công Nghệ Tin Học Ứng Dụng UIA, Viện Nghiên Cứu và Ứng
Dụng Tiềm Năng Con Người, Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người,
mấy năm qua quí vị đã xài bao nhiêu tiền thuế của chúng tôi rồi hả ? Chừng nào
Nhà nước đóng cửa các Trung Tâm Ma Học nầy? Hay là từ Chủ nghĩa cộng sản khoa
học chuyển sang Chủ nghĩa cộng sản đồng bóng luôn ? Để chúng dân thiên hạ khỏi
bàn luận nữa .
Ôi
sao mà nhớ, mà thương ông Tây Môn Báo, ông Trần Tế Xương quá!
6/12/2013.TK
Em Ngân là đệ tử ruột của Cốc chủ Chọng lú - Trưởng môn phái Lí luận ngoại cảm trung ương.
Trả lờiXóaVới khẩu hiệu: Giả mù-giả lú muôn năm!
Cảm ơn Tây Mon Báo, cám ơn Trịnh Phiêu Du!
Trả lờiXóa