Mấy hôm nay có 2
bài viết tâm huyết với Đảng.
-
Vài lời tâm huyết với ĐCS Việt Nam
của Trí Thức .
-
Đôi lời tâm huyết với Đảng của Nguyễn Minh Đào (VietStudies)
Hai
bài viết đều hay và cảm động, tôi có đôi lời xin bày tỏ với anh Nguyễn Minh Đào
– Tư Đào, nguyên cán bộ lãnh đạo tỉnh An Giang, vì tôi cũng là người An Giang.
Hình
như sau đó, tại cơ quan MTTQ tỉnh có sóng gió nổi lên, anh Tư Đào phải về Hội
Chữ Thập Đỏ Việt Nam nên anh Võ Phước Triệu lại phải lận đận, sau cùng nghĩ
việc, ra ngoài thuê chỗ cho mướn sách, truyện và làm báo mướn.
Cách
biệt mấy mươi năm, không ngờ gặp lại anh Tư Đào trên VietStudies của ông Trần
Hữu Dũng bài: Kỷ niệm vui buồn ở Thị xã Châu Đốc, viết về thời gian anh được tổ
chức phân công về làm Bí thư thị ủy thị xã Châu Đốc vào tháng 8/1983, thời kỳ
đất nước có nhiều khó khăn: miền Nam tập trung cải tạo công thương nghiệp và
cải tạo nông nghiệp quyết liệt. Rồi tiếp đến là “Giá – Lương – Tiền”….
Kế
đến là bài Đôi điều tâm huyết với Đảng cũng trên VietStudies.
Những
bài viết trên dưới dạng hồi ký: có vui, có buồn và có những sáng tạo, lách luật
pháp của nhà nước, đem lại lợi ích cho người dân địa phương, còn bài sau thì là
tâm tình, tâm huyết với Đảng …
Xin
phép anh Tư, trích anh để mọi người cùng xem : “… Thời gian tôi công tác ở
Châu Đốc, gia đình vẫn ở Long Xuyên, đi lại như con thoi Long xuyên – Châu đốc,
ngang địa phận huyện Châu Phú thấy cổng chào có câu đối đập vào mắt tôi như cái
gai: “Áo ấm, cơm no nhờ ơn Đảng – Nhà cao, cửa rộng có bác Hồ”. Không biết kẻ
nào ngu xuẩn trương câu đối đó lên vào thời điẻm nầy ? Thật là hài hước…”
Trong
thời điểm nầy, hẳn anh Tư còn nhớ: Phong trào rầm rộ và ầm ỉ là dân các tỉnh
miền Tây, TP.HCM đổ về Châu Đốc để mua cũng có, buôn lậu cũng có thuốc lá Samit
và vải Thái Lan (vải khúc), dọc theo các tuyến đường là các trạm kiểm soát thuế
cố định và lưu động của các huyện, thị xã … tại Châu Phú có một anh bộ đội mua
mấy sấp vải Thái Lan, bị bà Sáu Minh, trưởng Phòng thuế Châu Phú bắt, anh ta
năn nỉ xin lại không được, về đơn vị, anh ta mang súng AK trở lại tìm bà Sáu
Minh, nhưng không gặp (hay tin, bà Sáu Minh kịp trốn thoát), anh ta bắn chết
ba, bốn cán bộ của huyện Châu Phú. Vụ án nầy gây chấn động toàn tỉnh An Giang.
Sau đó bà Sáu Minh được chuyển sang công tác khác, vì sợ còn ở đó thì mạng của
bà ta không thọ.
Anh
viết: “… Trong lần đồng chí Đào Duy Tùng, UV BCT về thăm thị xã, tôi hứng
thú đưa tới Hợp Tác Xã để khoe. Sau khi nghe Chủ nhiệm HTX báo cáo qui trình xây
dựng và phương thức quản lý kiểu “khoán hộ”, đồng chí quay lại hỏi tôi: “Làm
như vầy thì tánh chất chủ nghĩa xã hội trong HTX đâu ?”. Lời nói của đồng chí
làm tôi cụt hứng, càng thêm e dè ! Nhưng vì trách nhiệm với đồng bào thị xã,
tôi không thể khoanh tay ngồi chờ phép mầu từ trên trời rơi xuống, thấy mình
phải làm gì đó ….! Một hôm về VP tỉnh ủy họp, tôi xin gặp riêng
đồng chí Lê Văn Nhung (Tư Việt Thắng), Bí thư TU, trong buổi chiều sau
giờ làm việc, tôi nói với đồng chí : “Anh Tư ơi ! Mình xây dựng chủ nghĩa xã
hội là đem lại hạnh phúc ấm no cho dân, nhưng mình làm kiểu nầy biết bao giờ
mới đạt được điều đó anh Tư ? Tôi thấy mình có lỗi với dân, dân tin mình, không
khéo mình đánh mất niềm tin của dân ….” Đồng chí Tư Việt Thắng nhìn tôi nét mặt
đượm buồn, chậm rãi nói : “Tôi cũng thấy vậy, nhưng tỉnh là cấp trực thuộc TW,
không thể làm trái nghị quyết, chỉ thị TW, Tư Đào ở cấp Huyện, thực tế thấy cần
phải làm gì cứ làm, nhưng phải khéo và từ từ thôi …”
Sao
mà khó thế anh Tư nhỉ ? Lúc còn tranh nhau từng mãnh đất với địch, xem cái chết
tợ lông hồng, chỉ mong giải phóng miền Nam, nay chánh quyền đã nắm trong tay,
xây dựng lại đất nước sau mấy mươi năm chiến tranh tàn phá, mà giờ làm những
điều tốt cho dân lại phải e dè, lo lắng…
Trong
bài Đôi điều tâm huyết với Đảng, anh nhắc 2 việc làm anh xúc động là :
-
Chiếc xe tải chở bia bị tai nạn ở Tam Hiệp – Đồng Nai, bị những người không có
lương tâm tranh nhau lượm hết.
-
Cô giáo ở Trà Vinh phải tự tử vì bị buộc tội oan “đốt lửa phỏng tay” cháu bé
học trò của cô.
Kế
đến là mở trang BVN và VietStudies gặp các tin bài về ông Lê Hiểu Đằng, nhà báo
Phạm Chí Dũng ly khai khỏi Đảng .
Anh
Tư Đào kính mến !
Vụ
xe bia và cô giáo tự tử là chuyện thường ngày ở Huyện nơi xứ Việt Nam
nầy, những chuyện lớn hơn như: Ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cùng ông Sầm Đức
Xương và … ép các cháu học trò bán dâm cho mình kìa, những chuyện nầy cũng
không ít.
Anh
còn nhớ: năm 2002 ở An Giang có vụ án cô Trương Thị Thanh Hương, giám đốc Công
ty Lương thực An Giang ra Tòa bị kết án tử hình vì làm thất thoát trên 51 tỷ
đồng (sau cô Thanh Hương được Chủ tịch nước ân xá còn chung thân). Thời gian
sau nầy thì sao? Vụ PMU 18, Vinashin, Vinalines ….từ mấy mươi nghìn tỷ đồng trở
lên cả anh Tư ạ! Tôi thấy thương cho cô Trương Thị Thanh Hương quá, suy ra con
số 51 tỷ không bằng con số lẽ các vụ án hiện nay...
Tại
sao Viện KSND tối cao đã 2 lần yêu cầu làm rõ dấu hiệu tham ô mà Huỳnh Thị
Huyền Như vẫn không bị truy tố tội tham ô. Vụ Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt
hơn 4.911 tỷ đồng xảy ra tại Vietinbank là vụ án lớn nhất lịch sử ngành ngân
hàng tính đến nay. Tuy nhiên xung quanh bản cáo trạng còn có 1 số ý kiến …(theo
Luật sư Trần Minh Hải. Công ty Luật Basico).
Trong
kỳ họp quốc hội vừa qua, cơn bão 15 (là cơn bão thường), do xả lũ hàng loạt của
các đập thủy điện, làm chết 41 người dân vô tội, anh có nghe câu trả lời của
ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương chứ ?
Anh
có đọc bài “Tứ trụ Vina – thụt két làm tăng nợ công của Tiến sĩ Trần Đình
Bá với số nợ công lên đến 72,5 tỷ USD chứ ?
Anh
nói: “Đã đến lúc sự bực bội đè nặng trong lòng, tôi muốn chọn con đường như
ông Lê Hiểu Đằng, ông Phạm Chí Dũng đang đi, nhưng tôi cố kềm chế, nén lòng chờ
đợi Đảng…
Mặt
đất dưới chân Đảng đang rung chuyển, tôi mong Đảng hãy kịp thời hành động, đừng
để quá muộn!” (Nguyễn Minh
Đào VietStudies ngày 06/12/13)
Anh
Tư Đào kính mến !
Tôi
biết có hai người cũng rất quí Đảng và yêu Đảng, họ cũng quyết hy sinh mạng
sống của mình cho Đảng là ông Trần Độ:
Nếu
tính công và chức vụ thì anh Tư chưa bằng Trung tướng Trần Độ thì phải! thế mà
hôm rồi trên mạng có đăng lại bức thư của ông Vũ Mão, Trưởng ban lễ tang ông
Trần Độ, kể lại việc ông bị cấp trên buộc làm Nghệ sĩ trong lúc ông đang là
Nghị sĩ qua việc đọc bài Điếu văn tiễn ông Trần Độ về bên kia thế giới và các
bài tường thuật lại ngày tang lễ hẳn anh cũng đã biết. Các lãnh đạo cao cấp đã
đối xử với một lão tướng tài cao, đức trọng, thuộc hàng khai quốc công
thần như thế đấy !
Thư
của nhà văn Lữ Phương gởi Trần Độ:
Anh
Trần Độ kính mến !
…………………………………………………………………..
Anh
không phải là một đảng viên bình thường vì anh đã thuộc vào thế hệ những người
cộng sản đã khuôn nắn nên bộ mặt đất nước ngày nay …
…Anh
gia nhập Đảng vào cái thời mà Đảng chưa hề có xôi, có thịt để mà chia, nếu có
một cái gì đó có ý nghĩa mà Đảng cho anh thì đó chỉ là cái lý tưởng cực kỳ tươi
đẹp để anh đi vào tù đày và chết chóc. Anh bảo vệ Đảng thì cũng chỉ là bảo vệ
cái lý tưởng bằng máu ấy. Chính là với lý tưởng ấy thái độ của anh là nhất
quán, trước đây Đảng đã có 1 thời đẹp đẽ thì bây giờ anh vẫn muốn Đảng giữ gìn
điều đẹp đẽ ấy ………
Anh
Độ kính mến !
Tôi
thuộc thế hệ những người đi sau anh bằng cả 1 cuộc chiến tranh và 1 cuộc cách
mạng, nhưng chia sẽ với anh hoàn toàn cái bi kịch của một sự chọn lựa bất toàn
và một sự thức tỉnh khó khăn. Tôi cũng đã từng bỏ tất cả để đi theo Đảng và
cũng dự định đi theo suốt một đời, nhưng rồi cũng như anh, tôi đã thất vọng
nhiều điều, chỉ khác hơn anh một chút, tôi đã tự ý bỏ Đảng từ lâu. Được tin anh
bị khai trừ, hiểu được tâm sự anh, tôi rất muốn chia buồn, nhưng suy từ kinh
nghiệm của mình, tôi thấy không chừng đó lại là điều may …
(Nhà
văn Lữ Phương : Thư gởi Trần Độ 07/02/1999 . Ông Lữ Phương có thời gian
dạy học ở trường trung học Thoại Ngọc Hầu Long Xuyên. Tết Mậu Thân ông vào chiến
khu, có gởi lại 1 tủ sách cho cô Sáu Trương Thị Việt Bích, nguyên trưởng phòng
Giáo dục TX Long Xuyên).
Ông
Trần Độ gởi nhà văn Lữ Phương :
……………………………………………………………….
Ngay
từ trang đầu của thư anh, tôi đã thấy anh đã hiểu rõ tâm can của tôi. Anh viết
rằng :”Nếu có 1 cái gì đó có ý nghĩa mà Đảng cho anh, thì đó là cái lý tưởng
cực kỳ tươi đẹp để anh đi vào tù đày và chết chóc thôi…Anh đã nói trúng tâm tư
của tôi …
Tôi
vẫn mơ ước có 1 sinh hoạt dân chủ thật sự, gạt bỏ mọi cấm kỵ, mọi khuôn phép,
bỏ qua những gì gọi là “vấn đề nguyên tắc” mà tổ chức nhiều cuộc hội thảo,
nghe hết những ý kiến ngược nhau rồi tổ chức tranh luận. Cuộc phát biểu
tranh luận phải được tổ chức trên các báo, phải cho xuất hiện những tờ báo độc
lập, có những cây bút độc lập đề xuất và tranh luận. Có những cuộc tranh luận
công khai và độc lập trên truyền hình.
Làm
như vậy để cả nước nghe, cả nước bộc lộ ý kiến của mình .
…………………………………………………………………..
Tôi
tin là thế, anh Lữ Phương ạ!
(Trần Độ. Nhật ký Rồng Rắn P.2, chương 3)
Anh
Tư Đào kính mến !
Đảng
đã không đối thoại với anh, đã từ chối anh, nhưng anh vẫn còn tha thiết với
Đảng, anh vẫn còn lo lắng cho số mệnh của Đảng, nên anh mới buồn mà ngồi
viết: “Đôi điều tâm huyết với Đảng” nầy. Tấm lòng nầy tôi nghĩ có nhiều người
biết, vì bài viết nầy rất nhiều trang, mạng đăng lại.
Tôi
có nhiều lần ngồi uống rượu, tâm sự với anh Út Đường (Nguyễn Minh Hừng, nguyên
PCT.UBND.TX Long Xuyên, GĐ Sở Tài chính, GĐ Sở Kế hoạch An Giang), anh Út Đường
thường nói : “Nhiều khi đa số chưa phải là
chân lý”, chú Thuấn mầy ạ ! Một câu nói buồn, thấm thía cuộc đời
…
Tin
mới nhất: Cháu Nguyễn Thị Phương Uyên bị buộc thôi học ở trường Đại học
Công Nghiệp Thực Phẩm -TP.HCM.
Xem
ra câu khẩu hiệu treo ở cổng chào huyện Châu Phú ngày nào (30 năm rồi) : “Áo ấm,
cơm no nhờ ơn Đảng / Nhà cao, cửa rộng có Bác Hồ” xem ra còn xa vời lắm anh Tư
ạ! Ngài Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã chẳng vừa nói: Hết thế kỷ này chưa chắc
nước ta đã có được Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện…
Kho của chủ nhà có những bài hay như thế này, 2 năm trôi qua vẫn còn nguyên tính thời sự. Lâu lâu bác nên lục lại, đưa lên trang nhất, có được không vậy?
Trả lờiXóa